Giáo dục

Sinh vật là gì? Có mấy loại sinh vật?

Các sinh vật sống là những loài đầu tiên xuất hiện trên Trái đất và là một phần quan trọng của môi trường sống. Chúng phân bố khắp tự nhiên và tồn tại trên cơ thể của các sinh vật khác. Các sinh vật rất quan trọng đối với văn hóa và sức khỏe của con người theo nhiều cách.

Sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?
Sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?

Sinh vật là gì?

Khái niệm

Trong sinh học và sinh thái học, một sinh vật, dạng sống hoặc dạng sinh học là bất kỳ thực thể nào thể hiện đầy đủ tất cả các biểu hiện của sự sống. Các sinh vật được phân loại theo đơn vị phân loại thành các nhóm được xác định rõ ràng, chẳng hạn như sinh vật đa bào, động vật, thực vật và nấm hoặc sinh vật đơn bào, chẳng hạn như động vật nguyên sinh, vi khuẩn và vi khuẩn cổ.

Tất cả các loại sinh vật đều có những khả năng đặc trưng như trao đổi chất, cân bằng nội môi, tăng trưởng, phát triển, sinh sản và một số mức độ phản ứng với các kích thích sinh lý bên ngoài. Tuy nhiên, không phải tất cả các sinh vật đều có tất cả các đặc điểm này. Nhiều sinh vật không thể di chuyển và phản ứng trực tiếp với môi trường của chúng hoặc tự sinh sản. Con người là động vật đa bào bao gồm hàng nghìn tỷ tế bào biệt hóa trong quá trình sinh học để phát triển thành các mô và cơ quan sinh học chuyên biệt.

Môi trường sống sinh vật

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu tạo nên môi trường, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng của sinh vật. Tùy vào từng loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

Ví dụ về môi trường sống của sinh vật:

  • Loài chim sống trên cao
  • Loài cá sống dưới nước
  • Loài giun sống trong lòng đất.

Thậm chí, sinh vật này còn là môi trường sống của sinh vật khác, ví dụ như:

  • Nấm kí sinh sống trong thân cây, lá cây
  • Ruột động vật là môi trường sống cho giun, sán

Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật. Có mấy loại sinh vật?

Trời đất gồm 4 môi trường sống của sinh vật, bao gồm:

  • Môi trường trong đất
  • Môi trường nước
  • Môi trường trên mặt đất
  • Môi trường sinh vật

Môi trường trong đất

Môi trường trong đất
Môi trường trong đất

Trong long đất bao gồm đất cát, đất sỏi, đá,… tùy vào đặc tính của từng loài mà chúng sống ở trong loại đất khác nhau. Có sinh vật có thích nghi với đất ẩm nhưng có sinh vật lại thích nghi với đất có độ ẩm thấp.

Ví dụ:

  • Giun sống trong lòng đất
  • Loài Tê Tê bơi được trong cát
  • Chuột dúi sống trong lòng đất

Môi trường nước

Nhắc đến môi trường sống của sinh vật thì không thể bỏ qua môi trường nước. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sự sống và là môi trường cho hàng triệu sinh vật tồn tại và phát triển. Môi trường nước đa dạng như: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ,…

Ví dụ:

  • Cá chép, cá trắm, cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt
  • Cá thu, cá ngừ, cá mập sống trong môi trường nước mặn
  • Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ
  • Rong biển sống trong môi trường nước mặn

Môi trường trên mặt đất

Mặt đất là môi trường sống của rất nhiều sinh vật trong đó có cả con người. Mặt đất bao gồm các bộ phần như đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển,… Có thể nói, mặt đất là môi trường sống của nhiều loại sinh vật nhất.

Ví dụ:

  • Các loài thực vật trên mặt đất như: Cây xanh, cây ăn quả, cây lương thực,..
  • Các loài gia súc – gia cầm như: Gà, vịt, lợn, gà,..
  • Các loài chim cò vạc,…

Môi trường sinh vật

Sinh vật cũng chính là môi trường sống của sinh vật khác. Môi trường này cũng rất đa dạng, có cái có lợi nhưng cũng có cái có hại.

Ví dụ:

  • Các loài cây xanh là môi trường sống của nấm
  • Bộ lông chó là nơi sinh sống của các loài bọ, ghẻ
  • Ruột là môi trường sống của giun sán

Môi trường sống của sinh vật ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh thái

Bao gồm tất cả các yếu tố môi trưởng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sống, quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các yếu tố sinh thái bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, con người,… các yếu tố này tác động và chi phối lẫn nhau, tác động lên cơ thể sinh vật vào cùng một thời điểm.

