Giáo dục

Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra? Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra? Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

Câu hỏi: Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra? Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

Trả lời: Nước Âu Lạc ra đời năm 207 trước công nguyên, do Thục Phán đứng đầu và hợp nhất cả đất đai lẫn con người của Tây Âu và Lạc Việt thành Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi vua, tự xưng là An Dương Vương và chọn Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) làm nơi đóng đô.

Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra?
Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra?

Giải thích: Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

Các sử gia căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc ra đời nhất, Sử ký cho rằng An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng năm 208 trước công nguyên đến năm 179 trước công nguyên.

Khi vừa bắt đầu dựng nước, nhân dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù xâm lược. Vào cuối thời vua Hùng, nạn ngoại xâm ngày càng trở thành mối đe doạ to lớn đối với nước ta. Ở Trung quốc Việt Vương Câu Tiễn sau khi thôn tính nước Ngô năm 473 trước công nguyên, xưng vương miền Duyên Hải từ Sơn Đông đến Quảng Đông và sai sứ xuống dụ nước Văn Lang nhưng bị vua Hùng cự tuyệt. Đó là sự kiện đầu tiên nước ta đụng độ với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Sau khi nhà Tần được thành lập đã mở rộng những cuộc xâm lược với Bách Việt ở phía Nam Trường Giang. Hàng vạn quân Tần vượt biên giới tràn vào lãnh thổ phía Bắc và Đông bắc nước ta.

Khi chứng kiến sự xâm lược của kẻ thù, hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt có sự gần gũi nhau về dòng máu, nơi sinh sống, kinh tế, văn hoá cùng liên kết với nhau để chống kẻ thù chung. Lực lượng chiến đấu của người Việt ngày càng lớn mạnh, quân Tần dần bị dồn vào thế thua trận. Trong cuộc chiến đấu này vai trò và uy tín của Thục Phán – người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao và tin tưởng trong chỉ trong quy mô bộ lạc Tây Âu mà còn mở rộng ra cả Lạc Việt.

Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc thắng lợi, với điều kiện cộng đồng cư dân Lạc Việt – Tây Âu đã được hình thành, uy tín của Thục Phán ngày càng cao, được suy tôn lên thay thế Hùng Vương. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương và đặt tên nước là Âu Lạc. Âu Lạc là sự kết hợp giữa hai bộ lạc đó là Tây Âu và Lạc Việt.

Lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng dựa trên sự kế thừa hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự ra đời của Âu Lạc chính là kết quả của sự đoàn kết cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung. Đây chính là bước phát triển mới cao hơn nhà nước Văn Lang.

Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?
Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

Tuy Âu Lạc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nhưng nó có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước.

Về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thời Âu Lạc đều phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang để lại. Văn hoá Đông Sơn là cơ sở văn hoá của hai nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Do yêu cầu cấp thiết của cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà thời Âu Lạc đã có những bước tiến vượt bậc về quân sự. Việc sáng tạo ra nỏ Liên Châu bắn một lần được nhiều phát tên được coi là loại vũ khí độc đáo, có khả năng sát thương lớn và việc xây dựng kinh đô Cổ Loa để phòng thủ cũng chính là minh chứng cho sự phát triển của Âu Lạc. Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước và là đầu mối của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Đây là một kiến trúc quân sự kiên cố được phòng vệ chắc chắn kết hợp chặt chẽ giữa quân bộ và quân thuỷ. Với vị trí kiên cố và lợi hại, thành Cổ Loa đã góp phần vào rất nhiều chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống lại các cuộc xâm lược của quân Triệu. Tuy nhiên do những sai lầm chủ quan của mình mà An Dương Vương bị đẩy vào tình thế bị cô lập, xa rời nhân dân, khiến nước Âu Lạc rơi vào tay giặc, đất nước rơi vào 1000 năm Bắc thuộc.

Ý nghĩa sự ra đời nước Âu Lạc

Trong thời đại dựng nước, ta đã xây dựng được nền văn minh rực rỡ đó là văn minh sông Hồng và hình thái Nhà nước sơ khai là nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.

Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc chính là minh chứng cho một nền văn hiến lâu đời.

Chính bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường bền bỉ, người Việt đã xây dựng được một đất nước phát triển với nhiều những thành tựu kinh tế và văn hoá làm nền tảng cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Dựa trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và tình làng nghĩa xóm bền chặt, cư dân Âu Lạc đã tiến hành khai hoang, chống ngoại xâm, hình thành nên lối sống, cách ứng xử riêng biệt.

So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc

* Điểm giống nhau:

– Cả hai nhà nước có lãnh thổ chủ yếu là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay

– Tổ chức nhà nước với đứng đầu là vua, nắm giữ mọi quyền hành, giúp việc cho vua là các quan lạc hầu và lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ, bồ chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ.

– Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc chủ yếu là gạo nếp. Họ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh dày.

– Trang phục của cư dân hai nước đều phản ánh được trình độ phát triển và óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt Cổ. Do nghề dệt phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ thường mặc váy rộng.

– Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè trên các con sông rạch.

* Điểm khác nhau

Tiêu chí phân biệt Văn Lang Âu Lạc
Kinh đô Phong Châu (Phú Thọ) Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)
Lãnh thổ Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay Địa bàn được mở rộng hơn kế thừa vùng đất của Lạc Việt và Tây Âu
Tổ chức bộ máy nhà nước Đơn giản, sơ khai Tổ chức nhà nước được chặt chẽ hơn:

+ Vua nắm giữ nhiều quyền điều hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.

+ Có quân đội, mạnh, vũ khí tốt, có thành Cổ Loa phòng thủ kiên cố, vững chắc.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button