Tổng hợp

Thành Cát Tư Hãn là ai? Tiểu sử về Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là ai?

Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà quân sự nổi tiếng nhất trong lịch sử, từng đưa đế quốc Mông Cổ đạt đến giai đoạn cực thịnh, làm bá chủ lục địa Á – Âu. Là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc.

Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trên khắp khu vực Á – Âu để bành trướng lãnh thổ đã đem lại sự thống nhất và phát triển giao lưu buôn bán, đồng thời ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo, cho phép tín đồ mọi tôn giáo được tự do hành đạo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng bởi sự tàn bạo với những người phản kháng. Thành Cát Tư Hãn bị nhiều dân tộc coi là hiện thân của sự tàn bạo, nhất là từ Trung Á, Đông Âu và Trung Đông (là những nơi đã từng bị quân đội Mông Cổ thảm sát hàng loạt). Theo một số ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giết hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm.

Thành Cát Tư Hãn là ai?
Thành Cát Tư Hãn là ai?

Tiểu sử về Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227) có tên là Thiết Mộc Chân, con của Dã Tốc Cai thủ lĩnh tộc người Kiyad. Khi Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi thì cha ông bị các người Tatar đầu độc mà chết. Không còn chỗ dựa, Thiết Mộc Chân phải lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, bị kẻ thù của cha săn đuổi.

Sau đó với sự giúp đỡ của những thủ lĩnh vốn là bạn của cha ông trước kia, Thiết Mộc Chân dần dần khẳng định được vị trí của mình. Năm 1206 ông thống nhất được các bộ tộc của Mông Cổ và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn. Ông là một nhà quân sự và một chính trị gia xuất sắc trong lịch sử Mông Cổ.

Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc.

Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trên khắp khu vực Á – Âu để bành trướng lãnh thổ đã đem lại sự thống nhất và phát triển giao lưu buôn bán, đồng thời ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo, cho phép tín đồ mọi tôn giáo được tự do hành đạo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng bởi sự tàn bạo với những người phản kháng. Ông bị nhiều dân tộc coi là hiện thân của sự tàn bạo, nhất là từ Trung Á, Đông Âu và Trung Đông (là những nơi đã từng bị quân đội Mông Cổ thảm sát hàng loạt).

Theo một số ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giết hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ.

Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy 32 chiến dịch lớn với 65 trận đánh, chinh phục được 31 triệu km2 đất đai, nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử. Ông tổ chức quân lính thành các đội mười người gọi là Arban, và họ sẽ là anh em của nhau. Mười đội họp thành một đoàn 100 người, gọi là zagun.

Một người trong số đó được bầu làm thủ lĩnh. Và như các gia đình lớn hợp lại thành dòng họ. Qua quân đội, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ hợp thành một. Cách xây dựng của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là rất “cấp tiến” đã khiến cho Mông Cổ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành khối thống nhất, giàu có và hùng mạnh.

Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân không bao giờ tin tưởng giới quý tộc, nên th ường cho quân đội giết sạch, và sử dụng những thành phần đối lập với tầng lớp quý tộc vào bộ máy cai trị nhà nước sau khi chiếm được các thành phố hoặc quốc gia trên thế giới. Và để hình thành đế chế của mình, quân Mông Cổ thường phá hủy toàn bộ thành phố và hệ thống thủy lợi của các vùng nông nghiệp xung quanh. Họ cũng thu nạp tất cả công nhân lành nghề, các nhà giáo dục, và gửi tới Mông Cổ hoặc bất cứ vùng đất nào họ cần.

Thành tựu của Thành Cát Tư Hãn

Tạo ra Đế quốc lớn nhất thế giới

Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân trải qua hai mươi mấy năm chinh chiến đẫm máu, đã thống nhất toàn bộ đại sa mạc thảo nguyên. Vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt con cháu của mình liên tiếp phát động chiến tranh quy mô lớn, khí thế mạnh như vũ bão, cuộn sạch cả đại lục Âu – Á. Trước sau có hơn bốn mươi quốc gia, hơn bảy trăm dân tộc đều quy phục đế quốc Mông Cổ.

Tại đại lục Âu – Á, trước sau hình thành 4 nước đại Hãn, chính là Kim Trướng Hãn quốc, Sát Hợp Thai Hãn quốc, Oa Khoát Thai Hãn quốc và Y Nhi Hãn quốc. Đế quốc Mông Cổ có bản đồ to lớn như vậy có thể nói xưa nay chưa có ai làm được. Theo tư liệu lịch sử ghi lại, lúc đó bản đồ trải rộng tới 30 triệu km2, hơn gấp ba lần bản đồ Trung Quốc hiện tại.

