Tổng hợp

Thạch tín là gì? Đặc điểm và tác dụng

Thạch tín là một chất được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một chất độc có thể gây ra rất nhiều mối nguy cho sức khỏe con người. Vậy Thạch tín là gì? Đặc điểm và tác dụng của thạch tín như thế nào? Trong bài viết sau đây, trường THPT Ngô Thì Nhậm cung cấp đến các bạn câu trả lời cho câu hỏi nêu trên, xin mời các bạn cùng tham khảo.

Thạch tín – asen là gì?

Thạch tín là gì? Thạch tín còn có tên gọi khác là asen, ký hiệu hóa học As, số nguyên tử là 33. Đây Là chất có thành phần chủ yếu là oxit của asen, công thức hóa học là As2O3 và As2O5.

Thạch tín là một hóa chất bán kim loại tự nhiên, có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Chất này là thành phần chính của lớp trầm tích nên có vai trò vô cùng quan trọng với vỏ trái đất.

Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy thạch tín trên bề mặt nước hay tầng nước ngầm… Thậm chí, thạch tín còn có thể tồn tại ở cả trong không khí, trong lòng đất và thực phẩm.

Khoa học đã chứng minh đây là một loại dược liệu có khả năng điều trị bệnh hen suyễn, giang mai, các bệnh ngoài da… Tuy nhiên, song song với đó, thạch tín cũng rất dễ thâm nhập vào cơ thể con người và gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Asen- vua của các loại độc

Asen- vua của các loại độc

Thành Phần Hóa Học Của Thạch tín

Thân hoa có thành phần chính là As2O3, có thể lẫn các tạp chất như sắt (Fe), sulfua (S).

Độc sa có chứa khoảng 34,3% sắt; 46% asen; 19,7% sulfua, coban, niken, stibi, vàng (chỉ 1 số ít có chứa vàng).

Trong hùng hoàng chứa phần lớn là asen (khoảng 70,1%) và sulfua (29%). Có tác giả cho rằng hùng hoàng có công thức là As2S3 nhưng cũng có tài liệu ghi là As2S2.

Bạn đang xem: Thạch tín là gì? Đặc điểm và tác dụng

Phê sương chỉ chứa As2O3 nguyên chất.

 

Tính chất vật lý của Asen

Đây là một chất tan dễ dàng trong nước. Khác với asen nguyên chất và oxit của nó, thạch tín là một chất không màu, không mùi, dễ tan trong nước và có thể làm đổi màu quỳ tím.

Asen có nhiều dạng thù hình, có màu sắc khác nhau, có loại có màu trắng như thiếc hoặc màu xám bạc, khá giòn.

Nguyên liệu này đã được nhà nghiên cứu người Đức – Albertus Magnus tìm thấy vào năm 1250 có Trọng lượng nguyên tử là: 74.92160; Mật độ: 5.776 gram; Điểm nóng chảy là 817 độ C.

Phân loại thạch tín

Thạch tín được chia làm 2 loại chính đó là: hữu cơ và vô cơ.

Thạch tín hữu cơ: thường tìm thấy nhiều trong mô thực vật,  thịt động vật. Đối với cơ thể người thì không hề gây hại. Đây là các hợp chất có chứa nguyên tử asen như axit 4-hidroxy-3-nitrobenzenearsonic.

Thạch tín vô cơ: Asen vô cơ thường tồn tại dưới dạng hòa tan trong đất đá hoặc nước. Loại này thường có hai loại chính có tên gọi là và arsenit và arsenate. Là nguyên tử asen ở dạng kim loại tinh khiết hoặc  hợp chất asen không có liên kết với gốc carbon.

Theo các chuyên gia, thạch tín được xem là con dao hai lưỡi. Vì khi ở trạng thái nguyên chất hay còn gọi là  hữu cơ chúng khá lành tính và không độc hại.

Tuy nhiên, khi bị biến đổi sang dạng hợp chất vô cơ, kim loại này cực độc, chất độc trong thạch tín vô cơ được nghiên cứu là cao gấp 4 lần thủy ngân. Asen chính là hóa chất được Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) xếp vào nhóm đầu tiên trong bảng chất độc gây ung thư.

