Giáo dụcLớp 12

Soạn bài Thực hành về hàm ý – Ngữ Văn 12

Thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn soạn bài Thực hành về hàm ý để các bạn cùng tham khảo.

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnĐầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

Soạn bài Thực hành về hàm ý ngắn gọn

Câu 1 (trang 79 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ:

– A Phủ nói thiếu thông tin số lượng bò bị mất

– Lời đáp thừa về việc lấy súng đi bắt hổ

– Cách trả lời như ngầm thừa nhận việc bò bị mất, hổ ăn thịt, nhưng A Phủ rất khéo léo khi đặt vào đó ý định lấy công chuộc tội, hé mở hi vọng con hổ giá trị hơn nhiều con bò bị mất

b, Hàm ý là nội dung câu hỏi được thể hiện trong nghĩa tường minh, được suy ra từ hiện thực câu chữ, ngữ cảnh

– Cách trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng nhằm tạo ra hàm ý

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Câu nói của Bá Kiến “tôi không phải cái kho” hàm ý

+ Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo

+ Cách nói vi phạm phương châm cách thức nhằm tạo ra hàm ý

b, Chí Phèo đấy hở? Câu hỏi nhưng hành động chào, với hàm ý: anh lại có chuyện gì nữa đây

+ Rồi làm ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Câu hỏi với hành động sai khiến, ý nói Chí Phèo nên lo làm ăn thay vì tới xin tiền như thường lệch

c, Chí Phèo trong hai lượt lời đầu cố ý nói không đầy đủ nội dung. Phần hàm ý được thể hiện trong lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện

– Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng, không xin tiền thì xin gì

Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to

– Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém

b, Bà vợ muốn giữ thể diện cho chồng, cũng không muốn ông chịu trách nhiệm với hàm ý câu nói

Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Để tạo ra cách nói có hàm ý còn tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp nhiều cách thức với nhau

Lựa chọn ý D

Soạn bài Thực hành về hàm ý đầy đủ chi tiết

Câu 1. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 79) và trả lời các câu hỏi.

a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ và thống lí Pá Tra thì:

– Lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng con bò bị mất.

– Lời đáp đó thừa thông tin về hành động “về lấy súng” của A Phủ và dự định bắn con hổ của anh.

– Cách trả lời của A Phủ mang hàm ý: bò đã mất vì bị hổ ăn thịt nhưng tôi sẽ bắn được con hổ đó (để trả cho ông).

Câu trả lời này rất khôn khéo vì nội dung của nó đã hướng người nghe đến sự “được” (một con hổ to), làm nhoà đi chuyện “mất” (con bò).

b) Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS thì ở đoạn trích trên, A Phủ đã chủ động vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp. Đó là cung cấp thông tin vừa thiếu (không đáp ứng yêu cầu câu hỏi của người khác) lại vừa thừa (cung cấp thông tin người khác không đòi hỏi).

Câu 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 80) và trả lời câu hỏi.

a) Câu nói của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý muốn nói với Chí Phèo rằng: Tôi không có tiền cho anh và cũng không thể cho anh tiền mãi được. Cách nói ấy không đảm bảo phương châm cách thức vì không nói rõ ràng, rành mạch ý của mình.

b) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những câu dạng câu hỏi.

– Lượt lời thứ nhất: “Chí Phèo đấy hở?” -> câu hỏi thực hiện hành động chào mang hàm ý cảm thán tỏ vẻ chán chường: Lại là mày!

– Lượt lời thứ hai: “Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?” —> câu thực hiện hành động khuyên bảo mang hàm ý bá Kiến rất trách móc, khó chịu về thái độ của Chí Phèo.

c) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời cuối cùng.

Cách nói ở hai lượt nói đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và cả phương châm về cách thức.

– Lượt lời thứ nhất của Chí không đáp lại câu hỏi của bá Kiến —> không đảm bảo phương châm về lượng. Đồng thời cũng không rõ ràng: không đến xin năm hào thì đến làm gì?

– Tương tự, lượt lời thứ hai, Chí cũng không đáp lại yêu cầu “cầm lấy (năm hào) vậy” của bá Kiến và lại không nói rõ mình cần gì tiếp tục vi phạm phương châm về lượng và phương châm về cách thức.

Câu 3. Đọc truyện cười (SGK, tr. 80) và trả lời câu hỏi.

a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói ngăn cản. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ thì ta hiểu thực chất, ở lượt lời thứ nhất, bà ngụ ý đánh giá khả năng văn chương của ông chồng là rất kém, chỉ là thứ… vứt đi!

b) Bà đồ không chọn cách nói thẳng để tránh gây mất lòng chồng và cũng để hàm ý trêu chọc ông.

Câu 4. Để nói một câu có hàm ý, người ta phải tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức: chủ ý vi phạm phương châm về lượng, phương châm về cách thức, dùng cách nói gián tiếp.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Thực hành về hàm ý được các THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button