+> Ánh sáng là nhân tố quan trọng, nó chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của các sinh vật trên trái đất. chúng ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật. Ánh sáng còn giúp động vật và con người định hướng trong không gian để săn mồi, chốn kẻ thù và di cư,..

+> Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, như vùng nhiệt đới có độ đa dạng sinh vật cao hơn so với các vùng hàn đới và ôn đới. Đa số các loài sống trong nhiệt độ từ khoảng 0 – 50 độ C.

+> Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng, giúp điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật và quang hợp ở thực vật.

Sự tác động của các yếu tố sinh học phụ thuộc vào:

+> Bản chất của nhiệt độ

+> Cường độ mạnh hay yếu

+> Liều lượng nhiều hay ít

+> Tác động liên tục, gián đoạn, dao động,..

+> Thời gian tác động dài hay ngắn

Cách bảo vệ môi trường sống của sinh vật

Môi trường đang bị tàn phá nặng nề, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa lũ, bão quét thất thường, ô nhiễm môi trường nước, suy thái đất,… Đó chính là vấn đề mà toàn nhân loại đang phải đối mặt, liệu rằng “ngày tận thế là có thật?“. Do đó, việc bảo vệ môi trường sống là việc làm cần thiết mà bất cứ ai cũng phải làm.

+> Tiết kiệm điện nước ở mọi lúc, mọi nơi. Tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng

+> Nói không với túi nilon, phân loại rác thải đúng quy định.

+> Giữ gìn cây xanh, chống phá rừng, lên án và phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng

+> Đối với môi trường nước thì không được vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển

Quần xã sinh vật

Khái niệm

Quần xã sinh vật được hiểu là một tập hợp các quần thể sinh vật, chúng thuộc nhiều loài khác nhau nhưng lại cùng chung sống với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã sinh vật này có mối quan hệ gắn bó mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau như một thể thống nhất. Cũng chính vì thế mà quần xã sinh vật có cấu trúc rất ổn định.

Ví dụ về quần xã sinh vật

Ví dụ: Ruộng lúa.

– Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

– Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.

– Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.

– Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.

– Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.

– Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.

Một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật

Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã sinh vật

Thành phần loài được thể hiện thông qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần thể sinh vật; loài ưu thế và loài đặc trưng.

– Đối với số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: vấn đề này thể hiện mức độ đa dạng của quần xã sinh vật, đồng thời biểu thị sự biến động, ổn định hoặc suy thoái của quần xẫ đó. Thông thường, một quần xã ổn định sẽ có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài rất cao.

– Loài ưu thế và loài đặc trưng:

+ Loài ưu thế là những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh, nên loài này thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quần xã sinh vật. Điển hình là các quần xã sinh vật trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài chiếm ưu thế lớn vì chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới khí hậu của môi trường.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã sinh vật nào đó, hoặc nó có số lượng loài nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng hơn trong quần xã so với các loài khác.

Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã

Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài mà việc phân bổ cá thể trong không gian của quần xã cũng không hề giống nhau. Tuy nhiên, nhìn vào mặt bằng chung, có thể thấy sự phân bổ cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh của các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của mỗi loài.

Phân bổ quần xã sinh vật trong không gian được chia ra làm hai hướng chính:

– Phân bổ quần xã theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây để thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Chính sự phân tầng của thực vật đã kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng đó: chim, côn trùng sống trên các tán cây cao, khỉ, vượn, sóc, … sống leo trèo trên cây; mặt khác, cũng có nhiều loài động vật sống trên mặt đất hoặc trong các tầng đất.

– Phân bổ theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bổ của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; hoặc sinh vật phân bố từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ hoặc vùng khơi xa, … Hầu hết, các sinh vật phân bổ theo chiều ngang đều có xu hướng tâp trung sinh sống ở nhiều nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi tại các vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, có nhiệt độ không khí ổn định và dồi dào nguồn thức ăn.

Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

Trong quá trình tìm kiếm thức ăn và nơi ở, các sinh vật trong một quần xã sinh vật đôi khi có mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nó có thể là một mối quan hệ hỗ trợ hoặc một mối quan hệ đối đầu.

