Giáo dụcLớp 11

Thế nào là hệ số biến dạng? Hệ số biến dạng là gì?

Thế nào là hệ số biến dạng? Hệ số biến dạng là gì? Mời các em cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu chi tiết trong bài học hôm nay nhé. Hy vọng sẽ giúp các em học tập tốt môn Công nghệ lớp 11.

Thế nào là hệ số biến dạng?

Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

Có 3 hệ số biến dạng chính là: Hệ số biến dạng theo trục O’X’, hệ số biến dạng O’Y’, hệ số biến dạng O’Z’.

Câu hỏi trắc nghiệm: Hệ số biến dạng là?

A. Tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

B. Tỉ số giữa độ dài thực của đoạn thẳng với độ dài hình chiếu của đoạn thẳng đó trên trục tọa độ.

C. Tích giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án đúng:

Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo

Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo
Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo

Giả sử một vật thể có gắn hệ toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng và cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc lcn mặt phắng hình chiếu (p’) theo phương chiếu l (l không song song với (P’) và không song song với các trục toạ độ). Kết quả trên mặt phẳng (P’) nhận được một hình chiếu của vật thể và hệ toạ độ 0’X’Y’Z. Hình biểu diễn đó gọi là hình chiếu trục đo của vật thể.

Vậy hình chiếu trục đo là hỉnh biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.

Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân, các thông số cơ bản bằng bao nhiêu?

Hình chiếu trục đo vuông góc đều:

Là hình chiếu có phướng chiếu 1 vuông góc vói mp chiếu, có:

+ 3 hệ số biến dạng bằng nhau p = q = r = 1.

Bạn đang xem: Thế nào là hệ số biến dạng? Hệ số biến dạng là gì?

+ Góc trục đo X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’

b) Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Là hình chiếu có phướng chiếu 1 không vuông góc vói mp chiếu, mp toạ độ XOZ đặt song song với mp hình chiếu

Hệ số biến dạng p=r=1; q=0,5.

Góc trục đo X’O’Y’=Y’O’Z’=1350 X’O’Z’=900.

Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm gì?

Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm:

  • Là phướng chiếu 1 không vuông góc vói mp chiếu.
  • Trong HCTĐ xiên góc cân các mặt của vật thể đặt song song với mp toạ độ XOZ thì không bị biến dạng
  • Có 2 trong 3 hệ số biên dạng theo các trục đo bằng nhau p = r = 1; q = 0,5

Kiến thức bổ sung về hình chiếu và phép chiếu

Định nghĩa về hình chiếu và phép chiếu

Định nghĩa về hình chiếu và phép chiếu
Định nghĩa về hình chiếu và phép chiếu

Hình chiếu (3D projection) là hình biểu diễn 3 chiều của đối tượng lên mặt phẳng hai chiều. Yếu tố cơ bản tạo nên hình chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.

Hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên một đường thẳng chính là khoảng cách giữa hai đoạn thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước. Hình chiếu của một điểm là giao điểm của đường thẳng cho trước và đường thẳng tính từ điểm vuông góc.

Hình chiếu của vật thể bao gồm: Hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần.

Các loại hình chiếu

a. Hình chiếu thẳng góc

Đây là loại hình chiếu biểu diễn lại theo cách đơn giản nhất, hình dạng, kích thước của vật thể được bảo toàn và cho phép việc thể hiện hình dạng, kích thước vật thể được chính xác nhất

Mỗi hình chiếu thẳng góc sẽ chỉ có thể biểu diễn được hai chiều. Do vậy chúng ta cần phải dùng đến nhiều hình chiếu loại này để biểu diễn nhất là đối với những vật thể phức tạp. Có ba loại hình chiếu thẳng góc phổ biến đó là: Hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.

Thông thường dùng đến 3 hình chiếu là chiếu đứng (hướng chiếu từ mặt trước nhìn tới), chiếu cạnh (hướng chiếu từ bên cạnh bên phải nhìn sang trái) và chiếu bằng (hướng chiếu từ trên nhìn xuống), ngoài ra có thể dùng thêm 3 hình chiếu nữa là từ mặt sau nhìn tới, từ cạnh bên trái nhìn sang phải, từ đáy nhìn lên). Những chi tiết phức tạp hình chiếu còn thể hiện cắt một phần vật thể để biểu diễn rõ các chi tiết khuất lấp.

b. Hình chiếu trục đo

Hình chiếu dạng này có thể biểu diễn được cả ba chiều của vật thể lên mặt phẳng chiếu. Các tia chiếu sẽ tùy vào phương chiếu là vuông góc hay xiên góc. Theo sự tương quan của ba chiều, hình chiếu trục đo sẽ được phân ra các loại như sau:

– Hình chiếu trục đo vuông góc (Axonometric projection)

  • Hình chiếu trục đo vuông góc đều (Isometric projection) ba hệ số biến dạng theo ba trục bằng nhau
  • Hình chiếu trục đo vuông góc cân (Dimetric projection) hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau từng đôi một
  • Hình chiếu trục đo vuông góc lệch (Trimetric projection) ba hệ số biến dạng theo ba trục không bằng nhau

– Hình chiếu trục đo xiên góc (Oblique projection)

  • Hình chiếu trục đo xiên góc đều (Military projection)
  • Hình chiếu trục đo xiên góc cân (Cabinet projection)
  • Hình chiếu trục đo xiên góc lệch (Cavalier projection)

3. Hình chiếu phối cảnh (perspective projection)

Sử dụng phép chiếu xuyên tâm, các tia chiếu hội tụ về một điểm gọi là điểm tụ. Dựa vào số lượng điểm tụ mà chia ra hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ, 2 điểm tụ và 3 điểm tụ. Ngoài ra còn có hình chiếu phối cảnh Curvilinear perspective dùng khung cơ sở là mạng đường cong cho phép thể hiện cả hướng nhìn từ trên xuống (Bird’s-eye view) và hướng nhìn thấp từ dưới lên (Worm’s-eye view). Hình chiếu phối cảnh rút gọn khoảng cách Foreshortening khiến cho khoảng cách trông có vẻ gần hơn về hướng người xem.

Nếu hình chiếu từ trên, từ trái, từ dưới, từ phải và từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính như đã quy định ở hình trên thì chúng phải ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi, và trên hình chiếu liên quan phải vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn và kèm theo chữ ký hiệu.

Nếu các hình chiếu cơ bản đặt phân cách với hình biểu diễn chính bởi các hình biểu diễn khác, hoặc không cùng trên một bản vẽ với hình chiếu chính thì các hình chiếu này cũng phải có ký hiệu như trên.

Các phương pháp chiếu và cách bố trí các hình chiếu như hình trên gọi là phương pháp góc phần tư thứ nhất. Đây là phương pháp được sử dụng theo tiêu chuẩn của các nước châu âu và thế giới.

****************

Hy vọng thông qua bài học trên, các em đã biết được Thế nào là hệ số biến dạng? Hệ số biến dạng là gì?. Thầy cô chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button