Giáo dục

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi ngắn gọn, hay nhất (6 Mẫu)

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi bao gồm 6 bài văn mẫu hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi ngắn gọn, hay nhất (6 Mẫu)

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi
Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 1

Nguyễn Đình Thi là người đã khởi xướng cách tân thơ bằng việc làm thơ không vần, gây một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới văn nghệ sĩ ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Không chỉ nói lí thuyết, nhà thơ còn thể nghiệm bằng những bài thơ của chính mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn đến sự cách tân thơ tình trong một bài thơ cụ thể. Bài Nhớ của Nguyễn Đình Thi được công bố năm 1954.

a) Từ nỗi nhớ hẹp trong ca dao đến nỗi nhớ rộng của người chiến sĩ

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Rõ ràng, về cách nhìn sự vật qua tâm trạng nhớ, bằng con mắt nhớ, khổ thơ gợi cho ta liên tưởng ngay đến cách nói của ca dao:

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt

Nhưng tác giả bài Nhớ không hề lặp lại ca dao. Tiếp thu cách nói ấy, người viết đã đổi mới nó, nâng lên tầm vóc mới, tương xứng với tầm hoạt động của người chiến sĩ của cách mạng và kháng chiến.

Ngôi sao và ngọn lửa không chỉ được nhìn bằng tâm trạng nhớ, là cái cớ để bộc lộ nỗi nhớ. Sao và lửa mang nỗi nhớ CHÁY SÁNG để tham gia vào cuộc chiến đấu này, để “soi đường”, để “sưởi ấm” cho người chiến sĩ chứ không phải chỉ là người thuần túy tương tư. Như vậy là người yêu, người nhớ và người chiến sĩ gắn bó hài hòa. Người chiến sĩ đem đến cho người đang yêu trong mình, tạo cho anh một tư thế, một tầm vóc lớn, gắn với không gian rộng dài hơn không gian của tình yêu bình thường.

Trong các bài ca dao tình yêu, không gian nhớ thường bó hẹp trong phạm vi căn nhà. Thời ấy nhớ ai thì “ra ngẩn vào ngơ” hoặc là ra ngõ mà trông, ra đứng ngõ sau, ra đứng bờ ao…Cuộc cách mạng đem đến cho người chiến sĩ một tầm hoạt động rộng lớn : trên đèo mây, giữa ngàn cây. Và nỗi nhớ của anh do đó cũng rộng hơn, lớn hơn, có kích thước vũ trụ hơn. Nỗi nhớ ấy có thể cháy bỏng, gần gũi như ngọn lửa, nhưng cũng có thể lấp lánh, xa vời như ngôi sao.

b) Từ ngôi sao và ngọn lửa riêng lẻ đến ngôi sao và ngọn lửa cùng chung tượng trưng cho sức mạnh tình yêu

Trước đây, trong ca dao, nỗi nhớ đã từng được ví với lửa:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than

Trong ca dao, nhớ đã từng được vọng tới sao

Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ

Ở bài NHỚ này, hình ảnh ngôi sao và ngọn lửa lần đầu tiên cùng được nhắc trong một bài, để diễn tả một tâm trạng. Sao và Lửa không chỉ là khách thể, là một cái cớ để bộc lộ nội tâm, mà chính Sao và Lửa tham gia vào đời sống nội tâm, dẫn lối soi đường ( soi sáng đường), sưởi ấm (sưởi ấm lòng) người chiến sĩ. Vậy là lần đầu tiên, tình yêu riêng tư có chức năng dẫn đường, sức mạnh của tình yêu riêng tư được thừa nhận như sức mạnh của giác ngộ lí tưởng. Nó không chỉ sưởi ấm, mà còn soi đường, vừa là con đường cụ thể cũng là con đường chiến đấu, con đường đi tới lí tưởng.