Arsenic sẽ biến đổi như thế nào khi vào môi trường?

Arsenic được tìm thấy tự nhiên ở trong đất cùng các khoáng chất để đi vào không khí, nước và đất qua gió bụi. Hoặc chúng có thể vào nước từ các dòng chảy ngầm hay thiết bị lọc nước.

Arsenic không bị phân hủy trong tự nhiên, nó chỉ có thể chuyển thành một dạng khác mà thôi.

Rất nhiều phức hợp của Arsenic có thể phân hủy trong nước, hầu hết chúng trong nước đều lắng đọng trong đất cặn.

Cách ứng dụng của thạch tím

Thạch tím được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và y tế.

  • Trong công nghiệp: Thạch tín được hợp kim với chì tạo thành kim loại bền và cứng. Ngoài ra, bột thạch tín cũng được sử dụng để làm đạn, các loại pin, đồ thủy tinh,… Một ứng dụng khác là thạch tín còn được sử dụng trong pháo hoa hoặc làm chất pha tạp cho các thiết bị trạng thái rắn như bóng bán dẫn. Ứng dụng nhiều như vậy, nhưng do As chứa chất độc mạnh cộng với sức ép từ Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), mọi nơi đều ngưng sử dụng hợp chất này.
  • Trong nông nghiệp: Dùng để bảo quản gỗ, ngăn thối rữa bên trong gỗ, làm thuốc trừ sâu… Năm 1940, Thạch tín được sử dụng làm chất bảo quản gỗ, ngăn ngừa thối rữa trong gỗ. Năm 1980: Dược liệu này được sử dụng để làm thuốc trừ sâu, nhằm tiêu diệt sâu bọ gây hại mùa màng. Nhưng vì có tính độc hại, nên năm 2003, các loại thuốc diệt mối, thuốc trừ sâu…có chứa Asen đã được các nhà sản xuất tự nguyện ngưng sản xuất bởi tác động xấu đến sức khỏe.
  • Trong y tế: Asen đã được biết đến như một tác nhận trị liệu bệnh vào khoảng thế kỷ 4 TCN, được người dân Hy Lạp cổ đại dùng để điều trị lở loét hoặc sử dụng để làm rụng lông. Vào năm 1786, bác sĩ người Anh – Thomas Fowler đã nghiên cứu và ứng dụng thạch tín vào một số loại thuốc bổ, thuốc giúp điều trị các bệnh như: Bệnh thiếu máu, đau đỏ mắt, bệnh bạch cầu, bệnh vẩy nến, hen suyễn, bệnh bạch cầu… Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện thuốc chứa thạch tín làm suy giảm lượng tế bào bạch cầu ở người bình thường sau quá trình sử dụng thuốc. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nên các nhà nghiên cứu đã loại bỏ thạch tín trong điều chế thuốc trị bệnh.

Tuy nhiên, vì thạch tín gây ra các tác động xấu cho sức khoẻ nên nhiều nhà sản xuất đã ngưng sử dụng chất này trong sản xuất.

Những tác hại của thạch tím với cơ thể con người

Asen là một chất vô cùng độc hại, chúng ta có thể bị nhiễm chúng khi sử dụng nước, thực phẩm hoặc lây nhiễm qua không khí.

Có rất nhiều nguy cơ có thể gặp phải khi bị ngộ độc thạch tín, nhiễm thạch tín lâu ngày. Thời gian và độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào nồng độ và lượng nước nhiễm thạch tím mà người đó uống vào cơ thể.

Các triệu chứng khi cơ thể mới nhiễm thạch tín

Khi tiếp xúc với asen nồng độ cao trong nước, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng:

  • Đau dạ dày.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Suy yếu chức năng thần kinh.
  • Tê bỏng ở bàn tay và bàn chân

Đặc biệt, thạch tín cũng có thể gây ra những thay đổi trên da mà bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường. Các dấu hiệu đó là da xuất hiện đốm đỏ, phát ban, đặc biệt là các đốm sậm màu, tăng trưởng như mụn cóc, các đốm xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay và bàn chân.

