Giáo dụcLớp 12

Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

phan tich phan 2 doan trich dat nuoc

Văn mẫu phân tích phần 2 của bài Đất nước chọn lọc

Bạn đang xem: Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

I. Dàn ý Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả
– Giới thiệu sơ qua về tác phẩm

2. Thân bài

* Khái quát qua về phần 1 đất nước được cảm nhận qua phương diện lịch sử, chiều sâu không gian và thời gian
– Đất nước có từ bao giờ ?
– Định nghĩa về đất nước

* Phần hai: Đất nước của nhân dân
– Tất cả những gì của đất nước không chỉ là của thiên nhiên tạo ra mà là những phẩm chất tốt là một phần máu thịt của những người dân
– Tình yêu thương sự thủy chung son sắc mà ta có “hòn Trống” “hòn Mái”
– Nhờ có truyền thống hiếu học mà ta có “núi Bút” “non Nghiên”
– Nhờ có tình yêu quê hương đất nước tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm mà ta có những di tích lịch sử về quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích phần 2 của bài thơ Đất nước tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (Chuẩn)

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những sáng tác của ông nổi bật với phong cách thơ đậm chất chính luận và trữ tình với cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng. Trường ca “Mặt đường khát vọng” tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm được sáng tác vào năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên nhằm mục đích thứ tỉnh thanh niên đô thị vùng tạm chiến miền Nam về sứ mệnh với cuộc chiến chống Mỹ. Đoạn trích “Đất nước” nằm trong chương năm của đoạn Trường ca và một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm viết về đất nước.

Mở đầu đoạn trích tác giả đã có cảm nhận mới mẻ về quá trình hình thành đất nước. Đất nước hình thành một cách bình dị gần gũi và gắn bó với cuộc sống hàng ngày, đó là những câu truyện cổ tích, hay những câu ca dao, những phong tục của người dân, đất nước.

Trong khổ thơ thứ hai, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện cách cảm nhận mới lạ mà cũng quá đỗi bình dị về hai tiếng Đất nước. Đất nước là gì? Đất nước là những thứ gần gũi với chúng ta, là con đường ta đi học là lớp học chúng ta ngồi là bến nước em tắm là cây đa giếng nước là sân đình làng là không gian riêng cho đôi lứa yêu nhau. Đất nước còn là sự hòa quyện cá nhân với cá nhân với cộng đồng, đất nước là sự hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu tổ quốc. Đất nước là những truyền thống đẹp là nơi gần gũi với mỗi con người chúng ta, đất nước là máu xương là huyết hệ, là thân thể ruột thịt, là những gì ta bảo vệ dù cho có phải hi sinh tất cả.

Theo tác giả Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân là chủ nhân của đất nước là người gìn giữ bảo vệ và xây dựng đất nước. Để làm sáng tỏ tư tưởng đó tác giả đã xem xét thật kỹ các tầng địa lí, lịch sử, văn hóa đất nước để chứng minh được nhân dân là người làm ra đất nước ở không gian địa lý.

Nguyễn Khoa Điềm đã ngắm nhìn đất nước qua những danh lam thắng cảnh trải dài khắp đất nước. Tất cả các địa danh đó đều gắn liền với những di tích lịch sử một sự thật mà lịch sử đã chứng kiến. Nói cách khác đấy chính là những huyền thoại những sự tích sự thật lịch sử về nội dung đã làm lên địa danh đó biến chúng trở thành những danh lam thắng cảnh những di tích lịch sử văn hóa được mọi người thừa nhận và biết đến nó, là người vợ nhớ người chồng đã lên núi “Vọng Phu”, là những vợ chồng yêu nhau ghép lên hòn Trống Mái, những người học trò nghèo đã tạo nên những núi Bút non Nghiên hay những Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm đã đóng góp công sức tạo lên những địa danh mang tên mình.

Trong cảm nhận của nhà thơ mỗi danh lam thắng cảnh không chỉ là nét vẽ tô điểm cho đất nước hình chữ “S” của chúng ta mà còn là ẩn chứa trong mấy ngàn năm cho sự thủy chung tình nghĩa vợ chồng, tình thần yêu nước truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm ý thức cội nguồn biết ơn những người đi trước những người có công với đất nước, tinh thần hiếu học ý chí vượt qua khó khăn gian khổ, tinh thần xả thân vì cộng đồng. Khai thác đất nước ở phương diện địa lí tác giả không chỉ cảm nhận đất nước trù phú mà cảm nhận nhiều miền đất nhiều địa danh với những cái tên dân giã.

Đặc biệt nhà thơ không chỉ ngắm đất nước ở hình dáng bên ngoài mà còn nhìn sâu vào bên trong để phát hiện chính những người dân là những người làm nên những địa danh đó để từ đó tác giả đi đến kết luận mang tính khái quát.

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp miền tổ quốc trên đều là do nhân dân tạo ra, đều là sự kết tinh từ bao công sức của những con người bình thường vô danh. Hay nói cách khác nhân dân chính là người tạo ra đất nước từ mọi phương diện địa lí. Với cấu trúc quy nạp nghệ thuật liệt kê động từ “góp” được lặp lại nhiều lần nhà thơ khẳng định công sức lao động làm nên những địa danh ấy.

Tác giả còn khai thác trên phương diện lịch sử tác giả đã nhìn vào bốn nghìn năm lịch sử của nước ta để thấy nhân dân là những người cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu, trong bốn nghìn năm lịch sử có những mốc son chói lọi do các vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Đại Vương, Nguyễn Huệ… không chỉ những anh hùng nổi tiếng tác giả còn nói đến sự hi sinh âm thần của những người vô danh họ có thể là những anh lính họ hi sinh tuổi thanh xuân để bảo vệ đất nước họ đã nằm lại chiến trường họ không tên không tuổi nhưng họ cống hiến hết mình cho tổ quốc, hay là những người ngày đêm hăng say lao động sản xuất. Họ làm nên đất nước bằng cánh chuyền cho ta những giá trị vật chất, tinh thần bằng lúa gạo, tiếng nói, ngọn lửa, bản sắc văn hóa dân tộc.

Họ là những người đấu tranh chống giặc ngoại xâm để tạo dựng chủ quyền xây dựng nền móng cho các thế hệ mai sau và các thế hệ sau này thay nhau gìn giữ đất nước và phát triển đất nước. Nhà thơ khẳng định vai trò của nhân dân trong việc gìn giữ những truyền thống văn hóa để làm nên một đất nước đẹp.

Giọng điệu nhẹ nhàng linh hoạt khi thì thủ thỉ khi thì trang nghiêm sử dụng tốt những chất liệu văn hóa, dân gian và có sự hòa quyện của chính luận và trữ tình đi sâu vào trong tâm trí của người đọc, phần hai của đoạn trích Đất nước không chỉ lí định nghĩa Đất nước mà còn thể hiện quan niệm của tác giả về tư tưởng Đất nước của nhân dân.

———————HẾT——————

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đến những quan niệm, cảm nhận mới mẻ về đất nước. Bên cạnh việc khám phá những nét mới mẻ này qua bài Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, các em còn có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 12 khác như phân tích Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm để mở rộng vốn hiểu biết của mình.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button