Tạo ra những cuộc Chiến tranh quy mô lớn nhất lịch sử

Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa đã dựa vào kỵ binh cơ động thần tốc mà nhiều lần tiến hành viễn chinh, lãnh thổ đã đi qua không thể đếm bằng số dặm mà chỉ có thể dùng vĩ độ để đo lường. Ông chỉ có 200 ngàn kỵ binh, mà đã phát động cuộc đại chiến xưa nay chưa từng có. Kinh tế, văn hóa sau chiến thắng cũng khá phát triển, có mấy chục triệu nhân khẩu, có hàng triệu đại quân nước Kim, Nam Tống và Khwarezm.

Người có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới

Trong lịch sử quân sự thế giới, Thành Cát Tư Hãn chính là thiên tài kiệt xuất. Ông đã kiến lập một đội quân có tố chất ưu tú cùng vũ khí tiến bộ ở hàng tốt nhất trên thế giới thời bấy giờ. Đội quân này ở trên thế giới có sức chiến đấu mạnh nhất và kỹ thuật cao nhất. Cả đời ông đã tham gia hơn 60 trận chiến mà không có lần nào thất bại. Ở Thành Cát Tư Hãn, mỗi lần va chạm tất chiến đấu, mỗi lần chiến đấu tất chiến thắng.

Bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn chinh chiến về phương Tây không chỉ mang theo quân đội của phương Đông, cũng mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn,… các văn minh Trung Nguyên cũng theo đó mà truyền về phương Tây. Đại quân Mông Cổ lần thứ nhất Tây chinh, đến sông Grand Morin ở phương Tây. Trong vòng 1 tháng, đại quân đã tạo ra trên trăm con thuyền, bình yên vượt qua sông Grand Morin.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, kỹ thuật chế tạo thuyền gồm 3 linh kiện lớn, bánh lái, kết cấu khoang bên trong và thiết bị rẻ quạt. Đại quân Tây chinh đem kỹ thuật tạo thuyền Trung Quốc lọt vào châu Âu, vì vậy đã tạo thuận lợi cho thời kỳ “Đại hàng hải” ở châu Âu vào thế kỷ 15. La bàn cũng đặt ra nền móng cho sự nghiệp hàng hải sau này, về sau góp phần mở ra thời kỳ “Đại hàng hải”, các quốc gia tiến hành mậu dịch quốc tế, dần dần giúp cho việc giao lưu tin tức được toàn cầu hóa.

Theo quân viễn chinh Mông Cổ, văn hóa, tôn giáo, kỹ thuật và thương phẩm mậu dịch đã xóa bỏ hàng rào giữa các châu lục, từ đó khiến việc giao lưu và lưu thông được an toàn. Đế quốc Mông Cổ kiến lập nên vùng tự do mậu dịch để đảm bảo cho sự thông thương hòa bình và tự do, cũng được gọi là hình thức ban đầu của thương mại toàn cầu hóa hiện nay.

Đế vương hiện thực hóa nền dân chủ sớm nhất

Sau khi Thành Cát Tư Hãn lên ngôi, đã khai sáng nền dân chủ, trong đó được đề cử là Khả Hãn, phàm là quyết sách của những vấn đề trọng đại đều tổ chức đại hội Khuruldai để quyết định. Đại hội Khuruldai nguyên là hình thức hội nghị đầu tiên do các thủ lĩnh bộ lạc liên minh tham gia, cũng chính là hội nghị bộ lạc.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn kiến lập đại đế quốc Mông Cổ, vì củng cố chính quyền, ông xác lập ‘Thiên hộ chế’, mở rộng quân đội, xây dựng “hình phạt chính trị”, ban bố bộ luật thành văn đầu tiên của Mông Cổ – “Đại Trát Tát”. “Đại Trát Tát” định hướng đế quốc Mông Cổ về chế độ dân chủ, các chức nội quan của đế quốc tuy rằng do thừa kế, nhưng dưới sự ước thúc của pháp điển, hoàn cảnh dân chủ của đế quốc đã vượt xa thời đại hoàng kim của nền chính trị dân chủ Hy Lạp Athens – chế độ dân chủ của thời đại Pericles (495 – 429 TCN).

Người giàu có nhất thế giới

Thành Cát Tư Hãn có thể được xem là người “giàu có nhất thế giới”. Vào thời đó, người Mông Cổ đã chiếm được hơn 30 triệu km2 đất đai, đại bộ phận của đại lục Âu – Á đều thuộc về bản đồ của đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lớn nhất trên thế giới.

