Tổng hợp

Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Anh – Sai lầm thường gặp trong làm bài đọc hiểu tiếng Anh

Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Anh

Đọc đề bài và câu hỏi phía dưới

– Với những em có vốn từ ít thì đây là chiến thuật giúp các em làm bài kịp thời gian. Vì khi vốn từ quá ít, mình chẳng hiểu được hết đoạn văn nói về điều gì. Thế nên cứ kéo dài dẫn đến hết thời gian mà các em còn cảm thấy chán nản và xuống tinh thần.

– Việc đọc trước câu hỏi sẽ giúp các em không đi lan man, tập trung được ý chính mà câu hỏi đề cập trong đoạn văn. Vì vậy, các chỉ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó một cách nhanh và rút ngắn thời gian.

– Khi các em nắm được yêu cầu của đề bài, nó giúp các em hiểu được dạng câu hỏi này sẽ trả lời theo hình thức nào, từ đó mình đưa ra chiến lược để trả lời.

Tìm từ khóa trong bài liên quan đến câu hỏi

– Khi em nắm được từ khóa (keywords) của câu hỏi, em có thể tìm được câu trả lời mà chẳng cần phải hiểu hết câu hỏi muốn nói gì. Đây chính là lý do mà các em chẳng cần dò từng chữ để dịch, hãy tập trung vào từ khóa hoặc những từ ngữ quan trọng của câu hay đoạn mà thôi.

– Nếu dò các từ khóa của câu hỏi vào bài làm mà các em không tìm ra, hãy chú ý từ đồng nghĩa. Vì có thể khi đưa vào bài đọc, nó sẽ chuyển sang từ đồng nghĩa để gây khó dễ cho các em một tí.

– Với câu hỏi “matching” (Match each statement with correct person) thì mình sẽ sử dụng kỹ thuật scanning. Các em chỉ cần dò nhanh một vài từ cục thể trong bài thôi, ví dụ: tên người, địa điểm, thời gian,…

Nắm được bố cục của bài viết

– Thông thường các bài viết đều có bố cục bài viết rõ ràng và logic. Bố cục của nó gồm 3 phần: mở bài, thân bài và phần kết.

– Mở bài sẽ giới thiệu bao quát và đưa ra các ý chính sẽ xuất hiện trong thân bài, sẽ có một câu chủ đề trong phần mở đầu này. Khi đọc hiểu mở bài, các em sẽ nắm được phần thân sẽ có bố cục như thế nào.

– Phần thân bài thì giải thích, phân tích, làm rõ vấn đề mà mở bài đặt ra. Thường thì thân bài sẽ chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ giải thích một ý chính. Chỉ đọc một vài câu đầu và câu cuối của mỗi đoạn thôi, tìm được Topic sentence (câu chủ đề) là đủ rồi. Lúc này mình áp dụng kỹ thuật Skimming. Chỉ đọc lướt qua ý chính để hiểu được cả đoạn.

– Tiếp theo, các em phải nắm được tên đề bài hay câu chủ đề. Nó thể hiện được ý chính của đoạn văn muốn nói gì.

Suy đoán dựa vào ngữ cảnh của bài đọc

– Đây thật sự rất cần thiết để áp dụng với những người vốn từ yếu. Vì những bài luận này thường hay nghiêng về các từ ngữ chuyên ngành. Điều này thật khó để hiểu được từng câu chữ trong bài văn. Chỉ cần em dựa vào ngữ cảnh, em có thể đoán được ý của đoạn

– Chú ý đến giọng điệu và thái độ của người viết để trả lời các câu hỏi Multiple-Choice Question.

Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng anh
Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng anh

Nâng cao kỹ năng đọc hiểu

Các mẹo nhỏ để các em làm bài cũng chỉ là tạm thời và tùy trường hợp. Chính các em phải trao dồi thêm để chính mình được nâng cao kỹ năng này. Học nhiều, áp dụng nhiều sẽ giúp các em tiến bộ rõ ràng. Hãy đầu tư thời gian để mở rộng kiến thức nền,xây dựng vốn từ phong phú thì các em sẽ giỏi thôi.

Bài đọc hiểu nên làm sau cùng

Trước khi đi vào những bí quyết có thể giúp bạn chinh phục bài đọc hiểu, có một lời khuyên dành cho bạn: bài đọc hiểu làm sau cùng nếu bài thi có những phần khác. Việc làm dạng bài này đầu tiên có thể dẫn tới việc mất quá nhiều thời gian để dịch nghĩa, vốn từ không tốt còn khiến bạn lo lắng, điều này đồng nghĩa với việc thời gian cho các bài khác giảm đi và ảnh hưởng chung tới điểm số.

Đọc hướng dẫn đề bài và câu hỏi trước

Việc đọc hiểu yêu cầu của đề bài sẽ giúp bạn biết cách trả lời sao cho hợp lệ và lựa chọn phương pháp làm bài chính xác. Khi đã nắm được yêu cầu của đề, bạn chuyển sang đọc câu hỏi. Nó sẽ giúp bạn xác định rõ ràng cần tìm kiếm thông tin gì trong đoạn để trả lời, tránh việc mất nhiều thời gian đọc những câu không quan trọng.

