Giáo dụcLớp 10

Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ

Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ Ngôn chí. Đây là câu hỏi thường gặp trong phần đọc hiểu Ngôn chí bài 10. Mời các em theo dõi bài học dưới đây để biết cách trả lời sao cho đúng và nắm trọn 1 điểm của câu hỏi này nhé.

Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ
Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ

Ngôn chí Bài 10

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Bạn đang xem: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Câu hỏi liên quan: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10

Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ

– Hai câu thực:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa bẻ cây

– Nghệ thuật đối – chính đối: Mỗi câu trình bày một sự việc ở thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên một ý – lối sống thanh cao của cao nhân mặc khách diễn ra nơi thôn quê với trăng gió, cây và hoa

  • Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Trăng soi bóng trong chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng
  • Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành…

Nội dung chính bài Ngôn chí bài 10

Khung cảnh thiên nhiên bình yên mà nhà thơ đang sống. Cuộc sống an nhàn, thanh tịnh, giản dị và mộc mạc chỉ lấy thiên nhiên, cảnh vật làm niềm vui thoát khỏi chốn quan trường xô bồ.

Bố cục bài Ngôn chí

Chia bài thơ thành 4 phần:

– Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

– Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

– Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

– Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

Tóm tắt bài Ngôn chí

Văn bản vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.

Tìm hiểu tác phẩm Ngôn chí

1. Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

2. Xuất xứ: Ngôn chí là bài thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

3. Tóm tắt: – Văn bản vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.

4. Bố cục

Chia bài thơ thành 4 phần:

– Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

– Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

– Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

– Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

5. Giá trị nội dung: 

– Thể hiện khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ

– Tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình

6. Giá trị nghệ thuật: 

– Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư.

– Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.

– Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).

Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản Ngôn Chí – Bài 10

1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

– Đề tài: Nói chí

– Thi liệu: cảnh thiên nhiên trước am trúc – nơi yên tĩnh, bữa cơm có dưa muối, áo mặc gấm là, nước trong, ao thưởng trăng, vườn hoa, đêm tuyết rơi.

– Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

2. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Thiên nhiên: yên bình, thanh tĩnh, nên thơ, vừa giản dị vừa thanh cao

+ Khung cảnh nhìn từ một am trúc thanh bình, tách rời khỏi những ồn ào của cuộc sống.

+ Cảnh vừa nên thơ (có ao trong để ngắm trăng, có hoa, có tuyết rơi trong đêm), vừa giản dị (hình ảnh đất cày, ruộng vườn được cày cuốc).

– Tâm trạng nhân vật trữ tình:

+ Nhàn nhã, thanh thản: thả mình tận hưởng cuộc sống điền viên.

+ Hài lòng với cuộc sống, dù ăn cơm với dưa muối, mặc áo the.

+ Lãng mạn, thi sĩ: ngắm trăng, ngắm tuyết, làm thơ, ngâm thơ.

3. Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

– Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư.

– Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.

– Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).

4. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả.

– Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

– Tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.

******

Trên đây là đáp án cho câu hỏi Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ do thầy cô biên soạn và chọn lọc. Hy vọng dựa vào đây, các em hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button