Văn mẫu 12

Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, hệ thống kiến thức về bài Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Tham khảo sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh dưới đây do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn để nắm được kiến thức về tác phẩm này một cách đầy đủ và khoa học, qua đó dễ dàng tiếp thu và vận dụng làm các dạng bài tập.

*****

Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

Sơ đồ tư duy phân tích Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 1: Cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 2: Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập

+ Tội ác của thực dân Pháp

+ Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

Luận điểm 3: Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Xem chi tiết: Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Sơ đồ tư duy phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 1: Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 2: Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 3: Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn

Luận điểm 4: Lời Tuyên ngôn độc lập.

Xem bài mẫu: Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập

Sơ đồ tư duy phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Luận điểm 2: Những giá trị lịch sử của tác phẩm:

+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật

+ Vạch trần luận điệu xảo trá, âm mưu đớn hèn của chính quyền thực dân.

+ Khẳng định cục diện chính trị mới

+ Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc của Việt Nam – kỷ nguyên của độc lập, tự do cho dân tộc.

+ Thể hiện được ý chí, khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta

+ Khẳng định với thế giới rằng, Việt Nam là một nước độc lập tự do, có chủ quyền và không ai có thể xâm phạm được.

Xem chi tiết: Phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Sơ đồ tư duy chứng minh Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc

Luận điểm 1: Tuyên ngôn Độc lập truớc hết là một văn kiện chính trị, lịch sử

Luận điểm 2: Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại

Luận điểm 3: Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của nguời viết

Luận điểm 4:

Tuyên ngôn Độc lập được viết bởi bàn tay điêu luyện của một bậc thầy về ngôn ngữ

Xem bài mẫu: Chứng minh Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc

Kiến thức cơ bản về tác phẩm Tuyên ngôn độc tập

1. Hoàn cảnh ra đời

– Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

– Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập

– Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

– Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

– Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

3. Giá trị nội dung

– Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

– Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

– Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

– Hình ảnh giàu sức gợi cảm

Ngoài sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập đã được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp trên đây, các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác về tác phẩm này:

  • Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
  • Phân tích phần mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập
  • Phân tích phần cuối của bản Tuyên ngôn độc lập

********

Trên đây là sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button