Giáo dục

Sinh trưởng ở thực vật là gì? Bài tập sinh trưởng ở thực vật có đáp án

Sinh trưởng ở thực vật là gì?

* Khái niệm:

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

* Phân loại:

Sinh trưởng ở thực vật được phân thành 2 dạng : sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

+ Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, cành và rễ. Sinh trưởng sơ cấp có ở mọi loài thực vật.

+ Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây thân gỗ, đây là kiểu sinh trưởng được tạo ra do hoạt động của mô phân sinh bên. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

* Các nhân tố ảnh hưởng :

Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào 2 nhóm nhân tố chính, đó là nhân tố bên trong (đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng…) và nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng, ôxi,…)

Sinh trưởng ở thực vật là gì?
Sinh trưởng ở thực vật là gì?

Bài tập sinh trưởng ở thực vật có đáp án

Câu 1: Cây nào dưới đây ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kì?

A. Sen cạn

B. Mía

C. Ngô

D. Cà phê

Câu 2: Dựa vào quang chu kì, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Đậu tương

B. Rau bina

C. Vừng

D. Cà tím

Câu 3: Đối với thực vật, ánh sáng đỏ xa có tác dụng sinh lí nào dưới đây?

A. Thúc hạt nảy mầm

B. Kích thích nở hoa

C. Làm mở khí khổng

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Khi bị chiếu sáng vào lúc nửa đêm, cây nào dưới đây vẫn có thể ra hoa bình thường?

A. Thược dược

B. Mía

C. Cà phê

D. Lúa mì

Câu 5: Để thúc củ khoai tây nảy mầm, người ta thường sử dụng loại hoocmôn nào?

A. Gibêrelin

B. Auxin

C. Xitôkinin

D. Êtilen

Câu 6: Dựa vào sự phụ thuộc quang chu kì, thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 7: Phitôcrôm có bản chất là

A. axit nuclêic.

B. saccarit.

C. lipit.

D. prôtêin.

Câu 8: Ánh sáng đỏ xa có bước sóng bằng bao nhiêu?

A. 730 nm

B. 660 nm

C. 700 nm

D. 630 nm

Câu 9: Cây nào dưới đây là cây ngày dài?

A. Cúc

B. Thanh Long

C. Lạc

D. Mía

Câu 10: Dựa vào quang chu kì, em hãy cho biết cây nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với cây thược dược?

A. Gai dầu

B. Vừng

C. Dâu tây

D. Cà tím

Đáp án và hướng dẫn giải:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B D D A B D A B C

Câu 11.Quan sát mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi

B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp

C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp

D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 12. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A. làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm

D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 13. Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm

C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm

D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 14. Cho các bộ phận sau:

  • Đỉnh dễ
  • Thân
  • Chồi nách
  • Chồi đỉnh
  • Hoa

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2) và (3)

B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)

D. (2), (5) và (6)

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 15. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên

C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên

D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 16. Xét các đặc điểm sau:

  • làm tăng kích thước chiều ngang của cây
  • diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
  • diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
  • diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
  • chỉ làm tăng chiều dài của dây

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

A. (1) và (4)

B. (2) và (5)

C. (1), (3) và (5)

D. (2), (3) và (5)

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 17. Cho các nhận định sau:

⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên

⦁ Sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

⦁ Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

A. (2), (3) và (4)

B. (1), (2) và (4)

C. (3), (4) và (6)

D. (1), (5) và (6)

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 18. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 19. Chọn chú thích đúng cho hình sau:

a. Lá Non

b. Mắt

c. Tầng phát sinh

d. Lóng

e. Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là

A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d

B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d

C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d

D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 20. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai1 – gỗ lõi

2 – tầng phân sinh bên

3 – gỗ dác

4 – mạch rây thứ cấp

5 – bần

6 – tầng sinh bần

Phương án trả lời đúng là:

A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S

B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S

C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ

D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 21: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên→ mô phân sinh lóng→ mô phân sinh đỉnh rễ

C. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ

D. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên

Lời giải:

Mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Thư tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:

A. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên

C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên

D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ

Lời giải:

Mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Thế nào là sinh trưởng sơ cấp

A. Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt

B. Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào

C. Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

D. Là quá trình cây phân chia lớn lên

Lời giải:

Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

Lời giải:

Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Lời giải:

Ở sinh trưởng sơ cấp không có hoạt động của tầng sinh bần, đây là hoạt động diễn ra ở sinh trưởng thứ cấp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Vì sao chúng ta không nên sử dụng thực vật đã được xử lý bằng auxin nhân tạo để làm thức ăn?