c) Đất nước lần đầu được ví với người yêu say đắm

Trong khổ thơ thứ nhất đang xét ở trên, diễn tả nỗi nhớ nên đại từ nhân xưng đều có tính phiếm chỉ: ai và người chiến sĩ. Nhưng nỗi nhớ đó là nỗi nhớ của trai gái yêu nhau chứ không phải nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ ông bà, cha mẹ, nhớ bạn phương trời hay nỗi nhớ vợ con. Đã là nỗi nhớ của tình yêu gái trai thì phải được nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Cho nên đến khổ thơ thứ hai người chiến sĩ và ai được gọi bằng cách xưng hô muôn thuở của tình yêu – Anh và Em:

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Có lẽ chưa bao giờ có một tuyên bố táo bạo và mạnh mẽ như trong câu thơ tưởng chừng rất đỗi hiền lành này. Người yêu- Em được trang trọng đặt ngang hàng với đất nước, được ví với đất nước. Tình yêu riêng ( thường được coi là nhỏ bé) đặt ngang hàng với lí tưởng chung. Trong khi các thi sĩ của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới thường ví đất nước như người mẹ ( Mẹ-tổ quốc; Đất nước-mẹ hiền) có được mấy ai ví đất nước như người yêu? Nói ra điều ấy ở một xứ sở mà người ta mang nặng tinh thần phong kiến, coi chuyện “yêu đương” là chuyện nhỏ, cần phải quên đi, phải dẹp đi ( hoặc giả nếu có được thừa nhận thì trong trái tim, nó cũng chỉ đáng được nhận một phần bé nhỏ, khiêm tốn nhất so với phần dành cho lí tưởng); nói ra điều ấy vào những năm mà tuyển tập thơ Việt Nam không có một bài thơ tình nào thì quả là một cách tân lớn trong nhận thức. Hơn thế nữa, nói ra điều ấy mà không làm cho ai thấy bất bình thường thì thật là một cách tân ngoạn mục.

Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Có người đã bình rất hay về câu thơ này, đã chỉ ra sự vô ngần vất vả, vô ngần thương đau, vô ngần tươi thắm của em, và cũng là những em, những người phụ nữ Việt Nam. Sở dĩ người ta không thấy bất bình thường chính là vì người chiến sĩ không chỉ yêu em, mà còn yêu đất nước. Anh có hai người yêu : EM và ĐẤT NƯỚC. Em vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Đất nước cũng vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Em gắn chặt với Đất nước, em hòa trong Đất nước. Anh yêu Em là anh yêu Đất nước, anh nhớ Em cũng là anh nhớ Đất nước, nhớ đến nhiệm vụ giải phóng Đất nước. Những câu thơ bộc lộ hết sức đẹp đẽ sự hài hòa, thống nhất, gắn bó giữa tình yêu và lí tưởng, giữa tình riêng và tình chung, thống nhất đến mức khó mà tách bạch ra được. Vì thế, khi nhớ riêng về em thôi thì tình cảm ấy cũng không hoàn toàn mang tính chất riêng tư vì đó là nỗi nhớ trên đường làm nhiệm vụ với đất nước:

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn

Có ba chữ “mỗi” nhưng đã chỉ toàn bộ thời gian 24 trên 24 giờ trong một ngày của một con người. Hành quân, dừng chân, lại hành quân- đó là toàn bộ hoạt động của người chiến sĩ. Chữ “mỗi” như là thừa số chung của vô tận những bước đường, những tối nằm và những bữa ăn. Tất cả những hoạt động đó đều gắn liền với một nỗi nhớ da diết. Bởi vậy mà có thể nói rằng nỗi “nhớ” đã được nhân với vô tận những hoạt động của người chiến sĩ, nói theo ngôn ngữ toán thì “nhớ” được nâng lũy thừa không phải với số mũ “3” ( ba lần chữ “mỗi”), mà là số mũ “n”.

