Tổng hợp

Phi quân sự là gì? Các biện pháp phi quân sự

Phi quân sự là gì?

Quân sự là hoạt động của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh quân đội và các lực lượng vũ trang.

Vậy phi quân sự thì ngược lại là không sử dụng những biện pháp vũ trang, chiến tranh quân đội và lực lượng vũ trang mà thực hiện những biện pháp hoà bình để giải quyết.

Khu phi quân sự là gì?

Khu phi quân sự là khu vực biên giới, ranh giới nằm giữ hai hay nhiều lực lượng quân sự đối lập, mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến hành. Khu vực phi quân sự thường được lập ra bởi thoả thuận song phương hoặc đa phương hoặc các hiệp định hoà bình. Giới tuyến phi quân sự thông thường sẽ được hình thành ở khu vực biên giới.

Ở khu phi quân sự thì người dân sinh sống vẫn được bảo vệ quyền dân sự hợp pháp. Mỗi khu phi quân sự lại có một thoả thuận khác nhau phù hợp với địa hình và tự nhiên nơi đó.

Phi quân sự là gì?
Phi quân sự là gì?

Biện pháp phi quân sự là gì?

Biện pháp phi quân sự là những biện pháp không sử dụng đến lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội, vũ khí và những lực lượng chiến tranh.

Biện pháp phi quân sự thực chất là biện pháp hoà bình mà thế giới khuyến khích các nước có mâu thuẫn sử dụng để giải quyết. Những biện pháp này được Luật quốc tế quy định cho những thành viên tham gia Liên Hợp Quốc nhằm giữ vững hoà bình giữa các quốc gia không có chiến tranh xảy ra.

Các biện pháp phi quân sự

Biện pháp đàm phán trực tiếp

Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán là biện pháp được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế và là biện pháp được các quốc gia sử dụng nhiều nhất khi giải quyết tranh chấp bởi những ưu điểm như: có thể được xúc tiến bất ký lúc nào, không bị khống chế về thời gian…

Đàm phán trực tiếp thường được hiểu là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hinh thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp song phương.

Đàm phán có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Đàm phán có thể chỉ là giai đoạn khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc cũng có thể là hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Biện pháp trung gian

Biện pháp trung gian cũng được coi như là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định trong các Công ước La-hay năm 1899 và năm 1907. Tuy bên trung gian không tham gia vào việc đàm phán cũng như không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp nhưng bên trung gian vẫn có vai trò rất quan trọng. Bên trung gian sẽ là bên khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tác động đến các bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức.

Giải quyết tranh chấp qua trung gian thường kết thúc khi các bên tranh chấp ký được điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp. Bên trung gian cũng có thể tham gia ký kết điều ước này.

Biện pháp hòa giải

Hòa giải giống với trung gian ở điểm cùng là giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba. Tuy nhiên, vai trò của bên hòa giải được thể hiện rõ nét hơn khi người hòa giải có thể đưa ra các kiến nghị cùng cách giải quyết của mình và soạn các dự thảo để các bên thảo luận. Hòa giải được coi là kết thúc trong các trường hợp:

– Vụ tranh chấp đã kết thúc

– Các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận, khuyến nghị… của bên hòa giải

– Các bên hoặc một bên tranh chấp bác bỏ các kết luận hoặc khuyến nghị đó.

Biện pháp thông qua ủy ban điều tra

Điều tra thực chất không giải quyết tranh chấp mà chỉ là giúp cho các sự kiện đã làm nảy sinh tranh chấp được hiểu một cách rõ ràng, khách quan. Điều tra sẽ tạo điều kiện cho các bên tranh chấp xác nhận lại một sự kiện hoặc một hành động dẫn đến sự bất đồng, từ đó có thể dẫn đến việc thương lượng nhằm chấm dứt tranh chấp.

Cơ quan điều tra là một ủy ban gồm một số thành viên nhất định, trong đó thường có cả công dân các bên tranh chấp nhưng họ không đại diện cho quốc gia mình. Hoạt động của ủy ban điều tra nhiều khi vượt quá nhiệm vụ của họ. Cụ thể, ủy ban điều tra không chỉ đưa ra những nhận xét về các sự kiện dẫn đến tranh chấp mà còn đề cập đến nguyên nhân, hậu quả của tranh chấp, bình luận về yêu sách đòi hỏi của các bên…

Biện pháp thông qua ủy ban hòa giải

Thành viên của ủy ban hòa giải là công dân của các bên tranh chấp và công dân của một nước thư ba, do cả hai bên tranh chấp cùng thỏa thuận lựa chọn. Những thành viên này thường là các nhà ngoại giao, những luật gia có kinh nghiệm trên chính trường quốc tế. Đối với những điều ước quốc tế quy định hòa giải như một phương thức thường trực thì thường có sẵn một danh sách các nhà hòa giải để các bên lựa chọn.

