Giáo dụcLớp 8

NH3 + O2 → NO + H2O

NH3 + O2 → NO + H2O là phương trình NH3 cháy trong O2 để tạo ra khí NO được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn gửi tới bạn đọc. Hy vọng với nội dung phương trình này giúp các bạn học sinh viết và cân bằng chính xác phản ứng NH3 ra O2, từ đó vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng NH3 ra O2

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

2. Điều kiện phản ứng NH3 ra O2

Nhiệt độ: 850 – 900oC

Xúc tác: Bạch kim (Pt) (hoặc Fe2O3, Cr2O3)

Bạn đang xem: NH3 + O2 → NO + H2O

3. Tính chất hóa học của NH3

Amoniac có tính bazơ yếu

Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.

Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.

Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

a) Amoniac phản ứng với nước 

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH

b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni

Thí dụ:

NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối

NH3 + Muối (dung dịch)   → Bazơ + Muối mới

Thí dụ

2NH3 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

3NH3 + AlCl3 + 3H2O →Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan

Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

Thí dụ: 

ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)3](OH)2

Amoniac có tính khử mạnh

Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Amoniac tác dụng với O2

4NH3 + 3O2 overset{t^{o} }{rightarrow} 2N2↑ + 6H2O

4NH3 + 5O2 overset{800^{o}C,Pt }{rightarrow} 4NO↑ + 6H2O

b) Amoniac tác dụng với Cl2

2NH3 + 3Cl2 overset{t^{o} }{rightarrow} N2↑ + 6HCl

8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl

c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại

Thí dụ:

3CuO + 2NH3 overset{t^{o} }{rightarrow}Cu + 3H2O + N2

Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

4. Bài tập vận dụng liên quan NH3 tác dụng O2

Câu 1. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

A. CnH2nN.

B. CnH2n+1N.

C. CnH2n+3N.

D. CnH2n+2N.

Đáp án C

Câu 2. Ở điều kiện thường, amin A là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch a không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của A?

A. đimetylamin

B. benzylamin

C. metylamin

D. anilin

Đáp án D

Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím ⇒ Loại A, C

Tác dụng với nước Brom tạo kết tủa trắng ⇒ Loại B

Câu 3. Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ?

A. P2O5.

B. H2SO4 đặc.

C. CuO bột.

D. NaOH rắn.

Đáp án D

Câu 4. Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là:

A. HCl, O2, Cl2, FeCl3.

B. H2SO4, Ca(OH)2, FeO, KOH

C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO

D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

Đáp án A

NH3 + HCl → NH4Cl

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl

Câu 5. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch

A. HCl, CaCl2

B. KNO3, H2SO4

C. ZnCl2, AlCl3

D. Ba(NO3)2, HNO3

Đáp án C

ZnCl2 + 6NH3 → (Zn(NH3)6)Cl2

2NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

Câu 6. Cho NH3 dư vào 50ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M, AgNO3 1M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là

A. 9,8 gam

B. 3,9 gam

C. 7,8 gam

D. 5 gam

Đáp án B

Vì các ion Cu2+, Zn2+, Ag+ tạo kết tủa với NH3, sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức

=> kết tủa thu được chỉ gồm Al(OH)3

nAl(OH)3 = nAlCl3 = 0,05 mol => m = 3,9 gam

Câu 7. Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là:

A. 3,0M.

B. 1,0M.

C. 2,0M.

D. 2,5M.

Đáp án D

NH4++ OH→ NH3+ H2O

Theo phương trình hóa học ta có

nOH – = nNH3 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

=> CM = n : V = 0,25 : 0,1 = 2,5M

…………………………..

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình phản ứng liên quan 

    Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã giới thiệu tới các bạn NH3 + O2 → NO + H2O. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và đăng tải.

    Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THPT Ngô Thì Nhậm mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

    Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

    Chuyên mục: Giáo dục

    Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button