Giáo dục

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta ngắn gọn, hay nhất (5 Mẫu)

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta bao gồm dàn ý chi tiết cùng 5 bài văn mẫu hay nhất do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi
Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi

Dàn ý Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
  • Nêu khái quát cảm xúc về bài thơ.

II. Thân bài:

1. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

– Tiếng gọi trìu mến, thân thương “Việt Nam đất nước ta ơi”.

– Cảnh sắc thiên nhiên:

  • “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”: từ láy “mênh mông” cùng biện pháp so sánh đã tô đậm sự trù phú của những cánh đồng lúa.
  • “Cánh cò bay lả rập rờn”: gợi hình ảnh cánh cò bay lượn trên bầu trời. -> mở ra không gian thanh bình, yên ả.
  • “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”: vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa nên thơ của đỉnh Trường Sơn hùng vĩ.

=> Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật tươi đẹp, rực rỡ -> mở ra khung cảnh Việt Nam yên bình, trù phú.

2. Vẻ đẹp con người Việt

  • “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”: đức tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của ông cha ta từ ngàn đời xưa.
  • “Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”: phẩm chất kiên cường, anh dũng, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”: nhấn mạnh bản tính lương thiện, hiền hòa vốn có của người Việt Nam.
  • “Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”: tấm lòng thủy chung, sắt son của con người.
  • “Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”: sự khéo léo, tài hoa của nhân dân.

3. Cảm nghĩ về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

  • Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
  • Lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa “Việt Nam đất nước ta ơi”, so sánh “Tay người như có phép tiên”,…

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta – Mẫu 1

Việt Nam – Đất nước thân yêu của những người dân Việt Nam.Một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dành độc lập.Việt Nam anh dũng nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tự nhiên.Một trong những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp bình dị Việt Nam được thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài thơ:”Việt Nam đất nước ta ơi!…” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam:

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta ngắn gọn, hay nhất (5 Mẫu)

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

Nhà thơ đã coi Việt Nam là một người bạn thân từ rất lâu:”Việt Nam đất nước ta ơi!”.Việt Nam như một người bạn thân thiết dã rất thân thuọc và gần gũi không chỉ với tác giả mà cả chúng ta. Từng lời thơ vang lên mộc mạc như hiện lên trước mắt người đọc một làng quê thanh bình, yên ả nhưng không hoang vu, heo hút mà nơi đấy lại ấm áp. Những cánh đồng mênh mông tưởng chừng như vô tận đang dần hiện ra trước mắt người đọc. Những biển lua mênh mông, bát ngát và xanh mát, mang theo hương thơm dịu nhẹ của cánh đồng Việt Nam khiến ai đã từng chứng kiến đều muốn quay lại, nhất là khi lúa chín.

Những bông lúa chín vàng treo lủng lẳng, những hạt lúa vang ươm chắc nịnh theo gió bay xa manh theo bao hạnh phúc về một vụ mùa bội thu. Chiều chiều, từng đàn cò trắng rập rờn cánh bay trở thành những câu hát quên thuộc của đồng quê:”Con cò là cò bay lả,lả bay la. Bay từ là từ ruộng lúa,bay ra là ra cánh đồng.Tình tính tang là tang tính tình…”.Rồi cả dãy núi Trường Son sớm chiều may bay che phủ một làn sương trắng mỏng manh.

Những cách đồng mênh mông, bát ngát; những cánh cò bay lả rập rờn và đỉnh Trường Sơn mây mờ che phủ như đã được thổi hồn vào làm cho những cảnh vật ấy có sức sống . Từ đó, khổ thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, giản dị, mộc mạc của thiên nhiên Việt Nam , đồng thời thể hiện tình yêu những vẻ đẹp bình dị, dân dã dất nước của tác giả.

Nếu khổ thơ thứ nhất là về thiên nhiên đất nước thì khổ thơ thứ hai lại nói về con người Việt Nam. (trích dẫn khổ 2:Quê hương bết mấy thân yêu…Chìm trong bể máu lại vùng đứng lên”.

Con người Việt Nam luôn cần cù, chịu thương chịu khó.Từ khi xây dụng đất nước đến khi lúc chiiens đáu để bapr vệ tổ quốc thân yêu, người Việt Nam luôn chịu rất nhiều cực khổ:đói kem, mất mùa, chết chóc.Nhưng không vì vậy mà người Việt Nam chịu bỏ cuộc.Họ không cam tâm bị mất nước nên họ phải đấu tranh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ chủ quyền đôc lập.

Giặc kia dù mạnh thế nào, cao siêu bao nhiêu thì cũng sẽ chịu cúi đầu trước những con người dũng cảm mà thôi. Một dân tộc trước kia bị xem thường rồi cũng sẽ vươn lên.Con người việt nam là thế đấy, luôn cố gắng vươn lên, chiến thắng mội kẻ thù xâm lược, làm cho những đế quốc hùng mạnh rồi cũng bị tiieu diệt như bài Nam quốc sơn hà đã viết:

“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Từ hai khổ thơ đầu, nhả thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam,đồng thời nhà thơ cũng thể hiên tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc đối với quê hương đất nước.Qua đoạn thơ, ta càng cảm thấy yêu mến và trân trọng quê hương nhiều hơn.Đó cũng là một lời với mối người:”Bất kể ai đi xa cũng luôn hướng về quê hương thân yêu.

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta – Mẫu 2

Với trái tim đong đầy yêu thương cùng ngòi bút tài tình, các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi thường hướng tới chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước. Nổi bật trong những sáng tác đó phải kể đến tác phẩm “Việt Nam quê hương ta”. Bài thơ đã để lại cho em biết bao rung động về vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam thân thương.