Lúc Thành Cát Tư Hãn qua đời, đã phân chia thần dân và tài sản của đế quốc Mông Cổ cho mẹ, các thành viên anh em con cháu trong hoàng thất. Cả đời Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành vài chục lần đại chiến, vài trăm trận tiểu chiến, diệt bốn mươi nước, tài sản tích lũy được khó lòng tính hết được. Căn cứ tính toán của chuyên gia Nhật Bản, Thành Cát Tư Hãn là người giàu nhất trong lịch sử hơn một ngàn năm của nhân loại, những vật bồi táng trong huyệt mộ của ông, đủ để nuôi người Mông Cổ hiện đại trong 300 năm.

Đế vương được thờ cúng nhiều nhất

Trong các lễ tế Thành Cát Tư Hãn, cơ bản có thể phân làm đại lễ tế xuân, tế hạ, tế thu và tế đông, tế trăng và cúng tế thường ngày. Đại lễ tế xuân tức “Tra Kiền Tô Lỗ Khắc Tế” (cũng gọi là “Tế sữa tươi”), là lễ tế long trọng nhất theo mùa. Người dân từ bốn phương tám hướng tụ tập đến nơi đây, để làm lễ bái và thăm lăng tổ tiên, biểu đạt lòng tôn kính tự đáy lòng mình. Đại tế ao hồ vào mùa hè, ngày này phải dùng sữa của 81 con ngựa mẹ toàn thân lông trắng để cúng tế cửu thiên.

Đại lễ tế mùa thu được cử hành vào hoàng lịch ngày 12/8 là lễ tế cấm sữa. Lễ tế dây da của mùa đông là vào hoàng lịch ngày 3/10. Lúc Thành Cát Tư Hãn ra đời, từ khi cắt cuống rốn đến khi cuống rốn co lại và rụng đi, đều dùng dây da để băng bó phần eo lại, lễ tế dây da là để kỉ niệm sự việc này.

Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình.

Tầm ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn
Tầm ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

Thành Cát không phải là tên thật

Người đàn ông sau này trở thành “Đại Hãn” của dân tộc Mông Cổ được sinh ra bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162. Ban đầu ông được đặt tên là Thiết Mộc Chân (Temujin), có nghĩa là “sắt thép” hoặc “thợ rèn”.

Mãi đến năm 1206 ông mới mang cái tên khủng khiếp Thành Cát Tư Hãn. Khi đó ông được phong làm lãnh đạo của người Mông Cổ tại một cuộc họp bộ lạc có tên là “kurultai”.

Thuật ngữ Hãn (Khan) là danh hiệu truyền thống dùng để chỉ “thủ lĩnh” hoặc “người thống trị”. Còn về cái tên “Thành Cát Tư” (Genghis) thì các sử gia vẫn chưa rõ nguồn gốc.  Từ này có thể nghĩa là “đại dương” hoặc “chính nghĩa”. Trong ngữ cảnh của nhân vật này, từ này thường được dịch thành “đấng cai trị tối cao/toàn cầu”.

Tuổi thơ dữ dội

Từ tấm bé, Thành Cát đã bị buộc phải đấu tranh sinh tồn một cách khắc nghiệt trên thảo nguyên Mông Cổ. Cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc khi ông lên 9. Bộ lạc của ông sau đó đã đuổi gia đình của ông đi và khiến cho mẹ ông phải một thân một mình nuôi 7 đứa con.

Lớn lên, Thành Cát Tư Hãn phải đi săn bắn và hái lượm để kiếm ăn. Đến tuổi vị thành niên, ông có lẽ còn phải sát hại cả một người anh em cùng mẹ khác cha trong một vụ tranh giành miếng ăn.

Thời thanh niên, các bộ tộc đối thủ thậm chí còn bắt cóc ông và người vợ trẻ của ông. Thành Cát sau đó phải sống như nô lệ trước khi thực hiện một cuộc đào tẩu táo bạo.

Bất chấp những khó khăn thuở đầu, ở độ tuổi trên 20, ông đã khẳng định được vị thế của mình là một chiến binh và thủ lĩnh đáng gờm.

Sau khi tập hợp được một đội quân những người ủng hộ, Thành Cát bắt đầu xây dựng liên minh với người đứng đầu các bộ lạc quan trọng. Vào năm 1206 ông đã củng cố thành công các liên minh thảo nguyên dưới ngọn cờ Thành Cát. Giờ đây ông bắt đầu chuyển hướng chú ý sang chinh phục ở bên ngoài.

