Giáo dụcLớp 6

Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại nhắc lại hình ảnh của Lượm?

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại nhắc lại hình ảnh của Lượm?

 

phat bieu cam nghi ve tinh than chien dau qua cam cua chu doi vien lien lac trong bai tho luom cua to huu tai sao cuoi bai tho tac gia lai nhac lai hinh anh cua luom

Bạn đang xem: Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại nhắc lại hình ảnh của Lượm?

Bài mẫu Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại nhắc lại hình ảnh của Lượm?

Bài làm

Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ “Lượm” của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.

1. Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hi sinh và phẩm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc. Hình ảnh Lượm bỗng “cao lớn” phi thường:

“Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?”.

Giữa mặt trận “đạn bay vèo vèo”, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, “vụt qua”. Hai chữ “vụt qua” thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư “thượng khẩn”. Vì đó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ “Sợ chi hiểm nghèo?” vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Người chiến sĩ nhỏ khác nào “một đứa trẻ” đang dạo chơi trên đồng lúa trổ đòng đòng. Từ láy “nhấp nhô” gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đây khói lửa:

“Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng…”.

Nhà thơ như đang “nín thở” dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!”

Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hi sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn “nắn chặt” bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn “bay” giữa đồng lúa thơm ngọt ngào mùi sữa:

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”.

Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hi sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn liệt sĩ vừa thân thuộc bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!

2. Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại 8 câu thơ ở đoạn đầu: “Chú bé loắt choắt… Nhảy trên đường vàng”. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là “đầu – cuối tương ứng”, hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, nó có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hi sinh ngoài mặt trận, nhưng tình thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. “Có cái chết hóa thành bất tử”, đó là sự hi sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.

Ngoài bài học Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại nhắc lại hình ảnh của Lượm?, trong chương trình học Ngữ Văn lớp 6 còn có những bài học quan trọng khác như Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự và nội dung phầnSoạn bài Danh từ mà các em cần phải quan tâm.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button