Trước hết, câu thơ mở đầu vang lên thật trìu mến:

“Việt Nam đất nước ta ơi”

Bằng việc sử dụng từ “ơi”, tác giả đã làm nổi bật sắc thái trìu mến, tha thiết. Giờ đây, câu thơ giống như lời mời gọi thân thiết mọi người hãy ghé thăm phong cảnh đất nước:

“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

Bức tranh thiên nhiên được khắc họa thật tài tình qua muôn vàn cảnh sắc. Đầu tiên, đó là khung cảnh trù phú, trải dài bất tận của những cánh đồng lúa. Đó còn là cảnh tượng thanh bình, yên ả ở mỗi miền quê “cánh cò bay lả”. Hay đó là vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ của dãy Trường Sơn lịch sử. Có thể thấy, mỗi cảnh sắc đều mang những nét riêng biệt nhưng đặt trong tổng thể lại vô cùng hòa hợp. Sự hòa hợp ấy đã tạo nên một Việt Nam yên bình, trù phú, bát ngát.

Bức tranh quê hương càng thêm nổi bật nhờ sự xuất hiện của con người Việt:

“Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Ngàn đời nay, đất nước thân yêu của chúng ta phải đối mặt với biết bao vất vả, đau thương. Chính vì thế, nhân dân đã không ngừng cố gắng, chăm chỉ để dựng xây và bảo vệ nước nhà. Họ cần mẫn, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất. Từ hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn”, ta cũng thấy được sự tần tảo, cần cù của cha ông bao thế hệ. Ở những dòng thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục tô đậm vẻ đẹp dân tộc Việt trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

Chính mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những vị anh hùng dân tộc. Khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lăng, họ đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu. Dù phải đổ máu hi sinh, họ vẫn vững lòng quyết chí “vùng đứng lên”, không hề run sợ nao núng. Bản lĩnh anh hùng, ý chí lớn lao đã giúp họ có sức mạnh để đạp đổ quân thù, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước nhà. Và sau này, hòa bình lặp lại, những con người tay cầm súng gươm lại trở về với bản tính hiền hậu, lương thiện vốn có. Con người Việt còn hiện lên với tấm lòng chung thủy, son sắt:

“Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Hình ảnh người con gái với đôi mắt long lanh làm chúng ta không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Và ta càng thêm rung động nỗi niềm thương mến khi cảm nhận được tâm tình thủy chung, một lòng một dạ ở họ.

Cuối cùng, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng không quên khẳng định sự khéo léo của nhân dân ta:

“Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Mỗi vùng miền trên đất nước đều nổi tiếng với một nghề truyền thống nào đó. Tiếp nối bước chân của cha ông, tổ tiên, thế hệ sau vẫn ngày ngày kế thừa, phát huy các công việc ấy. Nhờ vậy, mảnh đất quê hương trở nên phong phú, giàu có với trăm nghề. Có thể nói, chính những đôi bàn tay tài hoa đã làm nên các giá trị tốt đẹp cho đất nước.

Với việc sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc, lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc kết hợp cùng các biện pháp tu từ: nhân hóa “Việt Nam đất nước ta ơi”, so sánh “Tay người như có phép tiên”,… tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và phẩm chất đáng quý ở con người Việt Nam.

Đọc bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em cảm thấy vô cùng tự hào, yêu mến về Tổ quốc. Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã mang đến một tác phẩm giàu ý nghĩa, giàu sức sống như vậy. Mong rằng, những giá trị tốt đẹp của bài thơ sẽ sống mãi theo dòng chảy thời gian.

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta – Mẫu 3

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam – sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cũng như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.

Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung – “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người – “tay người như có phép tiên”. Từ những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt tác. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.

Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước của mình.

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta – Mẫu 4

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều tác phẩm viết về quê hương. Trong đó có bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc. Với ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi khiến cho lời thơ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Mở đầu, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên Việt Nam hài hòa. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, những cánh cò trắng bay lả rập rờn và đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam. Mảnh đất nghèo khó đã nuôi lớn những bậc anh hùng. Mảnh đất đau thương chìm trong máu lửa chiến tranh nhưng vẫn kiên cường vùng lên đập tan quân thù:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

Và rồi một đất nước Việt Nam xinh tươi, yên bình đã trở lại. Mảnh đất bốn mùa chan hòa, màu mỡ đã nuôi dưỡng cho ra những hoa thơm cỏ ngọt. Và con người Việt Nam luôn giữ gìn tấm lòng thủy chung, son sắc:

“Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Không chỉ vậy, mảnh đất Việt Nam cũng thật giàu truyền thống. Mỗi vùng đất lại gắn với một nghề truyền thống trăm vùng thì có trăm nghề khiến cho khách phương xa phải tìm đến xem:

“Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Hình ảnh so sánh độc đáo “tay người như có phép tiên” đã cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người Việt Nam. Câu thơ cuối gợi ra nghề truyền thống làm nón, với hình ảnh chiếc nón bài thơ độc đáo.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam quê hương ta đã giúp người đọc cảm nhận được về một đất nước Việt Nam thật đẹp đẽ, con người Việt Nam với phẩm chất đáng quý. Từ đó, mỗi người thêm cảm thấy tự hào về quê hương của mình.

Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta – Mẫu 5

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:

“Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:

“Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.

Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.

“Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Ngoài phẩm chất tốt đẹp, con người Việt Nam cũng thật tài năng – “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Việt Nam quả là một đất nước giàu truyền thống. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu thơ cuối gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

*****

Trên đây là 5 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button