Ủy ban hòa giải tự quy định thủ tục làm việc. Các kết luận hoặc khuyến nghị của ủy ban hòa giải đươc thông qua với đa số phiếu. Trong quá trình làm việc, ủy ban hòa giải thu thập các tin tức, tài liệu cần thiết nhằm làm sáng tỏ vụ tranh chấp, trình bày những giải pháp mà cơ quan này cho là hợp lý, lấy ý kiến các bên, xem xét các yêu cầu và phản đối… Báo cáo do ủy ban hòa giải soạn thảo không có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà chỉ là những khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.

Biện pháp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế

– Liên hợp quốc

Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, các cơ quan chính đều có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế với những mức độ khác nhau. Trong đó, vai trò chính thuộc về Hội đồng bảo an và Tòa án quốc tế.

Đối với những tranh chấp quốc tế có khả năng kéo dài, có thể đe dọa hoặc đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an có quyền:

  • Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác
  • Điều tra mọi tranh chấp hoặc tình thế nếu xét thấy diễn biến có thể gây bất hòa giữa các nước hoặc đe dọa hòa bình an ninh quốc tế
  • Kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thỏa đáng

Nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa hoặc phá hoại hòa bình, có hành vi xâm lược thì cơ quan này có quyền:

  • Yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời
  • Quyết định áp dụng những biện pháp phi quân sự
  • Áp dụng những biện pháp quân sự

– Tổ chức quốc tế khu vực

Văn bản pháp lý của một số tổ chức quốc tế khu vực có quy định về trình tự, thủ tục và hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên của mình.

Biện pháp phi quân sự là gì?
Biện pháp phi quân sự là gì?

Các khu phi quân sự hiện nay trên thế giới

Châu Phi

Khu phi quân sự tại bắc Morocco nằm giữa nước này và các thành phố do Tây Ban Nha kiểm soát là Ceuta và Melilla. Morocco chưa bao giờ thừa nhận hai thành phố trên thuộc lãnh thổ Tây Ban Nha.

Châu Âu

Đảo Síp

Khu phi quân sự đảo Síp phân cách Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại bắc đảo Síp (quốc gia tự tuyên bố độc lập nhưng không được quốc tế thừa nhận) với Cộng hòa Síp. Vùng này do Liên hợp quốc lập ra năm 1974 sau cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào đảo Síp.

Vùng phi quân sự Åland – Phần Lan

Khu phi quân sự Åland – vùng đất tự trị ở bờ biển phía đông của Phần Lan, được quy định bởi Hội Quốc Liên năm 1921, khi xảy ra bạo động ở đây trong hai năm 1920 – 1922.

Vùng đất trung lập nằm giữa Gibraltar của Anh và Tây Ban Nha. Dải đất này rộng bằng 2 lần tầm bắn đại bác, đặt ra bởi Hiệp định Seville năm 1729. Năm 1908, người Anh xây dựng một hàng rào bên phần đất trung lập do họ kiểm soát. Để tránh xung đột với Tây Ban Nha, hàng rào này được đặt cách lằn ranh 1m về phía Anh. Ngày nay, dù cả Anh và Tây Ban đều thuộc Liên minh Châu Âu, hàng rào này vẫn có tác dụng vì Gibraltar là vùng đất có thuế đặc biệt thấp. Biên giới hai bên mở cửa 24 giờ trong ngày cho phép Tây Ban Nha thu thuế các lượt hàng hóa, người qua lại.

Quần đảo Svalbard của Na Uy: Hiệp định Svalbard ngày 9 tháng 2 năm 1920 thừa nhận quyền kiểm soát của Na Uy trên quần đảo (vì vậy quần đảo này không phải khu trung lập), chấm dứt mọi tuyên bố của bất kỳ quốc gia nào về chủ quyền với quần đảo này. Hiệp định cũng quy định quần đảo là khu phi quân sự.

Châu Á

Vùng ngăn cách Kuwait và Iraq: đây là dải đất dài 120 dặm Anh (192km), rộng 4,8km (3 dặm Anh) về phía Kuwait và 9,6km (6 dặm Anh) về phía Iraq. Vùng phi quân sự này lập ra bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, chạy từ biên giới hai nước trên với A-rập Saudi đến bờ biển vịnh Péc-xích

Khu phi quân sự bán đảo Triều Tiên ngăn cách Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc, lập ra bởi Liên Hợp quốc năm 1953 cho phép Chiến tranh Triều Tiên ngừng bắn.

