Giáo dụcLớp 4

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu về địa phương, tuần 20

tap lam van luyen tap gioi thieu dia phuong

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu về địa phương

1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đang xem: Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu về địa phương, tuần 20

a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên

* Gợi ý:

a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn

b. Kể lại những nét đổi mới của Vĩnh Sơn:
Người dân xã Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa nước, 2 vụ một năm với năng suất cao. Đời sống của bà con được cải thiện rõ rệt, không chỉ đủ ăn mà còn có lương thực để chăn nuôi. Xã VĨnh Sơn còn phát triển nghề nuôi cá, có nhiều hồ nuôi cá có sản lượng cá lớn, cá được người dân chở ngược về xuôi bán. Nhờ những đổi mới, phát triển kinh tế, đời sống của bà con cũng được cải thiện, hầu hết các hộ có điện dùng, nhiều hộ có phương tiện nghe nhìn, xe máy. Năm học 2000-2001 học sinh được đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.

2. Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.

* Gợi ý:

Bài tham khảo 1:

Quê em ở Ninh Hòa, nơi có làng nghề truyền thống sản xuất đồ mỹ nghệ làm từ lá băng buông, dây chuối, tre nứa. Trong mười lăm năm nay, ngành thủ công mỹ nghệ quê em thực sự chuyển mình, phát triển rất mạnh trong đời sống nhân dân.

Khởi nguồn từ một hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã Mỹ Nghệ Ninh Hòa đã làm được chuyện lớn. Nắm vững nguồn nguyên liệu từ cây lá rừng: lát băng buông, tre nứa, tàu lá chuối, bẹ chuối, hợp tác xã Mỹ Nghệ cử xã viên đến các cơ xưởng lớn trong và ngoài nước để nghiên cứu việc sản xuất đồ tiểu thủ công từ các nguyên liệu nói trên. Thế là: nón lát, giỏ lát, làn hoa, đệm…., làm từ các nguyên liệu lá ra đời và ngày càng được phát triển một cách tinh xảo, nghệ thuật.

Có khá nhiều gia đình xã viên giàu lên nhờ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Mọi người trong huyện đều đăng kí nhận nguyên liệu của hợp tác xã và gia công tại nhà ngoài nghề nghiệp chính của gia đình họ. Hợp tác xã đã đem lại cho người dân quê em một việc làm phụ ổn định, có thu nhập tốt, nâng cao đời sống hằng ngày.

Ngoài việc thêm thu nhập, nhờ nghề tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ, nghề phụ này là một môn học rèn luyện sự khéo léo, tính kiên trì sáng tạo của con người. Nó giáo dục cho người dân tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu lao động và yêu cuộc sống. Em rất thích ngắm nhìn đôi bàn tay của người dân quê em khi họ đan nón, thắt giỏ. Em tự hào quê em là một trong những nơi nổi tiếng sản xuất hàng mỹ nghệ.

* Bài tham khảo 2:

Quê em  thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều, lụt lội liên miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực.

Em còn nhớ cách đây hai năm lúc em còn là một học sinh lớp một. Ngôi trường mà chúng em học là một dãy nhà tranh vách đất, bàn ghế cũ nát. Thế mà giờ đây, cũng tại địa điểm ngôi trường cũ, hai dãy nhà ba tầng được kiến trúc theo chữ L mọc lên, khang trang, hiện đại. Bàn ghế hai chỗ ngồi bóng láng còn thơm mùi véc ni thay thế cho kiểu bàn năm chỗ ngồi. Sân trường được tráng xi măng phẳng lì với những hàng cây xanh mát rượi. Đường làng được mở rộng, nâng cấp, trải nhựa đen bóng. Đặc biệt là điện đã về làng, hai phần ba số hộ đã có ti vi, cát sét và khoảng một phần hai số hộ có xe gắn máy. Nhà em cũng có một chiếc xe Dream bố vừa mới mua cách nay hai tháng. Tối thứ bảy nào bố cũng chở mẹ và em đi dạo một vòng quanh đường làng. Em rất yêu làng quê mình. Cuộc sống quê hương em giờ đây không thua kém gì thành thị mà em được thấy trên ti vi.

* Bài tham khảo 3:

Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy dịnh chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.

>> Tham khảo thêm những bài Kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em khác ở đây.

——————–HẾT————————

Sau khi hoàn thành xong nội dung bài Tập làm văn Luyện tập giới thiệu địa phương, các em có thể chuẩn bị trước nội dung bài học tuần 21 sắp tới như: Soạn bài tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Soạn bài chính tả Nhớ- viết Chuyện cổ tích về loài người, Soạn bài Luyện từ và câu kể Ai thế nào?, Soạn bài tập đọc Bè xuôi sông La.

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button