Giáo dục

Quần thể sinh vật là gì? Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật là gì?

– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

– Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

Ví dụ: Tập hợp các con cá mè đang được nuôi trong cùng 1 ao là một quần thể. Trong đó tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá rô phi trong ao đó không được tính là một quần thể.

Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

 Tỉ lệ giới tính

– Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.

– Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

– Tỉ lệ đực/cái quan trọng vì nó cho thấy tiền năng sinh sản của quần thể.

Thành phần nhóm tuổi

– Trong 1 quần thể, thông thường có 3 nhóm tuổi chính là: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

– Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi, người ta sử dụng các tháp tuổi. Có 3 dạng tháp tuổi như sau:

Thành phần nhóm tuổi
Thành phần nhóm tuổi

A: Tháp tuổi dạng phát triển

B: Tháp tuổi dạng ổn định

C: Tháp tuổi dạng giảm sút

Mật độ quần thể

– Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

– Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

– Mật độ quần thể là một đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Quần thể người

– Ngoài các đặc điểm sinh học như quần thể các sinh vật khác, quần thể người có những đặc trưng kinh tế – xã hội như pháp luật, kinh tế, giáo dục, …

– Tháp tuổi ở người chia thành 2 nửa: nửa bên phải biểu thị các nhóm tuổi của nữ, nửa bên trái biểu thị các nhóm tuổi của nam.

– Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Trong thực tế, sự tăng giảm dân số còn chịu ảnh hưởng của sự di cư.

– Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội như: thiếu nơi ở, thiếu lương thực, thiếu các cơ sở hạ tầng, … chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường.

– Để hạn chế ảnh hưởng xấu của sự gia tăng dân số, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển dân số hợp lí.

Quần xã

Định nghĩa

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

Ví dụ: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển, …

Các đặc điểm của quần xã

Các đặc điểm của quần xã
Các đặc điểm của quần xã

Mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh

– Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã.

– Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Hệ sinh thái

Định nghĩa

– Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã đó (sinh cảnh).

– Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

– Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

  • Các thành phần vô cơ như: đất đá, nước, chất khoáng, …
  • Sinh vật sản xuất: thực vật.
  • Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
  • Sinh vật phân giải.

Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Chuỗi thức ăn

– Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Ví dụ: Cây xanh → Sâu → Bọ ngựa

Lưới thức ăn

– Chuỗi thức ăn là một tặp hợp các lưới thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại trong một hệ sinh thái.

Bài tập về quần thể sinh vật

Câu 1: Quần thể là gì? Hãy nêu ví dụ về một số quần thể mà em biết.

Trả lời

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

Ví dụ: quần thể cây thông trên đồi thông, quần thể cá chép nuôi trong 1 ao cá, quần thể lúa trên một cánh đồng.

Câu 2: Các đặc trưng cơ bản của quần thể là gì? Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời

– Quần thể có 3 đặc trưng cơ bản là: tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi và mật độ cá thể.

– Trong đó, đặc trưng quan trọng nhất là mật độ cá thể. Vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Câu 3: Những điểm giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì?

Trả lời

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là:

a. Giống nhau

– Đều là các sinh vật sống thành quần thể.

– Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thể như: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, …

– Đều có khả năng bị biến động số lượng do các tác nhân ngẫu nhiên.

– Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.

b. Khác nhau

– Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà các quần thể sinh vật khác không có như: văn hoá, giáo dục, kinh tế, …

– Do luật kết hôn và văn hoá, ở quần thể người chỉ được kết hôn một vợ – một chồng và số con hạn chế vì vậy con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh giữa các cá thể không gay gắt như các sinh vật khác.

– Nhờ vào lao động và tư duy, con người cải tạo thiên nhiên, tự tạo ra môi trường sống thích hợp mà các quần thể khác không làm được.

Câu 4: Tại sao mỗi quốc gia cần có chính sách phát triển dân số hợp lí?

Trả lời

– Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.

