Giáo dục

Tuyến nội tiết là gì? Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Tuyến nội tiết là gì?

Khái niệm tuyến nội tiết

Hormone là những chất được sản xuất bởi các tuyến nội tiết của bạn có tác dụng to lớn đối với các quá trình của cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, tâm trạng, chức năng tình dục, sinh sản và trao đổi chất.

=> Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng các hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng cơ thể quan trọng, bao gồm khả năng cơ thể thay đổi calo thành năng lượng cung cấp cho các tế bào và các cơ quan Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến tim, xương và các mô phát triển, thậm chí khả năng sinh con. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn liên quan đến hormone khác.

Tuyến nội tiết là gì?
Tuyến nội tiết là gì?

Các tuyến nội tiết

Hệ nội tiết bao gồm rất nhiều tuyến đảm nhận những trọng trách khác nhau, cụ thể:

  • Tuyến yên: được coi là “nhân viên đưa thư” của cơ thể, nó có chức năng nhận thông tin do não bộ truyền ra để thông báo phân chia nhiệm vụ cho các tuyến khác. Tuyến này tạo ra hormone tăng trưởng, prolactin kích thích cơ thể người mẹ sản sinh sữa cho con bú, hormone luteinizing giúp điều tiết nồng độ testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới. Ngoài ra nó còn giúp điều hòa hoạt động của tuyến giáp, tuyến thượng thận,…;
  • Tuyến tùng: tiết ra chất melatonin giúp dễ dàng đưa cơ thể đi vào giấc ngủ;
  • Tuyến giáp: hormone tuyến giáp giúp kiểm soát và điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Nếu hormone được tiết ra quá ít sẽ dẫn tới hiện tượng suy giáp, mọi hoạt động sống trong cơ thể bị chậm lại, ví dụ như nhịp tim chậm, tiêu hóa kém gây táo bón và người bệnh dễ tăng cân. Ngược lại cường giáp là khi cơ thể dư thừa hormone tuyến giáp và mọi thứ sẽ làm việc với tốc độ nhanh hơn với các biểu hiện như tim đập nhanh, giảm cân, tiêu chảy,…;
  • Tuyến cận giáp: là tập hợp 4 loại tuyến nhỏ nằm phía sau tuyến giáp. Tuyến cận giáp tham gia vào việc củng cố sức khỏe cho xương, giúp hệ xương trở nên vững chắc nhờ kiểm soát hàm lượng canxi và phốt pho;
  • Tuyến thượng thận: loại tuyến này đóng vai trò tiết ra các loại hormone như corticosteroid và epinephrine. Những hormone này tác động tới khả năng sinh lý, chức năng tình dục và sự trao đổi chất của cơ thể;
  • Tuyến ức: tế bào lympho T hay còn được gọi là tế bào bạch cầu chính là sản phẩm do tuyến ức sản xuất ra. Tế bào bạch cầu giữ vị trí quan trọng trong hàng ngũ hệ miễn dịch của trẻ, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Từ sau giai đoạn dậy thì, tuyến ức sẽ dần dần co lại;
  • Tuyến tụy: không những là một phần của hệ nội tiết, tuyến tụy còn góp mặt trong các hoạt động diễn ra tại hệ tiêu hóa. Nó sản sinh ra các enzyme giúp phân rã thức ăn một cách hiệu quả, ngoài ra còn có nhiệm vụ kiểm soát hormone glucagon và insulin luôn ở mức bình ổn trong máu và các tế bào. Sự thiếu hụt insulin do các bất thường xảy ra tại tuyến tụy chính là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường loại 1 và loại 2;
  • Tinh hoàn ở nam giới: đây là bộ phận tiết ra hormone testosterone tham gia vào quá trình hình thành lông trên cơ thể khi bước vào độ tuổi dậy thì, đồng thời testosterone còn kích thích dương vật phát triển lớn hơn và tạo ra tinh trùng giúp nam giới duy trì nòi giống;
  • Buồng trứng ở nữ giới: là nơi sản xuất ra hormone progesterone và estrogen giúp ngực phát triển trong giai đoạn dậy thì, điều hòa kinh nguyệt và khả năng thụ thai.

Chức năng của hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết và cơ quan khác nhau giải phóng các loại hormone (peptide, steroids hoặc dẫn xuất axit amin) vào máu. Khi lưu thông trong máu, các hormone nội tiết này gắn vào các thụ thể bên trên hoặc bên trong tế bào để điều hòa chức năng của cơ quan đích (tuyến nội tiết hoặc cơ quan khác). Một vài hormone tác động trực tiếp lên các tế bào của cơ quan mà nó được giải phóng hoặc lên cùng một tế bào. Hệ thống nội tiết có những vai trò quan trọng sau:

  • Đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
  • Cân bằng môi trường sinh hóa trong cơ thể.
  • Kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Kiểm soát quá trình tăng trưởng Kiểm soát cảm xúc.
  • Đảm bảo chức năng sinh sản của cơ thể.
  • Hoạt động của các tuyến nội tiết được kiểm soát bởi các hormone tuyến yên.

