Giáo dục

Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

Câu hỏi: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung

B. Hạn chế khả năng sáng tạo

C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm

D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người

Trả lời: Đáp án: Chọn D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người là đáp án đúng.

Giải thích:

  • Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là không dễ dàng thay đổi, sửa chữa, thêm bớt nội dung như khi tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên máy tính.
  • Sản phẩm tạo ra trên giấy rất khó để sử dụng chúng cho mục đích khác
  • Bản vẽ tay khó chia sẻ khi mọi người các địa điểm khác nhau
  • Chỉ cần giấy và bút là những vật rất phổ biến, chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở bất kì đâu

Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

Kiến thức mở rộng về Sơ đồ tư duy

Khái niệm sơ đồ tư duy

– Bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy, còn gọi là giản đồ ý (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

– Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.

– Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

– Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Vẽ sơ đồ tư duy cần những gì?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những vật dụng sau:

– Giấy trắng (khổ A4 hoặc lớn hơn) nên sử dụng giấy trắng không kẻ ô để thoải mái sáng tạo.

– Một bộ bút màu (nên sử dụng bút dạ quang đầu nhọn), màu sắc giúp sơ đồ trở nên sinh động, kích thích thị giác và não bộ hoạt động tốt hơn.

– Tài liệu cần sơ đồ hóa: có thể là sách, một nội dung quan trọng, chủ đề cần phác thảo,…

Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

– Cấu tạo chung của một sơ đồ tư duy bao giờ cũng gồm có chủ đề chính (chủ đề trung tâm), những keyword quan trọng – nội dung cốt lõi của chủ đề (nhánh cành, hay nhánh con), những keyword, hình ảnh minh họa, những mối liên hệ (thông qua các liên kết), màu sắc thể hiện và kích cỡ của mối liên kết. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về đối tượng và giúp bạn xử lý thông tin nhanh, chính xác, giải mã được những dữ liệu còn ẩn chứa, phát huy khả năng tư duy.

– Với điểm vượt trội của phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy là kích thích sự sáng tạo và tư duy logic cũng như có thể phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, hệ thống hóa các cơ sở dữ liệu.

– Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành giáo dục, sơ đồ tư duy là công cụ mang lại hiệu quả cao thực sự của cá nhân và trong hoạt động đội nhóm. Những người thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy sẽ có lối tư duy khoa học và logic hơn rất nhiều.

– Trong học tập, các bạn học sinh, sinh viên sử dụng sơ đồ tư duy giúp nâng cao sự tập trung, ghi nhớ, từ đó giúp cải thiện kết quả học tập tốt nhất. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động giảng dạy của thầy cô giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy sáng tạo, kích thích khám phá và tìm tòi kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó, việc thầy cô hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy theo tư duy và cách tiếp cận vấn đề cũng giúp cho học sinh tự nắm bắt kiến thức tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn.

– Không chỉ trong học tập, trong nhiều lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, người lãnh đạo bộ máy hoạt động, hay những người thường xuyên làm công tác kế hoạch thì sơ đồ tư duy cũng là công cụ hữu hiệu. Sơ đồ tư duy được ví như tấm “bản đồ vạn năng” cho trí não, là chìa khóa giúp bạn gợi nhớ thông tin chính xác, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy
Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Circle Map – Sơ đồ tư duy vòng tròn

Sơ đồ tư duy vòng tròn là sơ đồ được thiết kế gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ bên trong thể hiện chủ đề, ý tưởng trọng tâm, còn vòng tròn lớn bên ngoài liệt kê những ý phụ, ý bổ trợ cho chủ đề trung tâm. Mục đích của sơ đồ tư duy vòng tròn là để Brainstorm một ý tưởng hoặc một chủ đề nào đó bằng cách sử dụng các thông tin mà chúng ta đã biết.

Bubble Map – Sơ đồ tư duy bong bóng

Sơ đồ tư duy bong bóng là sơ đồ được thiết kế gồm một hình tròn nhỏ ở trung tâm và các bong bóng hình tròn bao xung quanh. Hình tròn nhỏ thể hiện vấn đề chính như mục đích, mục tiêu còn các bong bóng xung quanh thể hiện bản chất, hành động, các ý tưởng cụ thể để bổ sung đầy đủ ý nghĩa cho vấn đề trong hình tròn nhỏ. Sơ đồ tư duy bong bóng thường được dùng để thiết lập mục tiêu, mô tả phân khúc khách hàng,…