d) Cách xưng hô “Chúng ta” đầy kiêu hãnh

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

Ngọn lửa và Ngôi sao trong khổ thơ thứ nhất được nhắc lại ở đây với mục đích nhắc lại sự vững bền, trường cửu, nồng nàn của tình yêu ( Không bao giờ tắt, bập bùng đỏ rực). “Ai” với “chiến sĩ”, “em” với “anh” đồng nhất vào trong một cách xưng hô mới đầy kiêu hãnh : “Chúng ta”! Lại một cách xưng hô rất lạ, rất mới mẻ. Thống kê toàn bộ thơ tình của Xuân Diệu trong Tuyển tập Xuân Diệu tập một ( Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1983), chúng tôi thấy thi sĩ chỉ có hai lần xưng “chúng tôi” ở hai bài:

Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ

(Trăng)

Chúng tôi ngồi vây phủ vởi trăng thâu

(Biệt li êm ái)

Chưa một lần thi sĩ viết “chúng ta”. Ngay tác giả Nguyễn Đình Thi trong ba tập thơ: Người chiến sĩ, Dòng sông trong xanh, Tia nắng cũng chỉ viết “chúng ta” cả thảy 4 lần, chưa một lần nào viết “chúng mình”. Phải chăng, khi viết về tình yêu nam nữ đơn thuần, người ta dễ dàng xưng hô “chúng mình”. Còn trong bài thơ Nhớ này, Em và Đất nước hòa quyện trong nhau, tình yêu trai gái khăng khít với tình yêu đất nước; mặt khác, bài thơ như một lời tuyên ngôn về tình yêu và lí tưởng của người chiến sĩ, vì thế phải vang lên kiêu hãnh hai tiếng “Chúng ta”? Chúng ta gồm chúng tôi và mọi người đứng về phía chúng tôi. Có thể là một suy diễn chăng, nhưng nếu nếu thay “Chúng ta” bằng “chúng tôi” hoặc “chúng mình” thì chắc chắn vẻ đẹp của bài thơ không còn như cũ được nữa.

Như vậy, trong một bài thơ tình, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện bốn điểm cách tân như đã phân tích. Thời đại đã đem đến cho người chiến sĩ, nhà thơ một tầm vóc mới, một cách nhìn mới đối với thơ nói chung và thơ tình nói riêng. Diễn đạt tình yêu do đó cũng đòi hỏi một sự đổi mới, cách tân tương xứng. Bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi được yêu mến bởi rất nhiều lí do, nhưng theo chúng tôi, sự cách tân thành công của nhà thơ là một lí do quan trọng cần được ghi nhận.

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 2

Bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi được tác giả sáng tác trong kháng chiến chống Pháp, là một trong những bài thơ tình hay nhất thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Đình Thi nói với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”.

Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choáng ngợp tâm hồn.

Nhớ tức là buồn, bởi khi ấy người ta phải sống trong xa cách, thiếu vắng người bạn đời. Nhưng người sống thiếu lý tưởng chỉ biết hôm nay mà không ý thức được ngày mai, có khi yêu bản thân mình hơn “đối tác”, chỉ biết tận hưởng tình yêu mà không biết vun đắp, nuôi dưỡng sẽ chỉ khắc khoải trong nỗi cô đơn. Còn trong bài thơ, người chiến sĩ trong tâm trạng nhớ lại thấy ngôi sao đang lấp lánh kia như đồng cảm với mình để “soi sáng đường” cho mình, ngọn lửa hồng đêm lạnh kia cũng sẻ chia cùng mình để “sưởi ấm lòng” mình. Chàng thấy mình như ngôi sao, như ngọn lửa.

Càng nhớ, ngôi sao càng lấp lánh, ngọn lửa càng hồng giữa đêm lạnh. Và lấp lánh để “soi sáng đường”, “hồng đêm lạnh” để “sưởi ấm”. Nhớ, buồn mà vô cùng lạc quan, tràn ngập niềm tin chứ không ủy mị, than vãn, như những kẻ đang tương tư nhau vẫn chưa được biểu hiện trong thơ lãng mạn trước đó. Nhưng niềm lạc quan của chàng chiến sĩ ở đây đâu phải là tếu theo kiểu “thây rơi như cánh hoa đào” mà có cơ sở, bởi: “Anh yêu em như anh yêu đất nước”. Tình yêu ấy càng sâu sắc khi anh thấy người mình yêu – ở đây được ví như đất nước – “vất vả đau thương”, nhưng “tươi thắm vô ngần”.

Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp – tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu – một tình yêu cháy bỏng, tha thiết.

Ai sống và yêu những năm tháng nước sôi lửa bỏng ấy mà có lương tri, ý thức, có lòng tự trọng, hẳn không thể tách khỏi cộng đồng. Mà đã không tách rời thì hiển nhiên phải cùng “chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời”. Rất dễ hiểu bởi khi ấy tuổi trẻ mà không cầm súng chiến đấu thì giặc ngoại xâm sẽ cướp hết đất, trời, còn đâu chỗ để mà tồn tại, mà yêu. Và chỉ có biết cùng chiến đấu, tuổi trẻ khi ấy mới có thể “kiêu hãnh làm người” để mà yêu nhau.

Cũng thật thú vị, Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người:

“Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn”

“Nhớ” xứng đáng là một dấu son trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi cũng như trong kho tàng thơ ca cách mạng của chúng ta.

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 3

Nguyễn Đình Thi là người đã khởi xướng cách tân thơ bằng việc làm thơ không vần, gây một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới văn nghệ sĩ ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Không chỉ nói lí thuyết, nhà thơ còn thể nghiệm bằng những bài thơ của chính mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ bàn đến sự cách tân thơ tình trong bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi.

Từ nỗi nhớ hẹp trong ca dao đến nỗi nhớ rộng của người chiến sĩ

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Rõ ràng, về cách nhìn sự vật qua tâm trạng nhớ, bằng con mắt nhớ, khổ thơ gợi cho ta liên tưởng ngay đến cách nói của ca dao:

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt

Nhưng tác giả bài Nhớ không hề lặp lại ca dao. Tiếp thu cách nói ấy, người viết đã đổi mới nó, nâng lên tầm vóc mới, tương xứng với tầm hoạt động của người chiến sĩ của cách mạng và kháng chiến.

Ngôi sao và ngọn lửa không chỉ được nhìn bằng tâm trạng nhớ, là cái cớ để bộc lộ nỗi nhớ. Sao và lửa mang nỗi nhớ cháy sáng để tham gia vào cuộc chiến đấu này, để “soi đường”, để “sưởi ấm” cho người chiến sĩ chứ không phải chỉ là người thuần túy tương tư. Như vậy là người yêu, người nhớ và người chiến sĩ gắn bó hài hòa. Người chiến sĩ đem đến cho người đang yêu trong mình, tạo cho anh một tư thế, một tầm vóc lớn, gắn với không gian rộng dài hơn không gian của tình yêu bình thường.

Trong các bài ca dao tình yêu, không gian nhớ thường bó hẹp trong phạm vi căn nhà. Thời ấy nhớ ai thì “ra ngẩn vào ngơ” hoặc là ra ngõ mà trông, ra đứng ngõ sau, ra đứng bờ ao…Cuộc cách mạng đem đến cho người chiến sĩ một tầm hoạt động rộng lớn : trên đèo mây, giữa ngàn cây. Và nỗi nhớ của anh do đó cũng rộng hơn, lớn hơn, có kích thước vũ trụ hơn. Nỗi nhớ ấy có thể cháy bỏng, gần gũi như ngọn lửa, nhưng cũng có thể lấp lánh, xa vời như ngôi sao.

Từ ngôi sao và ngọn lửa riêng lẻ đến ngôi sao và ngọn lửa cùng chung tượng trưng cho sức mạnh tình yêu. Ở bài thơ Nhớ này, hình ảnh ngôi sao và ngọn lửa lần đầu tiên cùng được nhắc trong một bài, để diễn tả một tâm trạng. Sao và Lửa không chỉ là khách thể, là một cái cớ để bộc lộ nội tâm, mà chính Sao và Lửa tham gia vào đời sống nội tâm, dẫn lối soi đường ( soi sáng đường), sưởi ấm (sưởi ấm lòng) người chiến sĩ.

