Giáo dụcLớp 9

Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

I. Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

1. Mở bài

– Giới thiệu về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
– Giới thiệu về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: thuộc phần đầu của tác phẩm, sau khi Kiều bán thân cứu cha và rơi vào tay Tú Bà
– Đoạn trích là bức tranh tâm trạng nhiều cảm xúc và nỗi niềm của Kiều khi rơi vào hoàn cảnh đau xót ->Vậy nên có người đã đưa ra ý kiến “Qua đoạn trích, … tâm tình xúc động”.

2. Thân bài

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

* Nêu ý kiến của em về nhận định trên:
– Đây là một nhận định hoàn toàn đúng: Đoạn trích miêu tả những phút giây tâm trạng rối bời của Kiều khi biết mình rơi vào cảnh thanh lâu.
– Ý nghĩa của nhận định trên: Tấm lòng thương yêu của Nguyễn Du đã giúp ông dựng lên bức tranh tâm tình đầy nhân đạo này.

* Phân tích đoạn trích để làm rõ nhận định:

– 6 câu đầu: Hoàn cảnh và tâm trạng buồn tủi của Kiều khi sống trong lầu Ngưng Bích
+ Nỗi buồn của Kiều được thể hiện qua hình ảnh của thiên nhiên: mênh mông, bát ngát nhưng không một bóng người
+”Khóa xuân”: đóng khung, khóa chặt tuổi trẻ, thanh xuân
-> Cảnh vật cũng hiu hắt, bẽ bàng như chính Kiều vậy. Tâm trạng của Kiều buồn tủi, khổ đau nên nhìn cảnh vật cũng héo hon, sầu muộn. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– 4 câu tiếp theo: tâm trạng của Kiều khi nhớ về Kim Trọng
+ Nàng nhớ đêm thề nguyền dưới trăng cùng Kim Trọng
+ Hình dung ra hình bóng chàng đang mỏi mòn chờ tin của nàng
+ “tấm son gột … phai”: Tâm trạng nhung nhớ mối tình đầu, đến bao giờ mới có thể phai nhòa.
-> Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ để diễn tả nỗi nhớ người yêu tha thiết của Kiều và tấm lòng thủy chung son sắt của nàng.

– 4 câu tiếp: Nỗi nhớ người thân, cha mẹ ở nơi xa
+ “Xót”: Động từ mạnh – nỗi đau khôn cùng của Kiều khi phải để mẹ cha tựa cửa trông chờ trong vô vọng.
+ “Quạt lồng ấp lạnh”: Lo lắng không ai chăm sóc cha mẹ, thương nhớ cha mẹ khôn nguôi
+ Các điển cố “Sân Lai, gốc tử”: Diễn tả tấm lòng hiếu thảo của Kiều khi không được chăm sóc cha mẹ khi về già.
-> Tấm lòng đầy hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

– 8 câu cuối: Tâm trạng của Kiều
+ Điệp từ “Buồn trông” + các từ láy liên tiếp được sử dụng:
· Cảnh vật “cửa bể chiều hôm” – “thuyền ai… xa”: Nỗi cô đơn của Kiều gợi tả sự lạc lõng, phải lưu lạc nơi chân trời, cửa bể.
· Cảnh vật “ngọn nước mới sa” -“hoa… đâu”: Số phận lênh đênh, ba chìm bảy nổi của nàng Kiều, chẳng biết sẽ đi tới đâu.
· Cảnh vật ” nội cỏ rầu rầu” – ” chân … xanh”: Một tương lai mờ mịt của một con người thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến. Chỉ là một ngọn cỏ giữa mênh mông.
· Cảnh vật “gió cuốn mặt duềnh” – “ầm … ngồi”: Tâm trạng lo sợ, hãi hùng của Kiều trước bão tố của cuộc đời đang cuốn lên, bủa vây nàng.
+ Nghệ thuật: Sử dụng liên tiếp từ láy, điệp từ, thanh bằng tạo nên nỗi buồn trùng trùng điệp điệp.
+ Miêu tả cảnh vật từ xa tới gần: Tâm trạng lo lắng, sợ hãi cùng nỗi nhớ quê hương, người thân.
-> Bức tranh tả cảnh ngụ tình: Tâm trạng của Kiều đã lan tỏa sang những cảnh vật xung quanh nàng khiến chúng cũng mang một nỗi buồn sâu sắc.
-> Nỗi buồn của nàng cũng khiến cảnh vật xung quanh mang đầy màu tâm trạng: Đây chính là bức tranh tâm tình đầy xúc động.

* Kết luận chung:
– Đoạn thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi, lạc lõng, sợ hãi, những dự cảm không lành của Kiều trước muôn vàn sóng gió cuộc đời. Cùng với đó là tấm lòng yêu thương, hiếu thảo của người con dành cho cha mẹ
– Nỗi buồn của nàng thấm sang cảnh vật khiến chúng cũng mang đầy vẻ tâm trạng.
– Nghệ thuật đặc sắc: Tả cảnh ngụ tình, điệp từ, từ láy, cùng cách sử dụng thanh sắc cực kì tinh tế.

3. Kết bài

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế, giàu tính biểu cảm.
– Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thương vô cùng của mình dành cho Kiều qua bức tranh tâm tình xúc động.

 

II. Bài văn mẫu phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm thơ ca đặc sắc và tiêu biểu nhất cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Tác phẩm là lời thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du dành cho những số phận bất hạnh của cuộc đời. Ông cũng đã thành công ở nhiều phương diện khi xây dựng lên tính cách, tâm trạng của nhân vật qua lời nói, hành động. Đặc biệt trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, có ý kiến đã nhận định rằng “Nguyễn Du đã xây dựng lên một bức tranh tâm tình xúc động qua hình ảnh của nàng Kiều”.

Thúy Kiều sau khi bán mình cứu cha, nàng những tưởng mình bị bán đi làm vợ lẽ cho người ta. Nào ngờ rằng nàng đã bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục rồi bán cho Tú Bà buôn phấn bán hương. Rơi vào nanh vuốt của mụ buôn thịt người, quá uất ức và đau khổ, Kiều quyết định liều mình tự sát, cứu vớt chút danh dự cuối cùng cho bản thân. Thế nhưng, nàng lại được Tú Bà cứu sống chỉ vì không muốn mất đi một món hời lớn. Tú Bà đã dụ dỗ Kiều tới ở lầu Ngưng Bích với lời hứa sẽ tìm chỗ tử tế để gả nàng đi. Tại đây, nàng sống những ngày tháng buồn bã, đầy đau khổ và tủi nhục, thương nhớ người yêu, thương nhớ mẹ cha ở quê nhà…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động tại đây.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button