Tổng hợp

Oan gia trái chủ là gì? Cách hóa giải Oan gia trái chủ

Oan gia trái chủ là gì?

Kiếp trước, nếu bạn sát sinh, hại người thì một kiếp nào đó khi đủ duyên họ sẽ quay trở về để báo thù. Đó gọi là Oan Gia Trái Chủ. Nhà Phật dạy, trong gia đình cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu… tất cả là có duyên rất lớn trong tiền kiếp nên mới tìm về để sống chung một nhà, chứ không phải là ngẫu nhiên. Con cháu ta cũng vậy, được đầu thai vào gia đình ta với 2 mục đích sau:

Một là, báo ơn: Vì tiền kiếp nó và ta đã gặp nhau. Nhưng không nhất thiết chỉ trong quan hệ cha mẹ, con cháu… trong phạm vi gia đình, và ta đã từng cứu giúp, thương yêu nó. Hay chỉ vì một lời thề nguyện nào đó nên lần này do nhân duyên hội đủ nên liền về đầu thai vào nhà để trả lại cái ơn đó cho ta. Những đứa trẻ trường hợp này lớn lên sẽ rất ngoan hiền và hiếu thảo.

Hai là, cũng như trên nhưng ở tình huống ngược lại là nó về để trả thù hay báo oán vì trước đây ta đã từng hại nó. Những đứa con này thường rất ngỗ nghịch, phá tan nhà nát cửa mà chính nó và gia đình cũng không hay biết. Nếu đã biết đạo lý này thì không nên oán trách mà phải thầm sám hối, thông cảm và dần khuyên bảo thì sự việc thường sẽ kết thúc tốt đẹp. Đức Phật dạy, oán cần phải cởi, không nên kết. Nếu lấy ân báo oán thì oán kia liền được cởi. Nếu lấy oán báo oán thì oan oan tương báo không biết kiếp nào mới xong. Không hiểu rõ đạo lý này thì thật là đáng tiếc.

Ngày nay, do không hiểu biết về đạo lý Oan gia Trái chủ này nên có nhiều người đã phá thai thì sự việc mang lại hậu quả rất lớn. Vì trong cả hai trường hợp trên, trường hợp thứ nhất là con cháu về báo ơn ta mà ta lại giết hại nó thì ân liền bị kết thành oán. Thật là thảm thương và quá oan uổng. Trường hợp thứ hai, là nó về báo thù mà ta giết hại nó một lần nữa thì oán thù thêm chồng chất. Chúng ta hãy khuyên con cháu, bạn bè mình phải hết sức thận trọng để không phạm vào điều này. Nếu không, phiền phức sẽ rất lớn, cả đời này và có thể nhiều kiếp về sau sẽ vô cùng lao đao, lận đận với quả báo này.

Thực tế cho thấy, đôi lúc trong gia đình đông con, ta vẫn thấy có đứa rất ngoan hiền, lại có đứa rất khó bảo, đôi khi lại còn rất ngỗ nghịch, cố tình phá hoại, gây nhiều phiền não cho ta. Trường hợp phá thai, nếu đã lỡ lầm rồi thì cũng có cách hoà giải bằng cách là đoạn ác tu thiện và tu tạo nhiều công đức để hồi hướng, nhưng hiệu quả là không cao, đòi hỏi ta phải thật sự biết ăn năn sám hối và thành tâm mà làm thì mới mong có được hiệu quả. Kinh Địa Tạng cũng có dạy những cách làm rất hay. Kể cả cách làm ngay từ khi ta biết mình mang thai em bé, sao cho biến oán thành ân, hay có thể sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng cho bé. Sinh ra, đứa bé thường rất dễ nuôi, lớn lên sẽ ngoan hiền, hiếu thảo và thành người có ích. Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà-la-ni cũng nói về quả báo khốc liệt của sự phá thai và một số nguyên nhân của bệnh tật.

Hiểu được đạo lý này rồi gia đình bạn sẽ càng hiểu nhau, biết thông cảm và thương yêu nhau hơn, hoá thù thành bạn, biến oán thành ân. Gia đình sẽ hoà thuận một cách rất dễ dàng. Chúng ta hãy tin, việc hiểu biết và áp dụng Phật pháp vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày sẽ mang lại lợi ích to lớn, thiết thực không thể nghĩ bàn.

Oan gia trái chủ là gì?
Oan gia trái chủ là gì?

Cách hóa giải Oan gia trái chủ

Thường nghe đến Oan gia trái chủ, người ta hay nghĩ ngay đến việc sắm lễ mời thầy. Vậy các thầy có cách hóa giải oan gia trái chủ hay không? Câu trả lời là không! Không ai có thể giúp được bạn ngoài chính bạn! Tại sao thế? Bởi Oan gia trái chủ chính là nghiệp quả bạn phải chịu khi đã gieo nhân từ tiền kiếp. Bạn gieo nhân ắt phải gặt quả, không thể nào khác được.

Một bậc thầy cao tăng cũng chỉ có thể giúp bạn hiểu được nhân quả, việc còn lại là của bạn. Nếu bạn thực sự muốn sám hối thì hoặc là ăn chay niệm Phật, hoặc là tụng kinh trì chú, rồi hồi hướng cho oan gia trái chủ.

Nếu gặp oan gia trái chủ, hãy đến Tam Bảo sám hối. Dưới sự gia trì của Tam Bảo, oán kết sẽ được gỡ bỏ, đó là cách hóa giải oan gia trái chủ duy nhất. Còn nếu một vị thầy yêu cầu bạn sắm lễ, dâng cúng tiền để hóa giải oan gia trái chủ thì chắc chắn đó không phải là người tu hành chân chính.