Không có ghi chép rõ ràng nào về ngoại hình của Thành Cát

Dù Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật rất có ảnh hưởng, người ta chỉ biết rất ít về cuộc sống riêng tư của ông và thậm chí cả ngoại hình của ông nữa.

Hiện không còn bức chân dung hay điêu khắc nào về Thành Cát Tư Hãn từ thời đó tồn tại đến bây giờ. Những thông tin ít ỏi mà giới sử gia có được về ông thì lại thường mâu thuẫn với nhau hoặc không đáng tin cậy.

Đa số các ghi chép đều mô tả ông là một người cao, khỏe với mái tóc dài và bộ ria rậm.

Có lẽ mô tả gây ngạc nhiên nhất là của sử gia Ba Tư thế kỷ 14 Rashid al-Din. Theo người này, Thành Cát Tư Hãn có tóc đỏ và mắt xanh. Tuy nhiên ghi chép của al-Din có thể không đáng tin cậy lắm vì ông chưa bao giờ gặp trực tiếp Đại Hãn. Tuy nhiên những đặc điểm này không phải là chưa từng được nói tới trong cộng đồng Mông Cổ.

Một số vị tướng thân tín nhất của ông lại là cựu thù

Đại Hãn rất giỏi phát hiện người tài. Ông thường thăng chức cho các chỉ huy quân sự dựa trên trình độ và kinh nghiệm của họ hơn là dựa trên đẳng cấp, gốc gác hay việc họ trung thành với ai trước đây.

Một trường hợp kinh điển về niềm tin mà Thành Cát Tư Hãn đặt vào tài năng thực sự của con người là sự việc diễn ra vào năm 1201 trong một trận đánh với bộ tộc Taijut đối địch. Trong trận đó, Thành Cát suýt chết sau khi ngựa chiến của ông bị bắn hạ từ phía sau bằng một mũi tên. Khi ông nói chuyện với các tù binh Taijut và yêu cầu họ nói người nào đã bắn tên, một tù binh can đảm đứng dậy và thừa nhận mình là cung thủ. Ấn tượng mạnh trước sự gan dạ của cung thủ này, Thành Cát đã bổ nhiệm anh ta làm chỉ huy trong quân đội của mình. Sau này Thành Cát đặt cho anh ta biệt danh “Triết Biệt (Jebe)” (có nghĩa là mũi tên) nhằm kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa 2 người trên chiến trường.

Cùng với viên tướng nổi tiếng Tốc Bất Đài, Triết Biệt sau này trở thành một trong các tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của người Mông Cổ trong quá trình chinh phục châu Á và châu Âu.

Trị tận gốc

Thành Cát Tư Hãn thường trao cho các vương quốc khác một cơ hội quy phục đế chế Mông Cổ một cách hòa bình. Song ông cũng không ngần ngại dùng lưỡi gươm để trấn áp không thương tiếc bất cứ lực lượng nào dám chống lại ông.

Một trong các chiến dịch trả thù nổi tiếng nhất của ông là vào năm 1219, sau khi vua của Đế chế Khwarezmid phá vỡ một hiệp ước với người Mông Cổ.

Ban đầu, Thành Cát Tư Hãn đã đề xuất với vị vua của Khwarezmid một thỏa thuận thương mại có giá trị cao liên quan tới việc trao đổi hàng hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Nhưng khi các sứ giả của ông bị sát hại, vị Đại Hãn Mông Cổ đã nổi cơn thịnh nộ và đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh của đội quân Mông Cổ. Cuộc chiến sau đó đã khiến hàng triệu người bỏ mạng, và vương quốc Khwarezmid (ở Ba Tư) đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thế nhưng Đại Hãn không chịu dừng lại ở đó. Nối tiếp chiến thắng trên, Thành Cát Tư Hãn quay trở lại phía đông và phát động chiến tranh nhằm vào người Đảng Hạng của quốc gia Tây Hạ – những người không tuân lệnh Thành Cát Tư Hãn yêu cầu cấp quân cho ông xâm lược Khwarizm.

Sau khi đánh bại các lực lượng Đảng Hạng và tàn phá kinh đô của họ, Đại Hãn hạ lệnh hành quyết toàn bộ hoàng gia Đảng Hạng để trừng phạt việc họ dám thách thức ông.

Chịu trách nhiệm về cái chết của 40 triệu người

Mặc dù không thể biết chắc chắn có bao nhiêu người đã thiệt mạng trong thời kỳ chinh phục của Mông Cổ, nhiều sử gia ước tính con số này vào khoảng 40 triệu người.