Một số chức năng như điều hòa glucose máu được kiểm soát chặt chẽ, trong khi những chức năng khác như quá trình giải phóng hormone sinh dục được điều chỉnh trong khoảng biến thiên rộng hơn. Mặt khác, hoạt động của tuyến được kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Đây là hệ thống kiểm soát có phản hồi. Khi phát hiện lượng hormone trong máu cao hoặc thấp hơn mức bình thường, vùng dưới đồi sẽ giảm hoặc tăng kích thích lên tuyến yên để điều hòa lại cân bằng nội môi.

Vai trò của hệ thống phản hồi của nội tiết là gì?

Hệ thống nội tiết được tạo thành từ các tuyến sản xuất và tiết ra hormone, các chất hóa học được sản xuất trong cơ thể điều chỉnh hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan. Những hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất của cơ thể (các quá trình vật lý và hóa học của cơ thể), và sự phát triển và chức năng tình dục. Các hormone được giải phóng vào máu và có thể ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan trên toàn cơ thể. Hệ thống phản hồi của nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng của các hormone trong máu. Nếu cơ thể bạn có quá nhiều hoặc quá ít một loại hormone nhất định, hệ thống phản hồi sẽ báo hiệu cho tuyến hoặc tuyến thích hợp để khắc phục vấn đề. Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra nếu hệ thống phản hồi này gặp khó khăn trong việc giữ đúng mức độ hormone trong máu hoặc nếu cơ thể không loại bỏ chúng ra khỏi máu một cách hợp lý. Tăng hoặc giảm mức độ hormone nội tiết có thể được gây ra bởi: Một vấn đề với hệ thống phản hồi nội tiết dịch bệnh Thất bại của một tuyến để kích thích một tuyến khác giải phóng hormone (ví dụ, một vấn đề với vùng dưới đồi có thể làm gián đoạn sản xuất hormone trong tuyến yên) Một rối loạn di truyền, chẳng hạn như đa nhân nội tiết (MEN) hoặc suy giáp bẩm sinh. Sự nhiễm trùng Tổn thương một tuyến nội tiết Khối u của một tuyến nội tiết.

Tuyến nội tiết và các vấn đề về sức khỏe

Khi cơ thể chúng ta bắt đầu đến giai đoạn lão hóa, việc hệ thống nội tiết xuất hiện các vấn đề bệnh lý là một quy luật tự nhiên tất yếu. Nguyên nhân là vì các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể đã dần chậm lại vì sự già đi của các tế bào. Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ dễ bị tăng cân mặc dù không bất kỳ thay đổi lớn nào trong chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện hàng ngày. Nội tiết tố thay đổi không chỉ làm ảnh hưởng tới cân nặng mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác, điển hình là sự ghé thăm của các bệnh tim mạch, suy giáp, tiểu đường loại 2 và loãng xương khi về già. Ngoài ra, một số yếu tố như căng thẳng, tuổi tác, nhiễm trùng, di truyền, sinh sống hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại cũng làm rối loạn hệ nội tiết.

  • Đái tháo đường: Đái tháo đường là bệnh nội tiết thường gặp, hiện nay tỉ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Nếu người bệnh không điều trị và kiểm soát lượng đường trong máu tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế không nên chủ quan trước bệnh lý nguy hiểm này. Đái tháo đường khiến cơ thể mệt lả, đi tiểu mất kiểm soát, liên tục nôn ói, sụt cân nghiêm trọng,…
  • Suy tuyến yên: Tuyến yên là một tuyến nhỏ hình hạt đậu nằm ở đáy não, phía sau mũi và giữa hai tai, tuyến này tiết ra kích thích tố có ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh suy tuyến yên là tình trạng rối loạn nội tiết hiếm gặp do tuyến yên không sản xuất đủ một hoặc nhiều hormone, điều này có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
  • Suy giáp: Tuyến giáp bị suy giảm chức năng, không đảm bảo quá trình sản xuất ra lượng hormon trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Bệnh lý này khiến cho người bệnh luôn ở trạng thái mệt mỏi, tăng cân mất kiểm soát,… Triệu chứng đặc trưng của bệnh suy giáp là táo bón và làm chậm nhịp tim. Suy tim, trí nhớ giảm, nói chậm, chậm vận động và suy nghĩ,… là hậu quả đối với những người bị suy giáp nghiêm trọng.
  • Cường giáp: Trái ngược với suy giáp, cường giáp là tình trạng dư thừa hormone trong cơ thể. Những người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, sút cân nghiêm trọng, tim đập loạn nhịp, đi ngoài. Đặc biệt cường giáp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như đời sống tình dục. Lối sống không lành mạnh là lý do dẫn đến việc gia tăng các bệnh nội tiết ở người. Nếu không phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và người bệnh có thể phải sống chung với chúng.
  • Viêm tuyến giáp: Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, lượng khoảng 10-20 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 – T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản. Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm vi khuẩn, vi rút, thuốc hoặc miễn dịch,… Bệnh có thể gây ra tình trạng suy giáp, cường giáp hoặc cả hai.