Vậy là lần đầu tiên, tình yêu riêng tư có chức năng dẫn đường, sức mạnh của tình yêu riêng tư được thừa nhận như sức mạnh của giác ngộ lí tưởng. Nó không chỉ sưởi ấm mà còn soi đường, vừa là con đường cụ thể cũng là con đường chiến đấu, con đường đi tới lí tưởng.

Trong khổ thơ thứ nhất đang xét ở trên, diễn tả nỗi nhớ nên đại từ nhân xưng đều có tính phiếm chỉ: ai và người chiến sĩ. Nhưng nỗi nhớ đó là nỗi nhớ của trai gái yêu nhau chứ không phải nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ ông bà, cha mẹ, nhớ bạn phương trời hay nỗi nhớ vợ con. Đã là nỗi nhớ của tình yêu gái trai thì phải được nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Cho nên đến khổ thơ thứ hai người chiến sĩ và ai được gọi bằng cách xưng hô muôn thuở của tình yêu – Anh và Em:

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Có lẽ chưa bao giờ có một tuyên bố táo bạo và mạnh mẽ như trong câu thơ tưởng chừng rất đỗi hiền lành này. Người yêu – Em được trang trọng đặt ngang hàng với đất nước, được ví với đất nước. Tình yêu riêng ( thường được coi là nhỏ bé) đặt ngang hàng với lí tưởng chung.

Trong khi các thi sĩ của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới thường ví đất nước như người mẹ ( Mẹ-tổ quốc; Đất nước-mẹ hiền) có được mấy ai ví đất nước như người yêu? Nói ra điều ấy ở một xứ sở mà người ta mang nặng tinh thần phong kiến, coi chuyện “yêu đương” là chuyện nhỏ, cần phải quên đi, phải dẹp đi nói ra điều ấy vào những năm mà tuyển tập thơ Việt Nam không có một bài thơ tình nào thì quả là một cách tân lớn trong nhận thức. Hơn thế nữa, nói ra điều ấy mà không làm cho ai thấy bất bình thường thì thật là một cách tân ngoạn mục.

Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Có người đã bình rất hay về câu thơ này, đã chỉ ra sự vô ngần vất vả, vô ngần thương đau, vô ngần tươi thắm của em, và cũng là những em, những người phụ nữ Việt Nam. Sở dĩ người ta không thấy bất bình thường chính là vì người chiến sĩ không chỉ yêu em, mà còn yêu đất nước.

Anh có hai người yêu : Em và Đất nước. Em vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Đất nước cũng vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Em gắn chặt với Đất nước, em hòa trong Đất nước. Anh yêu Em là anh yêu Đất nước, anh nhớ Em cũng là anh nhớ Đất nước, nhớ đến nhiệm vụ giải phóng Đất nước.

Những câu thơ bộc lộ hết sức đẹp đẽ sự hài hòa, thống nhất, gắn bó giữa tình yêu và lí tưởng, giữa tình riêng và tình chung, thống nhất đến mức khó mà tách bạch ra được. Vì thế, khi nhớ riêng về em thôi thì tình cảm ấy cũng không hoàn toàn mang tính chất riêng tư vì đó là nỗi nhớ trên đường làm nhiệm vụ với đất nước:

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn

Có ba chữ “mỗi” nhưng đã chỉ toàn bộ thời gian 24 trên 24 giờ trong một ngày của một con người. Hành quân, dừng chân, lại hành quân- đó là toàn bộ hoạt động của người chiến sĩ. Chữ “mỗi” như là thừa số chung của vô tận những bước đường, những tối nằm và những bữa ăn. Tất cả những hoạt động đó đều gắn liền với một nỗi nhớ da diết. Bởi vậy mà có thể nói rằng nỗi “nhớ” đã được nhân với vô tận những hoạt động của người chiến sĩ.

