Giáo dục

Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống

Đề bài

Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát.

Dưới đây THPT Ngô Thì Nhậm xin gợi ý tới các em cũng như các bậc phụ huynh dàn bài cũng như những bài văn mẫu hay về đề tài tả một đồ vật có trong viện bảo tàng hay nhà truyền thống khiến em chú ý hoặc đã quan sát được.

Bạn đang xem: Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống

Dàn ý tả đồ vật trong viện bảo tàng hay

Dưới đây là dàn bài: “Chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt” vô cùng độc đáo:

Mở bài

– Giới thiệu đồ vật em muốn tả: Chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt cũng là một ki vật trong viện bảo tàng ở Nam Bộ.

– Tình huống: Em quan sát chiếc khăn nhân chuyên đi thăm viện bảo tàng cùng với liên đội trường em.

Thân bài

– Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.

– Chiều ngang chừng 0,6 m, chiều dài khoang 1,2 m.

– Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.

– Hai đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.

– Nền khăn đã có những vết sừn bạc.

– Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt choàng ấm ở mùa đông, che nắng, thấm mồ hôi mùa hè.

– Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.

– Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Kết bài

– Mẹ Trần Thị Lướt đã hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.

– Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ.

– Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.

Tác giả: Võ Thị Hoài Tâm

Những bài văn hay tả đồ vật trong viện bảo tàng lớp 5

Bài văn mẫu 1

Tả một đồ vật trong viện bảo tảng: Chiếc trống đồng Đông Sơn

Vào kì nghỉ hè năm ngoái, ba mẹ cho em đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Thời gian nghỉ ở đây, cả gia đình em đến thăm viện bảo tàng ở tỉnh Thanh Hóa. Trong những di vật được trưng bày, em thích nhất là bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn.

Tả đồ vật trong viện bảo tàng: trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm khắc hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hươu nai có gạc…

Nổi bật trên mặt trống đồng là hình ảnh con người lao động, họ săn bắn, đánh cá bằng những dụng cụ thô sơ. Họ vui sướng nhảy múa khi họ được làm chủ hoàn toàn thành quả lao động của mình sau những ngày tháng vất vả. Bên cạnh hình ảnh về cuộc sống lao động, con người còn thể hiện bản sắc văn hóa của mình qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Con người hòa nhập với thiên nhiên, thiên nhiên được thể hiện ở mặt trống cũng rất đa dạng và phong phú: những cánh cò bay lả bay la, những con chim Lạc, chim Hồng tung bay giữa bầu trời cao rộng, những đàn cá tung tăng bơi lội. Tất cả hòa nhập với nhau tạo nên cuộc sống sinh động nhiều màu sắc. Những hình ảnh trên mặt trống đồng thể hiện sự khát khao một cuộc sống ấm no, yên vui của người dân Việt Nam.

Trống đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa của ông cha ta. Nó là niềm tự hào của dân tộc ta trong nền văn hóa Đông Sơn.

Bài văn mẫu 2

Tả một đồ vật ở viện bảo tàng lớp 5: Đôi dép cao su

Hè năm nay, em được bố mẹ dẫn đi bảo tàng Hà Nội. Tại đây có trưng bày rất nhiều những đồ vật quý, có từ thời xa xưa như trống đồng Đông Sơn hay có cả những chiếc xích lô, những chiếc súng trong thời kỳ dân tộc ta kháng chiến. Nhưng em ấn tượng nhất chính là đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tả đồ vật trong viện bảo tàng: chiếc dép cap su

Nghe bố em kể rằng, đôi dép cao su có từ thời dân tộc ta kháng chiến chống Pháp. Đôi dép cao su ấy được để trong hộp kính thật trang trọng, bên cạnh là tấm biển nhỏ có ghi dòng chữ “Đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đôi dép cao su ấy, nhìn trông thật gọn nhẹ. Nó màu đen, đã cũ do bùn lầy dính vào, đế cũng đã mòn, còn bị bong tróc lớp cao su nữa. Đúng như tên gọi của nó, đôi dép ấy được làm bằng cao su và nó được bộ đội ta sử dụng thường xuyên vì nó rất phù hợp với nhiều kiểu loại thời tiết: trời mưa cũng có thể đi, trời nắng cũng đi được,…

Đôi dép cao su ấy phần đầu có hai quai vắt chéo nhau tạo thành hình chữ X. Phía dưới ấy cũng có hai quai nhưng không phải vắt thành hình chữ X là hai quai nằm ngang, song song với nhau. Với thiết kế như vậy thì khi đi, chiếc dép sẽ ôm vào chân, tạo cảm giác thoải mái, đặc biệt là trong những năm tháng kháng chiến, lúc ấy cả dân tộc ta còn nghèo, miếng ăn còn khó nên mọi việc người dân phải hết sức tiết kiệm, thì việc tận dụng những lốp xe đã cũ để làm dép đi thật là tiện lợi. Đặc biệt khi dép bị đứt quai thì có thể sửa lại để đi bình thường vô cùng dễ dàng. Chiếc dép cao su ấy thực sự rất có lợi đối với bộ đội ta, Chính vì vậy mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng sử dụng loại dép này, chẳng thế mà mọi người vẫn hay là đôi dép Bác Hồ ấy thôi.

