Giáo dục

Phản xạ có điều kiện là gì? Ví dụ về phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được tích lũy trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định và qua quá trình rèn luyện, tích lũy mà có. Tuy nhiên, phải xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu như không được tập luyện hay củng cố thường xuyên.

Khái niệm phản xạ có điều kiện được hiểu một cách đơn giản nhất đó là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm,…Hay phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể và môi trường, giúp cơ thể con người thích nghi với các thay đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể, giúp đề phòng trước các tai nạn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Ví dụ phản xạ có điều kiện: Mùa đông thì lấy áo ấm mặc để không bị lạnh, trời nóng thì bật quạt, trời tối thì bật đèn, qua ngã tư thấy đèn đỏ liền vội dừng xe trước vạch kẻ,….

Phản xạ có điều kiện là gì?
Phản xạ có điều kiện là gì?

Phân loại phản xạ có điều kiện

– Dựa theo kích thích của phản xạ có điều kiện. Có 3 loại đó là:

  • Phản xạ có điều kiện từ nhiên: Được hình thành có điều kiện tự nhiên, dựa theo kích thích của phản xạ không điều kiện.Ví dụ như phản xạ tiết nước bọt khi có tiếng chuông
  • Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Là phản xạ được hình thành dựa trên kích thích của phản xạ có điều kiện
  • Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết: Là phản xạ nhân tạo nhưng tác dụng của phản xạ trước khi lưu lại cho phản xạ sau ví dụ như đi – đứng – chạy.

– Dựa theo các cơ quan cảm thụ có phản xạ có điều kiện: Thính giác, thị giác

– Dựa theo các cơ quan cảm giác: Có phản xạ có điều kiện cảm thụ và phản xạ có điều kiện ngoại cảm thụ.

– Dựa theo hệ thống phản ứng của cơ thể: Có phản xạ điều kiện cấp 1, cấp 2,…cấp phản xạ càng cao thì càng phức tạp.

Cơ sở và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện

Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện. Ví dụ: Thức ăn tác động lên khoang miệng là kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của chó được phối hiệu với tín hiệu ánh sáng mà trước đây thì không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính. Sau nhiều lần lặp lại, phối hợp với thức ăn, ánh sáng trở thành chất kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, con chó tiết nước bọt và không cần phải có thức ăn.

Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện xảy ra trước kích thích không điều kiện. Trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa 2 kích thích cần phải hợp lý.

Điều kiện thứ 3: Là cơ thể phải ở trong trạng thái tỉnh táo, các trung tâm phản ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não chính là điều kiện ở con người kể cả việc tập luyện kỹ năng, động tác thể thao.

Điều kiện thứ 4: Là tránh kích thích không cần thiết để gây ra những phản xạ không được dự định. Các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, nóng, lạnh,…sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành phản xạ có điều kiện.

* Ức chế phản xạ có điều kiện:

– Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành. Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi.

– Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:

  • Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
  • Hình thành các thói quen tập tính tốt.

Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành các đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không có điều kiện và có điều kiện ở vỏ não. Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là sợi dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn. Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt) ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não xuất hiện hưng phấn. Sau đó sẽ kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây ra một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não). Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn, các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và giữa 2 trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước. Đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thành động lực và khi bỏ thức ăn chỉ chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.

Ý nghĩa và tính chất của phản xạ có điều kiện

Các phản xạ có điều kiện là phổ biến và mang đặc tính được coi là vạn năng, chẳng hạn như mặc quần áo ấm khi trời lạnh và mặc quần áo mát, mỏng khi trời nóng. Phản xạ nhằm mục đích thích nghi với môi trường và nâng cao khả năng thích ứng. Các phản xạ có điều kiện có liên quan đến hay tham gia vào vỏ bán cầu đại não. Nếu không luyện tập thường xuyên thì sẽ không có tính ổn định cao. Ví dụ, kỹ thuật nhảy, động tác này được hình thành trên cơ sở của động tác cũ nên phải tập luyện thường xuyên để hình thành động lực. Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi. Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

Ý nghĩa và tính chất của phản xạ có điều kiện
Ý nghĩa và tính chất của phản xạ có điều kiện

Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Để phân biệt được phản xạ có điều kiện và không điều kiện bạn phải giải thích được khái niệm phản xạ không điều kiện là gì. Phản xạ không có điều kiện và phản xạ có điều kiện có những đặc điểm khác nhau nào?

Phản xạ không điều kiện là gì?

Phản xã không điều kiện là các phản xạ bẩm sinh, được di truyền lại cho các cá thể trong cùng một loài. Khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở… Ví dụ phản xạ không điều kiện: Khóc, cười, đau thì rụt tay lại,…

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

*Sự giống nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Mặc dù tên gọi của hai loại phản xạ có phần khác nhau nhưng chúng lại có một số điểm chung.

  • Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường.
  • Đây đều là những phản xạ giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường.
  • Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đều có sự tham gia của cung phản xạ. Các cung phản xạ gồm cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron li tâm và trung ương thần kinh.

*Sự khác nhau của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Ngoài những điểm giống nhau ở trên thì phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện còn có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt này giúp ta dễ dàng phân loại các phản xạ.