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

Ngọn lửa và Ngôi sao trong khổ thơ thứ nhất được nhắc lại ở đây với mục đích nhắc lại sự vững bền, trường cửu, nồng nàn của tình yêu ( Không bao giờ tắt, bập bùng đỏ rực). “Ai” với “chiến sĩ”, “em” với “anh” đồng nhất vào trong một cách xưng hô mới đầy kiêu hãnh : “Chúng ta”! Lại một cách xưng hô rất lạ, rất mới mẻ.

Phải chăng, khi viết về tình yêu nam nữ đơn thuần, người ta dễ dàng xưng hô “chúng mình”. Còn trong bài thơ Nhớ này, Em và Đất nước hòa quyện trong nhau, tình yêu trai gái khăng khít với tình yêu đất nước; mặt khác, bài thơ như một lời tuyên ngôn về tình yêu và lí tưởng của người chiến sĩ, vì thế phải vang lên kiêu hãnh hai tiếng “Chúng ta”?

Chúng ta gồm chúng tôi và mọi người đứng về phía chúng tôi. Có thể là một suy diễn chăng, nhưng nếu nếu thay “Chúng ta” bằng “chúng tôi” hoặc “chúng mình” thì chắc chắn vẻ đẹp của bài thơ không còn như cũ được nữa.

Thời đại đã đem đến cho người chiến sĩ, nhà thơ một tầm vóc mới, một cách nhìn mới đối với thơ nói chung và thơ tình nói riêng. Diễn đạt tình yêu do đó cũng đòi hỏi một sự đổi mới, cách tân tương xứng. Bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi được yêu mến bởi rất nhiều lí do, nhưng sự cách tân thành công của nhà thơ là một lí do quan trọng cần được ghi nhận.

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 4

Cuộc sống có hoa hồng và nước mắt thì tất nhiên tình yêu cũng có đắng cay và ngọt bùi. Nhưng không ai phủ nhận rằng tình yêu chân chính luôn đem đến cho con người niềm tin, sức mạnh để vượt qua gian khó trên đường đời.

Và tình yêu đôi lứa trong thơ giai đoạn 1945-1975, giai đoạn máu lửa của đất nước, càng toả sáng lung linh như những ánh sao soi đường cho bao trái tim Việt vượt qua lửa đạn hung tàn, vượt lên đau thương mất mát của cuộc chiến đấu sống còn cùng kẻ thù sừng sỏ nhất. Ai có trái tim biết yêu thương đều không khỏi rung cảm và cúi đầu ngưỡng vọng trước những tình yêu tuyệt vời của một thời như thế.

Và nếu cho tôi chọn một trong những bài thơ hay nhất về tình yêu đôi lứa trong thơ giai đoạn 1945- 1975 thì tôi sẽ chọn bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi. Đây là một trong những bài thơ tình hay nhất trong thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại.

Nói đến Nguyễn Đình Thi với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”. Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải.

Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không nhấm nháp tâm trạng đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người yêu của chàng chiến sĩ ùa về choáng ngợp tâm hồn.

Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp – tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của đất nước, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của tổ quốc. Tuy nhiên không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên.

Đọc bài thơ này, không ai nghĩ đây là một nhà thơ có tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một chàng trai đang yêu – một tình yêu cháy bỏng, tha thiết. Nỗi nhớ ấy không hề ủy mị, yếu đuối, thay vào đó chính là động lực giúp người chiến sĩ vượt qua khó khăn gian khổ.

Đã có một thời nỗi nhớ người yêu ấy bị lên án gay gắt, bị cho là “buồn rớt” “mộng rớt” của lớp chiến sĩ trí thức Hà Thành. Nhưng thời gian đã trả lại cho họ sự đánh giá công bằng, bởi nỗi nhớ người yêu ấy đâu làm người lính giảm đi quyết tâm giết giặc, bởi tình yêu đất nước còn bao gồm cả tình yêu lứa đôi. Nỗi nhớ được thể hiện qua những hình ảnh rất gợi:

Anh yêu em như yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm mỗi bữa anh ăn.

