Tổng hợp

Thềm lục địa là gì? Cách xác định phạm vi thềm lục địa theo Công ước 1982

 

Thềm lục địa là gì? Cách xác định phạm vi thềm lục địa theo Công ước 1982. Chế độ pháp lý của thềm lục địa. Phạm vi của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012.

Hiện nay, khái niệm thềm lục địa đã trở nên quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên không phải mọi vấn đề liên quan đến khái niệm này đã được sáng tỏ. Thềm lục địa là gì? Phạm vi thềm lục địa được xác định như thế nào? Thềm lục địa có phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia ven biển không?…

1. Thềm lục địa là gì?

Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 về thềm lục địa định nghĩa thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này và có ranh giới ngoài được xác định bởi hai tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn độ sâu: 200 m – một tiêu chuẩn ấn định;
  • Tiêu chuẩn khả năng khai thác – một tiêu chuẩn động, mâu thuẫn với tiêu chuẩn trên và chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật khai thác thềm lục địa của quốc gia ven biển. Nó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.

UNCLOS 1982 đã định nghĩa thềm lục địa pháp lý như sau: “Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Điều 76).

Như vậy, thềm lục địa pháp lý theo định nghĩa này bao gồm toàn bộ rìa lục địa (thềm lục địa tự nhiên, dốc lục địa và bờ ngoài của rìa lục địa). Ở nơi nào rìa lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý được mở rộng ra đến 200 hải lý. Ở nơi nào rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định bằng cách nối các điểm ở nơi mà bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ các điểm đó đến chân dốc lục địa, hoặc nối các điểm cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý. Tuy nhiên, dù được xác định như trên, giới hạn tối đa của thềm lục địa cũng không được vượt quá 350 hải lý hay không được cách đường đẳng sâu 2.500m quá 100 hải lý.

Đối với các đảo xa bờ của quốc gia ven biển, nếu thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế riêng, thì mới có vùng thềm lục địa riêng của các đảo đó.

2. Thềm lục địa tiếng Anh là gì?

Thềm lục địa – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Continental Shelf.

Thềm lục địa được hiểu trong tiếng Anh như sau :

“The continental shelf of a coastal state includes the seabed and the subsoil outside its territorial sea, over the entire natural extension of that country’s mainland territory to its outer shores. the continental edge, or coming to 200 nautical miles from the baseline used to calculate the territorial sea width, when the outer edge of that country’s continental edge is closer.”

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.

3. Chế độ pháp lý của thềm lục địa:

Theo quy định của Luật Biển năm 2012, chế độ pháp lý của thềm lục địa được quy định như sau:

1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.

2. Quyền chủ quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và qui định việc khoan nhằm bất kì mục đích nào ở thềm lục địa.

4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng kí kết theo qui định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào rìa ngoài của bờ lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra đến 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vậy thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Các đảo, quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam đều có lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa  riêng.

Thềm lục địa Việt Nam theo cấu tạo tự nhiên gồm bốn phần:

– Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ;

– Thềm lục địa khu vực miền Trung;

– Thềm lục địa khu vực phía Nam;

Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50km đã thụt sâu xuống hơn 1.000m, như vậy ở đây thềm lục địa mở rộng ra tới hải lý kể từ đường cơ sở.

4. Phạm vi của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012:

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một văn kiện quốc tế tổng hợp toàn diện bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia (có biển cũng như không có biển, phát triển hay đang phát triển) về nhiều việc như an nình, bảo vệ, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, giao thong liên lạc, nghiên cứu khoa học, công nghệ…. đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia cũng như đối với các vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyền tài phán quốc gia. Công ước cũng đã đặt ra trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình.

Công ước thể hiện sự cố gắng lớn của cộng đồng quốc tế để điều chỉnh tất cả các khía cạnh liên quan đến biển, tài nguyên biển và việc sử dụng biển, tạo nên một trật tự thế giới mới cho việc quản lý và sử dụng biển của nhân loại.

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 định nghĩa thềm lục địa như sau: “thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.

Tuy vậy, các khoản tiếp theo trong điều 76 của Công ước cũng quy định trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý, như đã nói ở trên, thì quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý, với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước và phù hợp với các kiến nghị của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II của Công ước.

Chế độ pháp lý của thềm lục địa được thể hiện qua các quyền của quốc gi ven biển. Đó là việc thực hiện quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa. Ngoài ra, quốc gia ven biển còn có quyền tái phán về nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa của mình; quyền đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa, quyền bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Các quốc gia khác có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa (điều 79), và cần được thỏa thuận của quốc gia ven biển.

Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là quan trọng nhất, thể hiện ở chỗ: Quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là “quốc gia ven biển không thăm dò hoặc không khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó (khoản 2 điều 77).

Quyền này tồn tại đương nhiên và ngay từ đầu, quốc gia ven biển không cần phải chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, và không cần phải tuyên bố.

Phù hợp với các quy định của Công ước, Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định: Thềm lục địa của Việt Nam là đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Kết luận: Định nghĩa trên đã nêu bật bản chất pháp lý của thềm lục địa và mở rộng thềm lục địa với những tiêu chuẩn kỹ thuật mới. Nó không những chỉ rõ khái niệm thềm lục địa, mà còn đưa ra các tiêu chí xác định thềm lục địa, bao gồm tiêu chí về địa chất và tiêu chí về khoảng cách. Đây là kết quả đấu tranh lâu dài (từ năm 1930 đến năm 1982) của các quốc gia và thực thể trong việc bảo vệ quyền khai thác chính đáng đối với thềm lục địa của mình.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button