Giáo dụcLớp 8

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho SO2 tác dụng với dung dịch kiềm, cụ thể là KOH. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

1. Phương trình phản ứng SO2 tác dụng KOH

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O

2. Điều kiện phản ứng SO2 tác dụng KOH tạo ra muối trung hòa

SO2 + KOH → KHSO3 (1)

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O (2)

Bạn đang xem: SO2 + KOH → K2SO3 + H2O

Lập tỉ lệ T = nKOH / nSO2

T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối KHSO3 (muối axit)

1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối KHSO3 và K2SO3

T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối K2SO3 (muối trung hòa)

3. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH aM. Tính a biết sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa.

A. 0,5

B. 0,25

C. 0,1

D. 1

Đáp án A

nSO2 = 0,1 mol

Vì đề cho chỉ tạo muối trung hòa nên chỉ xảy ra phản ứng

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

0,1 → 0,2

VKOH = 200 ml = 0,2 lít

→ a = CMKOH = 0,1/0,2 = 0,5M

Câu 2. Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 100 ml dung dịch KOH 1M thu được 6 gam muối KHSO3. Vậy V có giá trị là:

A. 2,24 lit

B. 3,36 lít

C. 4,48 lit

D. 1,68 lit

Đáp án D

Các phương trình phản ứng xảy ra:

SO2 + KOH → KHSO3

0,05 → 0,05 → 0,05 mol

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

0,025 → 0,05 mol

Tổng số mol SO2 = 0,075 mol

→ V = 1,68 lit

Câu 3. Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch KOH dư thì giai đoạn đầu tiên sẽ xảy ra phản ứng gì?

A. SO2 + KOH → KHSO3

B. SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

C. SO2 + K2SO3 + H2O → 2KHSO3

D. SO2 + H2O → H2SO3

Đáp án B

Câu 4. Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O, SO3, CO2.

B. K2O, P2O5, CaO

C. BaO, SO3, P2O5

D. CaO, BaO, Na2O

Đáp án D

Câu 5. Cho các chất sau: SO2, CO2, KOH, CaO, CuCl2 số cặp chất tác dụng được với nhau là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án D

SO2 + CaO → CaCO3

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O

CO2 + CaO → CaCO3

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

CuCl2 + KOH → Cu(OH)2 + KCl

Câu 6. Sục từ từ SO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 hiện tượng quan sát thấy được là

A. xuất hiện kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan

B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện phản ứng

C. ban đầu không thấy hiện tượng khi phản ứng, sau đó dân dần kết tủa xuất hiện

D. xuất hiện kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan ra

Đáp án D

Dẫn từ từ SO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 xảy ra phản ứng:

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

SO2 + BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2

Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.

—————————-

Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích SO2 + KOH → K2SO3 + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và đăng tải. Chúc các bạn học tập tốt.

Ngoài ra, THPT Ngô Thì Nhậm đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button