Hơn nữa, sau khi hiểu về đạo lý oan gia trái chủ, chúng ta cần phải biết ăn năn hối cải hơn về những việc sai lầm, tội lối của mình. Từ đó mà thành tâm sám hối. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ có dạy rất rõ về sám hối. “Sám là sám những lỗi về trước, từ trước có những nghiệp ác do vô minh, các tội thảy đều sám, nguyện một thời tiêu diệt và không bao giờ khởi lại những niệm ấy, tội ấy. Đó gọi là sám. Hối là hối những lỗi về sau, nay đã giác ngộ nên không bao giờ phạm lại. Người phàm phu, mê muội chỉ biết sám lỗi trước mà chẳng biết hối lỗi sau. Do vì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sinh. Như vậy thì chưa gọi là sám hối được”.

Phật dạy rằng, có hai hàng người dũng mãnh đáng trân trọng nhất, đó là không bao giờ phạm lối và phạm lỗi nhưng biết ăn năn mà sửa đổi. Đức Phật cũng từng tán thán hai hạng người đó là từ sáng vào sáng, và từ tối vào sáng.

Và bên cạnh sám hối cho riêng mình, chúng ta cũng cần phải hướng dẫn tất cả mọi người cùng sám hối giống mình để cầu mong họ đừng gây nên tội lỗi để rồi phải gánh chịu quả báo khổ đau nữa. Đó mới là mục đích cuối cùng của sám hối!

Khai thị và hộ niệm người lúc lâm chung

Lúc con người trong cảnh thập tử nhất sinh, những oan hồn chưa siêu thoát ấy mới quay về để đòi nợ. Thực tế cho thấy cũng có những người không có nhiều oan gia trái chủ nên họ ra đi nhẹ nhàng thanh thản. Bên cạnh đó cũng có người ra đi trong tức tưởi, khổ sở và vật vã. Có những người lại nằm liệt giường, muốn sống không được, chết cũng không xong. Thường những trường hợp này là do nghiệp lực tại thành nên y học cũng rất khó chữa khỏi. Chỉ còn cách tụng kinh niệm Phật mà sám hối, giải nghiệp cho mình. Nghiệp hết thì bệnh sẽ giảm.

Khi gặp phải những tình huống này, nếu gặp bậc chân tu, nghiêm trì giới luật khai thị và hoà giải Oan Gia Trái Chủ thì thường nếu thọ mạng vẫn còn thì bệnh tật sẽ mau chóng khỏi. Hai là, nếu thọ mạng đã hết thì sẽ ra đi nhanh chóng, nhẹ nhàng.

Khai thị là nói cho chúng ta biết quy luật sinh tử là điều tất yếu. Chết chỉ là một sự thay đổi báo thân, chứ thực sự thì không phải lả kết thúc. Điều đó khiến cho chúng ta không còn phải sợ cái chết nữa.

Khai thị chỉ cho chúng ta biết buông xuống mọi ham muốn sân si ở đời để nhất tâm niệm Phật và nguyện cầu Đức Phật A Di Đà hiện ra chỉ đường dẫn lối. Trong Kinh Phật có dạy, nếu phút lâm chung tâm không tán loạn, đầy đủ Tín Nguyện, sẽ thấy Đức Phật cùng chư vị Bồ-tát và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn vãng sinh tới cõi Cực Lạc. Vì vậy, người khai thị rất quan trọng.

Oan gia trái chủ có muôn hình vạn trạng không ai là không có, chỉ là bạn đã bị nó đến đòi hay chưa mà thôi. Vì đời trước đa số chúng ta không thể biết được mình đã làm những điều gì . Do đó chúng ta cần phải sám hối về những lỗi lầm trong quá khứ và tiền kiếp mà chúng ta đã gây ra. Phải vì họ mà ăn chay niệm Phật, tụng Kinh trì chú hồi hướng để mong được hóa giải, biến ác duyên thành thiện duyên.

Cách hóa giải Oan gia trái chủ
Cách hóa giải Oan gia trái chủ

Vụ cúng oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng

Ngày 26-3, UBND phường Quang Trung (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà Phạm Thị Yến (SN 1970, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về hành vi lợi dụng hoạt động thỉnh vong, gọi hồn để hành nghề mê tín dị đoan.

Theo đó, UBND Phường Quang Trung quyết định xử phạt hành chính bà Yến về hành vi hành nghề mê tín dị đoan được quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa.

“Các tình tiết tăng như vi phạm nhiều lần. Qua đó hình thức xử phạt hành chính phạt tiền, mức phạt là 5 triệu đồng. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày” – quyết định xử phạt nêu rõ.

Được biết, bà Yến người được “đặc quyền” thuyết giảng về nhân quả, hiện tượng vong nhập, báo oán, giải oán ngay tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí). Bà Yến tự nhận là nhà hoạt động Phật giáo có pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán.

Đáng chú ý, dù không nắm giữ chức vụ nào cụ thể tại chùa Ba Vàng nhưng sức ảnh hưởng của bà Phạm Thị Yến tới nhà chùa được cho rất lớn. Bà thường xuyên xuất hiện tại các buổi tọa đàm về thỉnh vong, giải oán, oan gia trái chủ… ngay tại chính ngôi chùa này.

Trên kênh Youtube của câu lạc bộ tu tập do bà Yến làm chủ nhiệm, nhiều clip ghi lại các cảnh “ma nhập”, “gọi hồn” được đăng tải. Nhờ tận dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, người phụ nữ 49 tuổi này thu hút hàng ngàn người đến chùa Ba Vàng ‘thỉnh vong’, ‘giải oán’ mỗi năm.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button