Các triệu chứng khi cơ thể nhiễm thạch tín trong thời gian dài

Nếu bạn sử dụng nguồn nước có nồng độ asen thấp, các vấn đề sức khỏe sẽ không được biểu hiện ngay mà phát triển tiềm tàng rồi bùng phát sau vài năm.

Sự tiếp xúc lâu dài với nước chứa thạch tín có thể làm hình thành các bệnh ung thư như ung thư da, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thận, bàng quang…

Có thể thấy, dù những căn bệnh này không xuất hiện tức thời nhưng những hậu quả mà chúng gây ra lại vô cùng nghiêm trọng.

Các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thạch tín

1. Chỉ sử dụng nguồn nước sạch, an toàn

Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự tiếp xúc với thạch tín. Chúng ta chỉ sử dụng nguồn nước đã được nhà nước cho phép và ngay lập tức ngừng sử dụng nguồn nước nếu như nghi ngờ bị nhiễm bẩn.

2. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Những ai sống ở những nơi có nguy cơ cao tiếp xúc với chất độc này nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm độc mãn tính.

3. Mặc trang phục bảo hộ nếu tiếp xúc với môi trường asen

Việc mặc các trang phục bảo hộ đầy đủ là hoàn toàn cần thiết để tránh tiếp xúc với thạch tín. Nên tắm rửa, thay quần áo sau khi rời khỏi nơi làm việc.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thạch tín

Không được tự ý dùng Thạch tín và phải sử dụng thật cẩn thận theo chỉ định của thầy thuốc có chuyên môn do đây là dược liệu rất độc.

Nếu có dấu hiệu nhiễm độc Thạch tín cấp tính (đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phân có các hạt và lẫn máu, khó nuốt, khô miệng, mất nước, bí tiểu, hạ thân nhiệt và huyết áp, chuột rút, co giật), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Cần chú ý các biểu hiện nhiễm độc Thạch tín mạn tính như sau: Dày sừng từng điểm nhỏ ở lòng bàn tay/bàn chân, các đốm thô ráp trên bề mặt da, các chấm nhạt màu giữa một vùng da bị tăng sắc tố sạm màu, tổn thương các niêm mạc (viêm lợi, viêm họng..), viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, giảm bạch cầu… Khi này, nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhanh chóng điều trị.

Thạch tín là một trong những loại dược liệu giúp điều trị một số bệnh hiệu quả, nhưng không nên chủ quan vì hoá chất này còn được mệnh danh là “vua của chất độc”, vì thế không nên tự ý mua và sử dụng.

Cách loại bỏ thạch tím ra khỏi nguồn nước sử dụng

Bộ Y tế đã đưa ra tiêu chuẩn đối các thành phần có mặt trong nước uống. Theo đó, ngưỡng an toàn của nồng độ thạch tín là là 0,01 mg/1 lít nước. Khi nồng độ này vượt quá ngưỡng cho phép, nước sẽ không đảm bảo an toàn để sử dụng.

Loại bỏ asen trong nước bằng nhiều cách

Loại bỏ asen trong nước bằng nhiều cách

Vậy làm thế nào để xử lý để loại bỏ triệt để nồng độ chất asen có trong nguồn nước mà bạn sử dụng? Biện pháp hữu hiệu nhất mà bạn có thể áp dụng đó là sử dụng các loại máy lọc nước RO Karofi công nghệ cao

Các loại máy lọc RO hiện đại của Karofi được trang bị hệ thống lõi lọc có kích thước khe hở siêu nhỏ và màng lọc cao cấp nhập khẩu có khả năng loại bỏ mọi tạp chất có trong nước (nước giếng khoan, nước máy), bao gồm cả thạch tín.

Video về Thạch tín là gì? Đặc điểm và tác dụng

https://www.youtube.com/watch?v=h21H9gri_vQ

Kết luận

Vậy là các bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong những thông tin về Thạch tín là gì? Đặc điểm và tác dụng của thạch tín như thế nào, cũng như các tính chất, ứng dụng và tác hại của nó. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết, hãy truy cập vào trang web của trường THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu nhiều thông tin, bài viết bổ ích và thú vị khác nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button