Trả lời:

Trong cơ thể thực vật không có các enzim để phân giải auxin nhân tạo. Do đó khi xử lý rau, củ, quả bằng auxin nhân tạo, các chất này sẽ tích lũy trong mô thực vật, làm ô nhiễm nông phẩm và gây nguy hại cho người sử dụng. Đây chính là lý do giúp giải thích vì sao chúng ta không nên sử dụng các thực vật đã được xử lý bằng auxin nhân tạo để làm thức ăn.

Câu 27: Trong nuôi cấy mô thực vật, xitôkinin có vai trò gì đối với sự hình thành chồi trong mô callus?

Trả lời:

Trong nuôi cấy mô thực vật, xitôkinin giúp hoạt hóa sự phân hóa và phát sinh chồi thân của mô callus nhờ khả năng kích thích sự phân chia, làm tăng số lượng tế bào của mô.

Câu 28: Em hãy nêu một số biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng của hoocmôn thực vật.

Trả lời:

Một số biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng của hoocmôn thực vật :

– Dùng auxin để kích thích ra rễ.

– Dùng gibêrelin để phá trạng thái ngủ của hạt và củ .

– Dùng auxin và gibêrelin để tạo quả không hạt.

– Dùng xitôkinin trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách phát triển.

– Dùng êtilen để thúc quả chín và sản xuất dứa trái vụ.

– Dùng axit abxixic để ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.

Câu 29: Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?

Trả lời:

Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên (tầng sinh bần và tầng sinh mạch). Sinh trưởng thứ cấp có ở cây Hai lá mầm – nhóm thực vật tồn tại mô phân sinh bên và kết quả của kiểu sinh trưởng này là làm cho thân, cành rễ của cây to ra (tăng kích thước bề ngang).

Câu 30: Các lớp tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

Trả lời:

Ở cây thân gỗ, mô phân sinh bên gồm có hai loại, đó là tầng sinh bần và tầng sinh mạch. Hoạt động của tầng sinh mạch cho ra mạch gỗ thứ cấp đẩy vào bên trong và mạch rây thứ cấp ở phía ngoài. Hoạt động của tầng sinh bần cho ra bần (lớp ngoài cùng của vỏ cây) và nội bì. Như vậy lớp tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần.

Câu 6: Những nét hoa văn trên lát cắt ngang thân cây gỗ vùng nhiệt đới có xuất xứ từ đâu?

Trả lời:

Trong một năm, vùng nhiệt đới có sự phân hóa mùa rõ rệt (xuân, hè, thu, đông) và sự sinh trưởng của những cây thân gỗ sống tại nơi đây cũng chịu chi phối mạnh mẽ bởi nhân tố này. Vào mùa xuân hè, thời tiết thuận lợi và dinh dưỡng tốt nên cây sinh trưởng mạnh hơn, tạo nên lớp gỗ dày và sáng màu. Ngược lại vào mùa đông, do điều kiện khắc nghiệt và dinh dưỡng kém nên cây sinh trưởng hạn chế, tạo nên lớp gỗ mỏng và có màu sậm. Tập hợp của hai lớp gỗ này được gọi là vòng năm. Chính sự sai khác về màu sắc trong từng thời điểm sinh trưởng đã tạo ra những đường vân sáng tối đẹp mắt trong cấu tạo thân của cây thân gỗ vùng nhiệt đới. Do đó ta có thể kết luận nét hoa văn trên lát cắt ngang thân cây gỗ vùng nhiệt đới là có xuất xứ từ các vòng năm.

Câu 31: Em hãy giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối.