Tuyến ngoại tiết là gì?

Khái niệm

Không giống như các tuyến nội tiết tiết ra các chất mà chúng sản xuất được trực tiếp vào máu, tuyến ngoại tiết là những tuyến có chức năng dẫn xuất và tiết ra các sản phẩm lên bề mặt biểu mô. Hoạt động này được thực hiện thông qua các ống dẫn. Các tuyến ngoại tiết thường gặp bao gồm tuyến nước bọt, mồ hôi, tuyến lông mi, tuyến nước mắt, tuyến vú, tuyến bã nhờn và chất nhầy.

=> Tuyến ngoại tiết là các tuyến tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô thông qua ống dẫn. Ví dụ về các tuyến ngoại tiết bao gồm mồ hôi, nước bọt, tuyến vú, tuyến lông mi, tuyến nước mắt, tuyến bã nhờn và chất nhầy. Các tuyến ngoại tiết là một trong hai loại tuyến trong cơ thể người, loại còn lại là tuyến nội tiết, tiết ra các sản phẩm của chúng trực tiếp vào máu. Gan và tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết; Chúng là các tuyến ngoại tiết vì chúng tiết ra các sản phẩm mật và dịch tụy, chảy vào đường tiêu hóa thông qua một loạt các ống dẫn và là tuyến nội tiết vì chúng còn tiết ra các chất khác trực tiếp vào máu.

Tuyến ngoại tiết là gì?
Tuyến ngoại tiết là gì?

Phân loại tuyến ngoại tiết

Các tuyến ngoại tiết thường gặp bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, tuyến lông mi, tuyến vú, tuyến bã nhờn và tuyến chất nhầy. Dựa trên cách thức bài tiết mà tuyến ngoại tiết được chia làm 3 nhóm chính:

  • Các tuyến hoàn hủy: Chất tiết là những cấu trúc của tế bào chế tiết, ví dụ như tuyến bã…
  • Các tuyến bán hủy: Chất tiết là một thành phần bào tương thuộc nhân tế bào chế tiết (tức là nhân tế bào chế tiết không chức trong chất tiết).
  • Các tuyến toàn vẹn: Hạt tiết xuất khỏi các tế bào chế tiết và tế bào tiết vẫn nguyên vẹn, ví dụ như tuyến tụy.

Còn dựa trên các sản phẩm do tuyến ngoại tiết sản xuất ra mà được chia thành 3 nhóm chính như sau:

  • Tuyến dịch: Chất tiết có đặc tính khá nhớt và giàu carbohydrate.
  • Tuyến nhầy: Chất tiết là những dung dịch giống như nước, giàu protein.
  • Tuyến tiết bã nhờn (tuyến tiết dầu): Chất tiết có đặc điểm là chứa khá nhiều lipid.

Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Giống nhau

  • 2 loại tuyến này đều có cùng một cơ chế là sản sinh ra các chất tiết;
  • Các sản phẩm chất tiết đều đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể như: trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng…

Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Khác nhau

  • Sản phẩm (chất tiết) : Tuyến ngoại tiết theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài. Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt… Tuyến nội tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp…
  • Cấu tạo: Tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ, không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào tế bào máu đến cơ quan đích và lượng hormone tiết ra ít nhưng có hoạt tính mạng. Trong khi đó, tuyến ngoại tiết có kích thước khá lớn, ống dẫn chất tiết tới cơ quan tác động và lượng chất sản sinh ra nhiều nhưng hoạt tính không mạnh.
  • Chức năng: Tuyến nội tiết có tác dụng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của những cơ quan trong cơ thể. Còn tuyến ngoại tiết có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, điều hòa thân nhiệt, thải bã…
  • Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào(α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào βtiết hoocmôn insulin) có chức năng điều hoà lượng đường trong máu.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button