Con số thống kê từ thời Trung Cổ cho thấy dân số Trung Quốc sụt giảm hàng chục triệu người trong thời kỳ Đại Hãn còn sống. Các học giả ước tính ông ta có thể đã giết chết một lượng người bằng 3/4 dân số Iran ngày nay trong cuộc chiến với đế chế Khwarezmid. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm giảm dân số toàn thế giới (thời đó) đi 11%.

Tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn vang danh lừng lẫy
Tên tuổi của Thành Cát Tư Hãn vang danh lừng lẫy

Khoan dung với các tôn giáo khác nhau

Không như nhiều vị xây dựng nên các đế chế khác, Thành Cát Tư Hãn chấp nhận sự đa dạng trong các lãnh thổ mà ông mới chinh phục. Ông đã thông qua các đạo luật thừa nhận tự do tôn giáo cho tất cả mọi người và thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng.

Sự khoan dung này có một ý nghĩa chính trị – Đại Hãn biết rằng các chủ thể của đế chế nếu hạnh phúc thì họ sẽ ít khi nổi loạn. Nhưng vấn đề không chỉ vậy. Bản thân người Mông Cổ có một thái độ tự do đặc biệt đối với tôn giáo.

Thành Cát Tư Hãn và nhiều người Mông Cổ khác tôn thờ thần trời, gió và núi. Bản thân Thành Cát Tư Hãn rất tin vào yếu tố tâm linh. Người ta kể rằng ông đã cầu nguyện trong lều của mình trong nhiều ngày trước các chiến dịch quan trọng. Ông thường gặp gỡ với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau để trao đổi chi tiết về niềm tin của họ.

Khi về già, Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn cho vời thủ lĩnh đạo Lão là Qiu Chuji đến trại của mình. Hai bên sau đó đàm đạo rất lâu về sự bất tử và triết lý.

Tạo ra một trong các hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên

Cùng với cung tên và ngựa, vũ khí mạnh nhất của Mông Cổ có thể là mạng lưới liên lạc rộng khắp của họ.

Một trong các sắc lệnh sớm nhất của Đại Hãn là về việc hình thành một dịch vụ đưa tin bằng ngựa, có tên gọi là “Yam”.

Dịch vụ này bao gồm một chuỗi các chú ngựa và trạm bưu chính được tổ chức chặt chẽ trải rộng trong đế chế Mông Cổ. Những người cưỡi ngựa này có thể đi xa tới 322 km mỗi ngày.

Hệ thống nói trên cho phép chuyển hàng hóa và thông tin với tốc độ nhanh chưa từng có tiền lệ. Ngoài ra hệ thống đó còn đóng vai trò tai mắt cho Đại Hãn.

Nhờ có Yam, Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng theo kịp với các diễn biến quân sự – chính trị và duy trì liên lạc với mạng lưới gián điệp và do thám. Yam cũng có vai trò bảo vệ các quan chức và nhà buôn nước ngoài trong quá trình đi lại.

Không ai biết ông chết như thế nào và được chôn ở đâu

Trong tất cả những bí ẩn quanh cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn, có lẽ mối quan tâm lớn nhất là ông này đã chết ra sao.

Chính sử nói rằng ông chết vào năm 1227 do các vết thương sau một cú ngã ngựa. Các nguồn khác thì đưa ra một danh sách các nguyên nhân từ sốt rét cho đến vết thương vì mũi tên bắn vào đầu gối.

Dù Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào thì ông cũng đã hết sức công phu trong việc giữ bí mật nơi an nghỉ của mình.

Theo truyền thuyết, đám rước tang lễ của ông đã thảm sát tất cả những ai họ gặp trên đường rồi phi ngựa liên tục qua mộ của ông để xóa các dấu vết. Lăng mộ của ông nhiều khả năng nằm ở trên hoặc xung quanh một ngọn núi Mông Cổ có tên gọi là Burkhan Khaldun. Nhưng cho đến ngày nay người ta vẫn không biết đích xác vị trí mộ của Thành Cát Tư Hãn.

Hạn chế ký ức về Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ

Thành Cát Tư Hãn được xem là một anh hùng dân tộc và người cha sáng lập ra quốc gia Mông Cổ. Nhưng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Liên Xô trong thế kỷ 20, người ta đã cấm đề cập đến tên ông.

Đến đầu thập niên 1990, Thành Cát Tư Hãn được khôi phục trở lại trong lịch sử Mông Cổ.

Tên của Thành Cát Tư Hãn được đặt cho sân bay chính của Mông Cổ ở thành phố Ulan Bator. Chân dung của ông cũng xuất hiện trên đồng tiền Mông Cổ.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Thành Cát Tư Hãn là ai? Tiểu sử về Thành Cát Tư Hãn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button