“Em” cũng mang một phần của đất nước, tình yêu và nỗi nhớ “em” làm “anh” vững vàng trên mỗi chặng hành quân, “anh” không đơn độc lẻ loi vì luôn có nỗi nhớ theo cùng trên suốt quãng đường gian lao. Tình yêu cá nhân đã hòa vào tình yêu lớn hơn, cao cả hơn, đó là tình yêu đất nước và đó cũng chính là động lực giúp người chiến sĩ thực hiện tình yêu lớn.

Dễ hiểu vì sao bài thơ này sống mãi với thời gian vì Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người. Cảm xúc thực, hình ảnh đẹp, lời thơ trong sáng, lý tưởng sống cao cả làm nên sức sống bất diệt của bài thơ.

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 5

Bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi được tác giả sáng tác trong kháng chiến chống Pháp. Có văn bản đề thêm: “Tặng M”. Không biết có phải tặng riêng Mađơlen Rípphô không? Bởi giữa ông và nữ sĩ này từng có kỷ niệm rất đẹp mà bè bạn văn nghệ cùng lứa đều đã hiểu và rất đỗi trân trọng.

Chi tiết riêng tư ấy không quan trọng. Chỉ biết đây là một trong những bài thơ tình hay nhất trong thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Đình Thi nói với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”.

Có thể bạn trẻ hôm nay (ra đời sau ngày đất nước được thống nhất 1975) không biết và không thấy được cái hay của bài thơ “Nhớ”. Điều đó dễ hiểu. Nhưng lớp tuổi trên 60, nhất là những ai đã từng cầm súng trong hàng quân bộ đội cụ Hồ, lại đã tham gia chiến đấu chống Pháp thì không thể không biết, không yêu thích bài thơ này.

Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả, nhấm nháp tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choán ngợp tâm hồn.

Nhớ tức là buồn, bởi khi ấy người ta phải sống trong xa cách, thiếu vắng người bạn đời. Nhưng người sống thiếu lý tưởng chỉ biết hôm nay mà không ý thức được ngày mai, có khi yêu bản thân mình hơn “đối tác”, chỉ biết tận hưởng tình yêu mà không biết vun đắp, nuôi dưỡng sẽ chỉ khắc khoải trong nỗi cô đơn. Còn trong bài thơ, người chiến sĩ trong tâm trạng nhớ lại thấy ngôi sao đang lấp lánh kia như đồng cảm với mình để “soi sáng đường” cho mình, ngọn lửa hồng đêm lạnh kia cũng sẻ chia cùng mình để “sưởi ấm lòng” mình. Chàng thấy mình như ngôi sao, như ngọn lửa.

Càng nhớ, ngôi sao càng lấp lánh, ngọn lửa càng hồng giữa đêm lạnh. Và lấp lánh để “soi sáng đường”, “hồng đêm lạnh” để “sưởi ấm”. Nhớ, buồn mà vô cùng lạc quan, tràn ngập niềm tin chứ không ủy mị, than vãn, như những kẻ đang tương tư nhau vẫn chưa được biểu hiện trong thơ lãng mạn trước đó. Nhưng niềm lạc quan của chàng chiến sĩ ở đây đâu phải là tếu theo kiểu “thây rơi như cánh hoa đào” mà có cơ sở, bởi: “Anh yêu em như anh yêu đất nước”. Tình yêu ấy càng sâu sắc khi anh thấy người mình yêu – ở đây được ví như đất nước – “vất vả đau thương”, nhưng “tươi thắm vô ngần”.

Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp – tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu – một tình yêu cháy bỏng, tha thiết.