Các mối quan hệ hỗ trợ sẽ bao gồm cộng sinh nghĩa là hợp tác chặt chẽ giữa hai hoặc nhiều loài để bổ sung cho nhau và cùng có lợi, quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều loài trong đó tất cả các loài tham gia đều có lợi, quan hê hội sinh giữa hai loài nghĩa là một trong cái nào có lợi còn cái kia không có lợi cũng không có hại.

Các đối kháng bao gồm cạnh tranh, ký sinh trùng, ức chế sự lây nhiễm, hoặc một sinh vật ăn thịt sinh vật khác. Trong quan hệ đối địch, loài được lợi sẽ chiếm ưu thế và có cơ hội phát triển. Thay vào đó, các loài bị ảnh hưởng sẽ dễ bị tổn thương và dần dần suy thoái và bị loại bỏ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cả hai loài ít nhiều đều bị đào thải.

Đa dạng sinh học

Khái niệm

Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

Đa dạng sinh học được chia theo 3 mức độ:

– Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

– Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

– Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Đa dạng sinh học trong tiếng Anh là gì?

Đa dạng sinh học dịch sang tiếng Anh như sau: Biodiversity

Tiệt chủng: Extinct

Suy giảm: Decline

Cân bằng sinh học: Biological balance

Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học

Vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học

Thứ nhất, vai trò của đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống của con người và mọi sinh vật khác. Cụ thể được thể hiện như sau:

Một, ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc quý hiếm để bảo vệ cho sức con người. Là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm khác dùng cho gia đình và đóng góp vào việc GDP cho nước ta. Bên cạnh đó còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.

Ví dụ: Thuốc trị bệnh bạch cầu có thể được trích từ một loại hoa – Rosy Periwrinkle (dừa cạn hồng), chỉ được tìm thấy ở Madagascar, và thuốc điều trị bệnh ung thư vú từ cây Thủy tùng ở Tây Bắc Pacific. Các sản phẩm từ da động vật, cá, các thực phẩm quý hiếm như mỡ trăn, vi cá ngừ đại dương, nhung hưu…được khai thác từ nhiều năm để phục vụ cho nhu cầu sống của con người

Hai, những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người. Nhiều khu rừng phòng hộ giúp người dân ngăn được sạt lỡ đất và lũ quét kéo về, vừa làm sạch, thoáng mát môi trường đang ngày càng bị con người làm ô nhiễm.

Ba, về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn góp phần tạo điều kiện kinh doanh cho con người, nhiều quốc gia được nhiều du khách tham quan, mang lại hàng loạt các hình thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng.

Tư, việc tác động, thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cúng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người.

Thứ hai, ý nghĩa của đa dạng sinh học

– Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì nó làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái. Đảm bảo cho hệ sinh thái được đảm bảo, sự chu chuyển Oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái khác nói chung trên trái đất.

– Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường. Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những dòng chảy bẩn để lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.

– Ngoài ra, việc đa dạng sinh học làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Tại nước ta, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu năm. Từ đó đem lại nguồn doanh thu hằng năm khá lớn, mang thương hiệu Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hoặc việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi sẽ góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội.

Có thể khẳng định rằng, đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người và sinh vật khác. Chính vì vậy, thế giới nói chung và  Việt Nam nói riêng cần phải có những chính sách mới, để có thể cân bằng hệ sinh thái.

Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh vật trên thế giới

Thứ nhất, các chủng loại và habitat của chủng loại sẽ biến mất

Song song với quá trình khái thác và thay đỏi thời tiết thì trên tình hình mất đa dạng sinh học trên thế giới chính là sự biến mất của khoảng 45% chủng loại cũng như habitat của những chủng loại này từ nay cho đến thời điểm năm 2020 nếu như xu thế về đa dạng sinh học không được đảo ngược lại trong khoảng thời điểm hướng đến tương lai.

Thứ hai, nguy cơ châu lục mất đi từ khoảng 15% động thực vật

Động vật được xem là một trong những yếu tố để đảm bảo cho cân bằng hệ sinh thái, Tuy nhiên, theo tìm hiểu về những nguyên nhất gây mất đa dạng sinh học thực vật là gì cho đến động vật chính là việc chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mất đi khoảng 15% động thực vật, nghiêm trọng hơn trong đó các đầm lầy hiện nay đã suy giảm chỉ còn một nửa.

Thứ ba, một số loài chim và động vật có vú giảm đến 50%

Đây quả một con số đáng báo động đối với hệ thống sinh vật, sự suy giảm một số loại chim và động vật có vú chính là tác động đối với  cân bằng sinh thái, từ đó tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Từ những phân tích trên ta có thấy rằng tình hình chung về đa dạng sinh học thế giới đang ở mức báo động, việc áp dụng các chính sách bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết và được quan tâm.

