Hướng dẫn giáo viên

Những framework JavaScript đáng học

Bạn có nhiều lựa chọn framework JavaScript khi lập trình. Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn top JavaScript Framework được đánh giá cao và đáng học nhất hiện nay.

Framework JavaScript đáng học

Framework JavaScript là các công cụ bạn có thể dùng để tự động hóa nhiệm vụ trên web và cải thiện tổng thể trải nghiệm người dùng (UX). Chúng cũng mang tới nhiều giải pháp lập trình web nhanh và hiệu quả bằng cách cung cấp các thành phần, mô đun có thể mở rộng, tùy biến theo ứng dụng bạn muốn xây dựng. Dưới đây là một số framework JavaScript bạn có thể chọn khi mới bắt đầu bước vào thế giới lập trình.

1. Vue.Js

Framework lập trình Vue.js

Vue là một framework JavaScript linh động để xây dựng các ứng dụng web (SPA). Nó là một framework phản ứng mà bạn có thể cài vào ngôn ngữ server hiện tại dễ dàng. Nếu quan tâm tới các cứng dụng web PWA, bạn nên chọn ngay Vue.

Bạn đang xem: Những framework JavaScript đáng học

Vue bao gồm một giao diện dòng lệnh CLI nên bạn dễ thêm nó vào dự án hiện tại hoặc bắt đầu xây dựng mới từ đầu. Khi triển khai dự án với Vue, bạn có thể cài đặt nó bằng phương pháp npm install hoặc kết nối trực tiếp tới mạng truyền tải nội dung CDN của nó.

Với Vue, bạn có thể tách các nhân tố DOM và xem chúng như một thực thể riêng biệt trong các file khác nhau. Mỗi thực thể đều có các thành phần CSS và JavaScript.

2. React.Js

Framework JavaScript React

React là một thư viện JavaScript dựa trên thành phần được tạo năm 2011 bởi Jordan Walke – một lập trình viên của Facebook. Dù trong tài liệu hướng dẫn nói React.Js là một thư viện nhưng nhiều người dùng lại thấy nó giống như framework bởi React.Js hỗ trợ độc lập đầy đủ cho các ứng dụng front-end.

React đơn giản hóa các nhiệm vụ phức tạp bằng cách tách riêng từng phần trên trang web. Một trong số các tính năng thư viện của React.JS là cho phép bạn quyết định áp dụng nó cho một nhân tố cụ thể trong DOM mà không ảnh hưởng tới các công việc khác. Tuy nhiên, do React.Js có khả năng mở rộng nên bạn cũng có thể dùng nó để xây dựng toàn bộ trang web.

3. Angular.Js

Framework JavaScript Angular.JS

Được phát triển năm 2010 và ra mắt bởi Google vào năm 2012, Angular là một framework dựa trên MVC có thể mở rộng để xây dựng SPA và PWA.

Angular dùng các đối tượng JavaScript cũ đơn giản (POJO) để liên kết với các mô hình của nó. Vì thế, nó có thể xử lý độc lập những chức năng phụ trong điều khiển đối tượng. Nó là một framework đáng thử nếu bạn muốn xây dựng những ứng dụng thương mại.

Bạn không cần viết các chức năng bổ sung để gọi hàm trong Angular. Những chức năng này được tích hợp sẵn và bạn có thể dùng chúng với mô hình mỗi khi cần tạo thay đổi linh động cho các nhân tố DOM. Tuy nhiên, Angular cũng có hệ sinh thái tinh tế để hỗ trợ các giải pháp bên thứ ba.

4. Next.Js

Next.js là framework client phản ứng để xây dựng cả trang web động và tĩnh. Nó là một framework JavScript nhẹ, hỗ trợ xuất trang dưới dạng các thành phần React. Đó là lí do tại sao nó còn được gọi là framework React.

Các tính năng Next.js bao gồm một phương pháp định tuyến để tải trước các trang nhằm tăng độ độ “load” trang và trải nghiệm người dùng tốt hơn. Nếu muốn xây dựng app phía server bằng React, Next.js có thể là lựa chọn phù hợp.

5. Express.Js

Express.js là một framework dựa trên Node.js, hỗ trợ lập trình các ứng dụng modular. Dù Express.js có thể khó hiểu với người mới chưa hay biết ít về JavaScript thuần túy. Đây là một framework lập trình đáng học, nhất là với những ai muốn xây dựng backend dựa trên JavaScript.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button