Ai sống và yêu những năm tháng nước sôi lửa bỏng ấy mà có lương tri, ý thức, có lòng tự trọng, hẳn không thể tách khỏi cộng đồng. Mà đã không tách rời thì hiển nhiên phải cùng “chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời”. Rất dễ hiểu bởi khi ấy tuổi trẻ mà không cầm súng chiến đấu thì giặc ngoại xâm sẽ cướp hết đất, trời, còn đâu chỗ để mà tồn tại, mà yêu. Và chỉ có biết cùng chiến đấu, tuổi trẻ khi ấy mới có thể “kiêu hãnh làm người” để mà yêu nhau.

Cũng thật thú vị, Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người:

“Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn”

“Nhớ” xứng đáng là một dấu son trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi cũng như trong kho tàng thơ ca cách mạng của chúng ta

Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 6

Nếu cho tôi được nói về một đề tài trong thơ ca thì tôi sẽ chọn nói về tình yêu đôi lứa. Đơn giản là vì trên cuộc đời này ai sống cũng cần có tình yêu, đúng như “ông hoàng” thơ tình Xuân Diệu đã nói:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”

Cuộc sống có hoa hồng và nước mắt thì tất nhiên tình yêu cũng có đắng cay và ngọt bùi. Nhưng không ai phủ nhận rằng tình yêu chân chính luôn đem đến cho con người niềm tin, sức mạnh để vượt qua gian khó trên đường đời. Và tình yêu đôi lứa trong thơ giai đoạn 1945-1975, giai đoạn máu lửa của đất nước, càng toả sáng lung linh như những ánh sao soi đường cho bao trái tim Việt vượt qua lửa đạn hung tàn, vượt lên đau thương mất mát của cuộc chiến đấu sống còn cùng kẻ thù sừng sỏ nhất. Ai có trái tim biết yêu thương đều không khỏi rung cảm và cúi đầu ngưỡng vọng trước những tình yêu tuyệt vời của một thời như thế.

Và nếu cho tôi chọn một trong những bài thơ hay nhất về tình yêu đôi lứa trong thơ giai đoạn 1945- 1975 thì tôi sẽ chọn bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi. Đây là một trong những bài thơ tình hay nhất trong thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Đình Thi nói với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”. Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả, nhấm nháp tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choán ngợp tâm hồn.

Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp – tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu – một tình yêu cháy bỏng, tha thiết. Nỗi nhớ ấy không hề ủy mị, yếu đuối mà đó chính là động lực giúp người chiến sĩ vượt qua khó khăn gian khổ. Đã có một thời nỗi nhớ người yêu ấy bị lên án gay gắt, bị cho là “buồn rớt” “mộng rớt” của lớp chiến sĩ trí thức Hà Thành. Nhưng thời gian đã trả lại cho họ sự đánh giá công bằng, bởi nỗi nhớ người yêu ấy đâu làm người lính giảm đi quyết tâm giết giặc, bởi tình yêu đất nước còn bao gồm cả tình yêu lứa đôi. Nỗi nhớ được thể hiện qua những hình ảnh rất gợi:

Anh yêu em như yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm mỗi bữa anh ăn.

(Nhớ – Nguyễn Đình Thi)

“Em” cũng mang một phần của đất nước, tình yêu và nỗi nhớ “em” làm “anh” vững vàng trên mỗi chặng hành quân, “anh” không đơn độc lẻ loi vì luôn có nỗi nhớ theo cùng trên suốt quãng đường gian lao. Tình yêu cá nhân đã hòa vào tình yêu lớn hơn, cao cả hơn, đó là tình yêu đất nước và đó cũng chính là động lực giúp người chiến sĩ thực hiện tình yêu lớn.

Dễ hiểu vì sao bài thơ này sống mãi với thời gian vì Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người. Cảm xúc thực, hình ảnh đẹp, lời thơ trong sáng, lý tưởng sống cao cả làm nên sức sống bất diệt của bài thơ.

*********

Trên đây là 6 bài văn mẫu Phân tích bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn và chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các em trong quá trình học tập.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button