Giáo dụcLớp 11

Soạn bài Một số thế loại văn học: Kịch, nghị luận – Soạn văn 11

Câu 1. Hãy nêu đặc trưng của kịch, các kiểu loại kịch và yêu cầu về đọc kịch bản văn học.

Trả lời:

– Đặc trưng của kịch: Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người

+ Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.

Bạn đang xem: Soạn bài Một số thế loại văn học: Kịch, nghị luận – Soạn văn 11

+ Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.

+ Nhân vật kịch bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.

+ Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển – điểm đỉnh – giải quyết

+ Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ…

+ Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.

– Các kiểu loại kịch:

+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)

+ Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử

+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm…

– Yêu cầu đọc kịch bản văn học:

+ Đọc, tìm hiểu

+ Đọc kĩ các lời thoại để phát hiện

+ Phát hiện, phân tích xung đột kịch, tính chất bi, hài của các xung đột đó

+ Nêu chủ đề tư tưởng: xác định giá trị , ý nghĩa của tác phẩm kịch. 

Câu 2. Tóm lược đặc trưng của văn nghị luận, các kiểu loại văn nghị luận và yêu cầu về đọc văn nghị luận.

Trả lời:

Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận…giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.

– Các kiểu văn nghị luận:

+ Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ…), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình…)

+ Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình,. nghiên cứu, bình giảng, phân tích…)

– Yêu cầu đọc văn nghị luận:

+ Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

+ Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.

+ Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.

+ Tìm hiểu phương pháp luận chứng  làm sáng tỏ luận điểm.

+ Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết.

+ Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết.

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button