Double Bubble Map – Sơ đồ tư duy bong bóng kép

Sơ đồ tư duy bong bóng đôi hay còn gọi là biểu đồ Venn là sơ đồ so sánh sự tương đồng và khác nhau giữa hai chủ đề, đối tượng. Hai vòng tròn trung tâm chứa hai chủ đề, đối tượng chính. Phần bong bóng giao nhau của 2 vòng tròn là nơi chứa các điểm tương đồng còn các bong bóng còn lại xung quanh 2 vòng tròn trung tâm xác định sự khác biệt giữa 2 chủ đề, đối tượng. Loại sơ đồ tư duy này được dùng khi có các khái niệm, ý tưởng, đối tượng cần so sánh một cách trực quan. Đặc biệt là khi cần đưa ra quyết định lựa chọn quan trọng thì sơ đồ này sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện hơn để quyết định đúng đắn.

Tree Map – Sơ đồ tư duy hình cây

Sơ đồ cây là sơ đồ được thiết kế giống như một cái cây phân ra nhiều nhánh với phần trên cùng thể hiện nội dung chính, chủ đề chính và các phần nhỏ được phân rẽ mô tả chủ đề phụ, thông tin liên quan hoặc nội dung chi tiết. Sơ đồ cây không giới hạn số lượng phân nhánh, các thông tin được phân nhánh và liệt kê xuống phía dưới cho đến khi đầy đủ. Đây là loại sơ đồ khá phổ biến, học sinh và sinh viên dùng để hệ thống lại lượng kiến thức lớn của các môn học. Ngoài ra, trong công việc, sơ đồ này cũng được dùng để xây dựng kế hoạch, liệt kê các nhiệm vụ cụ thể.

Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay
Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Flow Map – Sơ đồ tư duy luồng

Sơ đồ tư duy luồng được thiết kế khá giống với một lưu đồ (flowchart), biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn theo một trình tự nhất định. Chủ đề chính thường được gắn ở ngoài cùng bên trái của sơ đồ. Các khung hình chữ nhật được nối tiếp nhau, ở giữa là các mũi tên, tạo thành từng bước trong tiến trình của một chủ đề nào đó. Loại sơ đồ này thường được sử dụng để hướng dẫn các bước thực hiện cho một nhiệm vụ, một công thức hoặc trình bày hành trình, quá trình của một sự việc nào đó.

Multi Flow – Sơ đồ tư duy đa luồng

Sơ đồ tư duy đa luồng là sơ đồ được thiết kế với 3 thành phần gồm: ô trung tâm ở giữa thể hiện sự kiện chính, nội dung của các ô bên trái thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự kiện chính còn phần nội dung trong các ô bên phải thể hiện kết quả hoặc dự đoán xảy ra từ sự kiện chính. Giữa 3 thành phần là các mũi tên để thể hiện sự liên quan giữa các sự kiện với nhau, tùy vào từng tình huống và sự việc mà chiều mũi tên sẽ được thể hiện khác nhau. Sơ đồ tư duy đa luồng giúp bạn dự đoán được kết quả sẽ xảy ra từ một vấn đề, sự kiện hoặc tìm ra các phương pháp để đạt được kết quả mong muốn. Đây là một trong những sơ đồ linh hoạt nhất trong các sơ đồ tư duy.

Brace Map – Sơ đồ tư duy dấu ngoặc “{“

Sơ đồ Brace được thiết kế gồm các dấu ngoặc nhọn từ lớn đến nhỏ giúp phân tích, liệt kê đầy đủ các thành phần của một vấn đề đang phân tích. Về mặt trực quan, sơ đồ Brace trông giống như sơ đồ cây nhưng nằm ngang. Tuy nhiên sơ đồ Brace thiên về mặt phân tách còn sơ đồ cây thiên về khái niệm hơn. Sơ đồ Brace có thể được sử dụng cho học tập đặc biệt là trong công việc khi muốn hình dung tất cả các thành phần của một chủ thể như nhân sự của công ty hoặc của các phòng ban.

Bridge Map – Sơ đồ tư duy hình cầu

Sơ đồ Bridge là một sơ đồ được thiết kế nằm ngang, thể hiện những thành phần tương đồng, những điểm giống nhau cho cùng một vấn đề, mỗi thành phần được ngăn cách bởi dấu hiệu hình tam giác có chữ “as” bên trong. Sơ đồ Bridge có thể được sử dụng để tạo những tình tiết, ý tưởng có sự tương quan với nhau cho một tác phẩm bằng văn bản, thể hiện các thành phần có dinh dưỡng tương đương trong khẩu phần ăn,…

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button