Cao nguyên Golan

Khu phi quân sự giữa Syria và Israel trên cao nguyên Golan, lập ra bởi Liên Hợp quốc năm 1974.

Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, 5km từ mỗi bên của sông Bến Hải theo quy định của Hiệp định Geneve năm 1954 (trên thực tế có chỗ không đúng 5km), ngăn cách hai miền Bắc – Nam ở Việt Nam. Hiện nay những dấu tích của khu phi quân sự này chỉ còn lại một số ít.

Nam Cực

Hiệp định Nam Cực ký bởi 45 quốc gia, có hiệu lực ngày 23 tháng 06 năm 1961, cấm mọi hoạt động quân sự tại Nam Cực, tuy vậy quân nhân và thiết bị quân sự vẫn có thể được huy động ở vùng này với mục đích hòa bình.

Khu vực phi quân sự
Khu vực phi quân sự

Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 – biểu tượng sự chia cắt của Việt Nam trong quá khứ

Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (được biết nhiều trên quốc tế với tên gọi Khu phi quân sự Việt Nam, tiếng Anh: Vietnamese Demilitarized Zone – V-DMZ) là một khu phi quân sự dọc theo 2 bờ sông Bến Hải được lập ra vào ngày 21/7/1954 theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, với mục đích ban đầu là 1 giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Về nguyên tắc, khu phi quân sự này rộng 1,6 km (một dặm Anh) về mỗi phía tính từ bờ sông Bến Hải, bắt đầu từ biên giới Việt Nam – Lào cho đến bờ Biển Đông. Dự kiến, đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Tuy vậy, nó thực tế trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh. Đến ngày 2/7/1976,Quốc hội Việt Nam chính thức xóa bỏ sự tồn tại của khu phi quân sự vĩ tuyến 17 khi thành lập Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên thực tế, đường giới tuyến quân sự tạm thời được quy hoạch từ Cửa Tùng lên đến Bến Tắt. Khu phi quân sự rộng hẹp không đều nhau, từ 2,5 – 6 km tùy từng nơi, nhằm đảm bảo không chia cắt xóm làng. Cả hai Miền đều đóng các đồn cảnh sát giới tuyến dọc theo tuyến quy hoạch này. Giới tuyến quân sự tạm thời được lập ra về danh nghĩa sau khi Hiệp định này được ký kết và có hiệu lực ngày 21/7/1954 mà chính thức được phân định sau ngày 25/8/1954, khi toàn bộ quân Pháp rút về phía Nam sông Bến Hải và việc kiểm soát ra vào Khu phi quân sự, qua lại giới tuyến bắt đầu từ ngày 21/2/1955. Từ đó, nơi này trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt trong hơn 10 năm cho tới tháng 10 năm 1967 thì Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và đồng minh quyết định tiếp tục leo thang nội Biểu tượng của sự chia cắt trong quá khứ (21/7/1954-2/7/1976) 17/5/2021 Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 6/7 loạn và chiến tranh khiến khu phi quân sự mất giá trị mà nằm trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Tiền thân của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) dù về danh nghĩa thì biên giới Bắc – Nam chỉ thực sự bị bãi bỏ ngày 2/7/1976. Dù hết sức nỗ lực ngăn chặn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn không thể cản được ý chí thống nhất đất nước của những người Cộng sản. Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam, toàn bộ các đồn cảnh sát Sài Gòn bỏ chạy và quận Trung Lương bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra Nghị định giải tán. Đường giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam tại sông Bến Hải được xóa bỏ [13] . Từ tháng 6/1969, vùng này nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho đến tháng 7/1976. Năm 1968 thì toàn bộ phía tây tỉnh Quảng Trị ở bờ nam được giải phóng bởi Mặt trận. Năm 1972 thì toàn bộ bờ nam sông Bến Hải của vĩ tuyến 17 bị quân”Giải phóng Miền Nam” chiếm giữ nhưng quân Cộng sản lại thất bại khi chiếm phía nam sông Thạch Hãn, dù bị đẩy lùi về sông Thạch Hãn nhưng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không bị mất hết bờ nam tỉnh Quảng Trị và vẫn tuyên bố một chủ quyền toàn bộ miền Nam. Ngày 2/7/1976, Quốc hội Việt Nam chính thức xóa bỏ sự tồn tại của khu phi quân sự vĩ tuyến 17 khi đổi tên đất nước sau khi nội chiến hết ở ngày 30/4/1975. Ngày nay, vùng V-DMZ ngày xưa hầu như không còn dấu tích gì của sự chia cắt. Chỉ còn một số.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button