– Phát triển dân số hợp lí là không dể dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ãn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Đồng thời cũng không để dân số giảm sút quá mức dẫn tới thiếu hụt nguồn lao động, khai thác tài nguyên không hợp lí, …

– Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xă hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.

Câu 5: Quần xã sinh vật là gì? Những đặc điểm cơ bản của một quần xã là gì?

Trả lời

– Quần xã sinh vật là là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

– Những đặc điểm cơ bản của một quần xã là:

+ Số lượng loài thể hiện qua các chỉ số về: độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp.

+ Thành phần loài trong quần xã có 2 chỉ số là loài ưu thế và loài đặc trưng.

Trắc nghiệm quần thể sinh vật

Câu 1: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

A. Có số cá thể cùng một loài

B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định

C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật

D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 2: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 3: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên

B. Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã

D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Câu 4: Trong quần xã loài ưu thế là loài:

A. Có số lượng ít nhất trong quần xã

B. Có số lượng nhiều trong quần xã

C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã

D. Có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

A. Sự di trú của chim khi mùa đông về

B. Gấu ngủ đông

C. Cây phượng vĩ ra hoa

D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào luác hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng

Câu 6: Hoạt động nào có chu kì mùa?

A. Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối

B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng

C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn

D. Chim én di cư về phương Nam

Câu 7: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là:

A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật

B. Diễn thế sinh thái

C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã

D. Cân bằng sinh thái

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 33 đến số 36

Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và…..(I)…, bao gồm…..(II)….và khu vực sống của quần xã được gọi là…..(III)……Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các……(IV)…..trong môi trường.

Câu 8: Số (I) là:

A. thường xuyên thay đổi

B. tương đối ổn định

C. luôn duy trì không đổi

D. không ổng định

Câu 9: Số (II) là:

A. quần xã sinh vật

B. các quần thế cùng loài

C. các cá thể sinh vật

D. các cá thể sinh vật

Câu 10: Số (III) là:

A. nơi phân bố

B. sinh cảnh

C. không gian

D. phát tán

Câu 11: Số (IV) là:

A. nhân tố hữu sinh

B. nhân tố sinh thái

C. nhân tố vô sinh

D. sinh cảnh

Câu 12: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

A. Thành phần không sống và sinh vật

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

Câu 13: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:

A. Sinh vật phân giải

B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất

Câu 14: Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ

B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

C. Động vật ăn thịt và cây xanh

D. Vi khuẩn và cây xanh

Câu 15: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất:

A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp

B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

C. Phân giải xác động vật và thực vật

D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ

Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 41 đến số 47

Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 41 đến số 47
Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 41 đến số 47

Câu 16: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 17: Các sinh vật không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn nói trên là:

A. Cây xanh và vi khuẩn

B. Chuột và rắn

C. Gà, thỏ và cáo

D. Mèo, cáo, rắn

Câu 18: Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức trên:

A. Thỏ, gà, mèo và cáo

B. Chuột, thỏ, gà, mèo, cáo và rắn

C. Gà, mèo, cáo và rắn

D. Chuột, thỏ, mèo, cáo và rắn

Câu 19: Mắt xích chung nhất cho lưới thức trên là:

A. Cây xanh và thỏ

B. Cây xanh và vi khuẩn

C. Gà, cáo và rắn

D. Chuột, thỏ và gà

Câu 20: Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?

A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn

B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn

C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích

D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lưới thức ăn nói trên?

A. Có hai loài không phải là mắt xích chung

B. Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung

C. Mèo tham gia vào 4 chuỗi thức ăn

D. Rắn chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn

Câu 23: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn:

A. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ

B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải

C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải

D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ

Câu 24: Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

A. Cây xanh và động vật

B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ

C. Động vật, vi khuẩn và nấm

D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm

Câu 25: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:

A. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn

B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ

C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái

D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải

Đáp án:

1. C 6. D 11. C 16. B 21. C
2. B 7. B 12. A 17. B 22. C
3. C 8. B 13. C 18. A 23. C
4. D 9. A 14. B 19. B 24. D
5. D 10. B 15. A 20. A 25. C

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button