Trả lời:

Auxin là một chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu trong bóng tối. Do đó, khi cây sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, hàm lượng auxin sẽ dần tăng lên, chiếm tỉ lệ áp đảo so với hàm lượng abxixic – chất ức chế sinh trưởng và kết quả là cây sinh trưởng mạnh hơn (mọc vống) so với khi sống trong môi trường có đủ ánh sáng. Ngoài ra, hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối còn có thể được giải thích theo một khía cạnh khác, đó là khi không có ánh sáng, cây ít bị mất nước hơn và đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp cây sinh trưởng mạnh hơn so với điều kiện chiếu sáng bình thường.

Câu 32: Sinh trưởng sơ cấp được tạo ra do đâu và kết quả của kiểu sinh trưởng này là gì?

Trả lời:

Sinh trưởng sơ cấp được tạo ra do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh đỉnh (thân, cành, rễ). Kết quả của kiểu sinh trưởng này là làm tăng chiều dài của thân và rễ. Đây là kiểu sinh trưởng có ở cả cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.

Câu 33: Vì sao người ta thường xếp quả chín xen kẽ với quả xanh?

Trả lời:

Hoạt động chuyển hóa vật chất ở quả chín thường diễn ra rất mạnh mẽ và làm phát sinh khí êtilen giải phóng ra ngoài môi trường. Loại hoocmôn thực vật này có vai trò thúc quả chóng chín, do vậy để các quả được thu hái trong cùng một lứa được chín đồng đều, người ta thường xếp xen kẽ quả chín với quả xanh.

Câu 34: Gibêrelin được sinh ra chủ yếu từ đâu và có tác dụng sinh lý như thế nào?

Trả lời:

– Nguồn gốc : Gibêrelin được sinh ra chủ yếu từ lục lạp, phôi hạt và chóp rễ.

– Tác dụng sinh lí : Gibêrelin làm tăng sự phân chia tế bào và thúc đẩy sự sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào, kích thích hạt nảy mầm và sự phân giải tinh bột, góp phần làm tăng chiều cao cây và tạo quả không hạt.

Câu 35: Cây cà chua ra hoa khi nào và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm?

Trả lời:

Cây cà chua ra hoa khi phát sinh đủ 14 lá và tuổi của cây một năm được tính theo số lá.

Câu 36: Khi ở điều kiện quang chu kì thích hợp, cơ chế nào giúp cây chuyển từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa?

Trả lời:

Khi ở điều kiện quang chu kì thích hợp thì trong lá cây hình thành nên hoocmôn ra hoa (là một hợp chất bao gồm gibêrelin giúp kích thích sinh trưởng của đế hoa và antezin là chất giả thiết có vai trò kích thích sự ra mầm hoa). Sau khi hình thành, hoocmôn ra hoa sẽ được vận chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân, cành và kích thích ra hoa ở những vị trí này.

Câu 37: Em hiểu như thế nào là xuân hóa?

Trả lời:

Ở một số loài cây mùa đông, chúng chỉ ra hoa sau khi đã trải qua một mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí nhiệt độ thấp thích hợp. Người ta gọi hiện tượng này là xuân hóa (sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp).

Câu 38: Quang chu kì là gì? Dựa vào quang chu kì, thực vật được phân loại như thế nào?

Trả lời:

– Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây.

– Dựa vào ảnh hưởng của quang chu kì đến đời sống thực vật, người ta phân chia thực vật thành 3 nhóm chính:

+ Cây trung tính : ra hoa không phụ thuộc vào quag chu kì. Ví dụ : hướng dương, lạc, cà chua…

+ Cây ngày ngắn : ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. Ví dụ : đậu tương, vừng, thược dược, mía…

+ Cây ngày dài : ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. Ví dụ : củ cải đường, thanh long, lúa mì,…

Câu 39: Phitôcrôm có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra hoa của thực vật hạt kín?

Trả lời:

Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì nên nó ảnh hưởng đến sự ra hoa của thực vật hạt kín thông qua quang chu kì. Cụ thể là :

+ Ánh sáng đỏ (có bước sóng 660 nm) ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.

+ Ánh sáng đỏ xa (có bước sóng 730 nm) ức chế sự ra hoa của cây ngày dài nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.

******************** 

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm 

Chuyên mục: Giáo dục 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button