Giải pháp suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam và trên thế giới

Dưới đây là 7 biện pháp được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đề cập trong các chương trình.

Thứ nhất, xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

Việc xây dựng những khu bảo tồn sinh học, khu du lịch bảo vệ động vật cũng góp phần duy trì và gìn giữ những quá trình sinh thái, việc thành lập những khu bảo tồn hệ sinh thái cũng là những bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn kiểm soát và duy trì hiệu quả các giống nòi sinh thái. Tại đây, nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ có thể nuôi dưỡng và chăm sóc những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, nâng giống loài để góp phần ổn định hệ sinh thái. Tuy nhiên khó khăn chính là nằm ở mặt kinh phí và nếu không được thực hiện hay lên mô hình nghiên cứu một cách tỉ mỉ cũng không thể thực hiện đúng chức năng như chúng ta mong muốn, đồng thời việc đảm bảo để các khu sinh thái phi chính phủ được thực hiện cũng khá khắc khe do phải đáp ứng quy định của pháp luật đặt ra nên nhiều tổ chức còn ngại trong việc xây dựng.

Ngoài ra, việc xây dựng các hệ thống khu quốc gia bảo tồn là việc làm cần thiết nhưng cần có những hoạch định cụ thể.

Thứ hai, xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngưỡng báo động. Chính vì vậy, chúng ta cần có giới hạn phân chia cụ thể để phân chia khu vực thành thị nông thôn để không làm ảnh hưởng xấu từ khí thải hay khói bụi của đô thị đến với môi trường tự nhiên. Việc tách biệt như thế sẽ tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân xung quanh đó được đảm bảo đồng thời hạn chế được mức độ gây ô nhiễm cho môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để có thể quy hoạch, xử lý các chất thải bị đào thải ra môi trường

Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen

Vấn đề rừng đang chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cân bằng hệ sinh thế, việc trồng những cây con biến đổi gen là việc làm tương đối cần thiết, với những cây con biến đổi gen cần lập bảng theo dõi chu trình tiến triển của chúng hay nhân giống theo biện phái, và không chỉ đối với những loài thực vật, động vật cũng cần được áp dụng quy trình kiếm soát chặt chẽ sát sao và tương tự.

Thứ tư, cập nhật danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng để đưa ra các biện pháp thiết thực để bảo vệ

Với thời điểm hiện tại sự suy giảm giống nòi của sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng đang dần mất đi. Trong giai đoạn phát triển tương lai thì mức độ tàn phá, tác động đến môi trường lại càng nghiêm trọng hơn, chính vì vậy điều cấp thiết chính là chúng ta cần lập danh sách và phân nhóm để có những hoạt động cụ thể trong quá trình phân nhóm theo mức độ khác nhau, đặc biệt là với những loài đang có nguy cơ đi đến bờ đe dọa bị tuyệt chủng. Từ đó, các cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn những phương án phù hợp để có thể đáp ứng với mức độ của từng loại động thực vật.

Thứ năm, tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường

Đây được xem là hoạt động mang tính tích cực, bởi lẽ việc làm sẽ giúp cho mọi người trở nên yêu quý thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và có trách nhiệm với hệ sinh thái. Từ đó, sẽ có những hành vi đúng đắn, suy nghĩ tích cực. Việc phát triển đa dạng sinh học cũng cần song song với với đề du lịch và quản lý môi trường bao gồm tổ chức các hoạt động du lịch gần gũi tự nhiên và nói không với săn bắn đồng thời các hoạt động bổ ích như loại bỏ rác thải ở các vùng bờ biển. Đồng thời mang lại khoản lợi nhuận để góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng để chăm sóc, nuôi dưỡng những động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Thứ sáu, tăng cường trồng rừng

Rừng từ lâu đã được xem là lá phổi của con người của hệ sinh thái.

Chính vì vậy để góp phần đa dạng môi trường thực vật và động vật cần phải tăng cường trồng rừng có kế hoạch, từ đó có thể tăng diện tích trồng rừng góp phần đa dạng sinh học, hệ sinh thái được nâng cao, quy mô trên nhiều diện tích đất cải tạo, ngoài ra cần nghiêm trị những tội phạm có hành vi chặt phá rừng trái phép

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button