Đôi dép ấy đã đồng hành cùng Bác, cùng với bộ đội ta trong năm tháng kháng chiến đầy vất vả, gian khổ và cả chiến thắng vang dội của ta nữa. Không chỉ trong thời chiến mà đến bây giờ, đôi dép ấy vẫn được nhiều người sử dụng vì nó rất tiện, gọn, nhẹ mà giá thành lại vô cùng hợp lý.

Mải ngắm đôi dép cao su, em thấy mình như vượt thời gian để quay trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc. Nhờ có lớp cha anh đi trước mà chúng em bây giờ mới được sống trong bầu không khí độc lập, tự do ấy. Vì vậy, chúng em phải cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn ấy, đồng thời phải lưu giữ, và truyền lại những gì là tinh hoa, những gì là minh chứng cho một thời đại của dân tộc.

Bài văn mẫu 3

Văn mẫu 5 tả một đồ vật trong viện bảo tàng hay

Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.

Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I – Đố vui để học – Huyện Cần Giờ – niên khoá 2011 – 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.

Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.

Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nề nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

Bài văn mẫu 4

Văn mẫu tả đồ vật trong viện bảo tàng: Chiếc xe thồ

Tuần trước, lớp em được cô giáo dẫn đến thăm bảo tàng Dân tộc học. Em rất ấn tượng với cái xe đạp thồ.

Tả đồ vật trong viện bảo tàng: chiếc xe thồ

Dạo quanh một lượt khu bảo tàng, chúng em thích thú với tất cả mọi hiện vật. Nhiều thứ bỡ ngỡ, lạ lẫm vô cùng. Bạn nào cũng tròn xoe đôi mắt, lắng tai nghe cô giáo thuyết minh. Khi vào sâu bên trong, ai nấy đều trầm trồ trước cái xe đạp thồ. Nhìn nó thật lạ mắt. Nó không giống với chiếc xe đạp bây giờ. Có lẽ nó đã nhiều tuổi rồi vẻ bên ngoài trông “tiều tụy” lắm. Lớp sơn tróc hết vỏ, để lộ những thanh sắt khẳng khiu màu đen. Cái xe đạp này cũng thô sơ, thiếu thốn đủ thứ. Xe không có chỗ ngồi phía sau. Tay lái đơn giản, không có dây phanh. Yên xe đã cũ, rách gần hết. Xe đạp có một thanh ngang nối đầu xe với thân xe nhìn có vẻ chắc chắn nhất. Hai lốp xe dường như không thể cũ hơn, đã mòn gần hết. Những cái đũa xe han gỉ, nằm im lìm. Bàn đạp đã mất một bên nhìn như chú thương binh vậy.

Tuy cái xe đạp cũ và chẳng có vẻ gì hấp dẫn nhưng được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ nó có một lịch sử rất oai hùng. Nhìn bên ngoài ít ai biết được những việc nó đã “gánh vác”. Trong năm tháng chiến tranh của đất nước, những chiếc xe đạp thồ này không biết đã chở được bao chuyến hàng, đi được bao cây số, vượt qua bao nhiêu bom đạn… để tiếp viện cho tiền tuyến. Mặc cho bom rơi đạn lạc, những anh xe thồ này vẫn dũng cảm vượt qua. Vì thế giờ đây có vẻ già nua nhưng nó vẫn khoẻ lắm. Ai đến thăm cũng phải trầm trồ thán phục.

Anh xe đạp thồ nhìn xấu xí nhưng lại đẹp biết bao khi làm được những việc phi thường. Em rất yêu chiếc xe đạp thồ này.

Nguồn văn mẫu: Sưu tầm & Tổng hợp

——-

Các em vừa tham khảo qua bài văn mẫu lớp 5 tả đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát đã được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng với tài liệu này, các em có thêm nội dung để bổ xung cho bài viết của mình được tốt hơn. Phục vụ tốt cho việc học bộ môn tap lam van lop 5.


Văn mẫu lớp 5 tả một đồ vật trog viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát bao gồm những bài văn hay nhất được THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button