Không cần trả lời câu hỏi theo đúng thứ tự

Thực chất là các câu hỏi trong phần thi đọc hiểu cũng không được sắp xếp theo thứ tự các đoạn văn, nên việc chọn trả lời theo tứ tự từ 1 đến hết là sai lầm. Vẫn một nguyên tắc bất bại trong mọi kì thi: dễ làm trước, khó làm sau. Với bài đọc hiểu, bạn nên đi từ chi tiết tới tổng quát: trả lời các câu hỏi về nội dung chi tiết của đoạn, câu hỏi về từ vựng,… rồi chuyển sang câu về nội dung chính của cả bài.

Không bối rối khi gặp từ mới

Dù trình độ của bạn đã ở một mức nhất định thì cũng không đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp bất kì một từ mới nào trong bài thi. Vì thế, bạn cần bình tĩnh và đoán nghĩa của từ dựa vào chủ đề và ngữ cảnh. Mặc dù cách đoán nghĩa này khá “hên xui” nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với bỏ qua.

Bỏ túi kỹ thuật scanning và skimming

Kỹ thuật scanning, hiểu một cách đơn giản là đọc và đi tìm từ khóa. Từ khóa là những từ thể hiện nội dung cần truyền tải của câu, nếu thiếu bất cứ một từ khoá nào sẽ làm nội dung câu không trọn vẹn. Chỉ giữ lại từ khóa và bỏ đi phần còn lại của câu, người ta vẫn có thể hiểu được người viết muốn thể hiện điều gì. Vì thế, khi làm bài, bạn cần xác định từ khóa của cả câu hỏi và đoạn văn để có thể đưa ra được đáp án chính xác. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên những từ đồng nghĩa của chúng nữa nhé.

Áp dụng kỹ thuật skimming, ở mỗi đoạn văn bạn chỉ cần đọc kĩ câu đầu và cuối vì thông thường chúng chứa thông tin chủ đề của đoạn, các câu ở giữa chỉ bổ sung để làm rõ ý của chủ đề. Nắm được chiến thuật này, bạn đã biết mỗi đoạn muốn truyền tải điều gì và tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.

Sai lầm thường gặp trong làm bài đọc hiểu tiếng Anh

Quá phụ thuộc vào từ vựng

Từ vựng thực sự quan trọng và nếu chúng ta đọc và hiểu hết nghĩa của từng từ và câu văn trong bài đọc chắc chắn các em sẽ đạt điểm cao. Nhưng vấn đề là nếu các em chỉ ngồi đọc và dịch câu thì sẽ không đủ thời gian làm bài. Chính vì thế các em sẽ phải cần các chiến thuật và mẹo làm bài với dạng bài tập này.

Các em nên nhớ rằng mục đích chính của bài đọc hiểu là để kiểm tra KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU của các em chứ không phải kiểm tra từ vựng.

Trả lời câu hỏi theo thứ tự

Thực chất là các câu hỏi trong phần thi đọc hiểu cũng không được sắp xếp theo thứ tự các đoạn văn, nên việc chọn trả lời theo tứ tự từ 1 đến hết là sai lầm.

Phân bổ thời gian không hợp lý, không có chiến lược làm bài phù hợp

Để làm bài đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải có vốn từ rộng và nắm chắc ngữ pháp. Vì vậy mà khi làm phần này đầu tiên dễ dẫn đến tình trạng học sinh đầu tư quá nhiều thời gian vào việc dịch văn bản. Việc làm này sẽ làm giảm thời gian để làm các phần khác trong bài thi.

Sai lầm thường gặp trong làm bài đọc hiểu tiếng Anh
Sai lầm thường gặp trong làm bài đọc hiểu tiếng Anh

Quyết định chọn đáp án một cách vội vàng

Một số bạn chỉ đối chiếu đáp án với phần thông tin trong bài đọc về mặt từ vựng, xem rằng các từ trong đáp án/ câu hỏi có khớp với thông tin trong ngữ liệu hay không, nếu khớp chọn luôn đáp án đó mà không để ý đến cách tác giả diễn đạt, sử dụng cấu trúc ngữ pháp.

Áp dụng một số phương pháp làm nhanh một cách máy móc

Đối với các câu hỏi từ vựng ở dạng tìm từ đồng nghĩa hoặc từ gạch chân/ in đậm được dùng thay cho từ/cụm từ nào, các bạn học sinh rất hay làm theo những “tips” : đó là từ xuất hiện ở đầu/ cuối câu trước nó; hay như dạng bài tìm từ đồng nghĩa , các bạn hay chọn những từ đã xuất hiện trong bài đọc, cũng có khi đúng nhưng thường thì đó là những đáp án gây nhiễu.

Còn nhiều lỗi mà học sinh mắc phải trong quá trình làm đọc hiểu, với kinh nghiệm của mình, trong bài viết tiếp theo cô sẽ chia sẻ một vài phương pháp, hi vọng rằng sẽ tiếp thêm cho các em động lực và hướng đi cụ thể trong quá trình chinh phục dạng bài đọc hiểu.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button