  • Phản xạ có điều kiện được hình thành bằng những sợi dây liên lạc tạm thời trong vỏ não. Còn phản xạ không có điều kiện được hình thành từ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não.
  • Phản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời. Phản xạ không có điều kiện thì có cung phản xạ đơn giản hơn.
  • Phản xạ có điều kiện phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có được. Còn phản xạ không có điều kiện sinh ra đã có và không cần phải học tập.
  • Phản xạ có điều kiện nếu không tập luyện thường xuyên sẽ dễ bị mất đi. Còn phản xạ không có điều kiện thì bền vững, không dễ bị mất đi.
  • Phản xạ có điều kiện mang tính cá thể, không di truyền. Còn phản xạ không có điều kiện mang tính chủng loại và có tính chất di truyền.
  • Số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn số lượng phản xạ không có điều kiện.

– Tính chất bẩm sinh:

  • Phản xạ không điều kiện: Phản xạ không điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Tất cả các sinh vật đều có loại phản xạ này khi mới sinh. Phẩm chất chung này tạo nên các hành động diễn ra trong vô thức. Với các điều kiện mà hoạt động được thực hiện, hoạt động được thực hiện khi không xác định được sự nguy hiểm hoặc cần thiết. Thậm chí có những phản xạ rất nhanh mà con người chưa phát triển được. Phản xạ không điều kiện không cần đào tạo hay rèn luyện vì nó vốn là bản năng của loài mang tính chất cụ thể và suốt đời. Các phản xạ có ở các loài khác nhau là khác nhau. Và sau khi nghiên cứu khoa học, thật dễ dàng để giải thích những phản xạ này: Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Cũng như các gắn kết với loài theo suốt thời gian dài, trong điều kiện bình thường. Có tính chất di truyền qua các thế hệ. Bởi tập tính được hình thành tạo nên bản năng. Ví dụ, nếu tay bạn chạm vào một vật nóng, tay bạn sẽ thu lại. Nếu đi ngoài nắng thì sẽ đổ mồ hôi, …
  • Phản xạ có điều kiện: Được xây dựng trong quá trình sống, với các kinh nghiệm và bài học. Đặc trưng với tính chất luyện tập có cường độ cao, thường xuyên, gắn với thời gian gần. Phản xạ này không có tính chất di truyền cũng như có thể cố gắng sửa đổi theo thời gian.

– Tính chất loài:

  • Phản xạ không điều kiện: có tính chất của loài mang đặc tính di truyền. Đặc biệt, không cần phải học tập hoặc gặp phải các tình huống đã xảy ra trước đó. Các phản xạ xảy ra một cách rất tự nhiên và không bị kiểm soát bởi các hành động. Giống như khi gặp nguy hiểm thì con mèo nó sẽ cuộn hay thu mình lại thành hình tròn, con nhím sẽ cuộn lông và xù gai xung quanh của chúng lên. Đối mặt với những nguy hiểm thường xuyên, hai con vật này vô thức tự bảo vệ chúng.
  • Phản xạ có điều kiện: Các phản xạ riêng lẻ có những tính chất cá thể của các cá nhân riêng biệt khác nhau. Với các giai đoạn thời gian quá xa, có thể các phản xạ cũng không được giữ lại.

– Trung tâm phản xạ:

  • Phản xạ không điều kiện: Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh trung tâm của phản xạ gót chân. Phản xạ đùi bìu là ở tủy sống hay các bộ phận khác của cấu tạo cơ thể sống. Tất cả đều được giải thích với tính chất vô thức và không thể sửa. Mang đến các bản năng chắc chắn sẽ được thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể.
  • Phản xạ có điều kiện: Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não với các ghi nhớ và luyện tập nhuần nhuyễn. Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện. Khi đó, các cách thức giải quyết được tiến hành thực hiện nhanh chóng.

– Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích:

  • Phản xạ không điều kiện: Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ bị kích thích. Có thể nói nó là mối liên kết ràng buộc vĩnh viễn giữa con người và môi trường xung quanh. Với các điều kiện phản ánh của môi trường sẽ là các trả lời tương ứng của cơ thể. Cũng như gắn với đúng các tình huống cụ thể, chính xác thì phản xạ sẽ được thực hiện. Tùy thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử. Ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng như vào mắt. Với hoạt động thực hiện không mang đến tác nhân kích thích. Và do đó mà không diễn ra phản xạ không điều kiện.
  • Phản xạ có điều kiện: Chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ. Với luyện tập cường độ cao trong thời gian dài. Các tình huống càng thường xuyên lặp lại, phản xạ càng được nhớ lâu. Từ đó mà các hành động phản xạ lại luôn theo cách thức quy định.

Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Ví dụ về phản xạ có điều kiện

Sau đây là một số ví dụ về phản xạ có điều kiện:

– Xe máy, xe ô tô dừng lại khi có đèn đỏ

– Trời lạnh, tự biết mặc thêm áo khoác vào

– Khi thấy chõ dữ, bạn bỏ chạy hoặc đứng yên để né tránh nó

– Khi nhà tối, bạn tự biết bật đèn cho sáng lên

– Nghe tiếng ai gọi tên mình, liền quay đầu lại

– Biết bật quạt khi trời nóng

– Biết chữ, biết làm toán

– Thấy mưa biết mặc áo mưa

–  Chạy xe đạp

– Thầy giáo bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào

–  Gặp người lớn phải chào

– Biết bật quạt khi trời nóng.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button