Tổng hợp

Nguyễn Xuân Diện là ai? Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”

Nguyễn Xuân Diện là ai?

Nguyễn Xuân Diện (1970 -) là Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, nhà nghiên cứu ca trù Việt Nam.

Ông hiện là Phó phòng Nghiên cứu Văn học và Lịch sử, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từng đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc Trung tâm tư liệu thư viện của Viện (cấp tương đương với Phó phòng). Ông còn được biết tới là người viết blog với tên Lâm Khang, Tễu.

Ông nhận mình là học trò giáo sư Nguyễn Minh Thuyết khi từng theo học môn GS giảng dạy cho cấp bậc Đại học tại Trường Đại học Tổng hợp (cũ, nay là Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG – HN). Ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ “Nguồn tư liệu Hán Nôm với việc nghiên cứu ca trù” năm 2007 dưới sự hướng dẫn của PGS. Bùi Duy Tân và GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Công trình này của Nguyễn Xuân Diện đã được quỹ văn hóa của Hữu Ngọc cho ấn hành nhiều bản từ năm 2007 tới nay. Gần đây, trong cộng đồng những người dùng facebook và blog, ông được nhiều người biết tới vì trên các trang cá nhân của ông thường chia sẻ (share, dẫn lại của người khác) một số vấn đề chính trị, xã hội đang thu hút sự quan tâm của mạng xã hội.

Nguyễn Xuân Diện là ai?
Nguyễn Xuân Diện là ai?

Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”

Mấy tháng qua, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hán Nôm  “la làng” về việc hơn một vạn trang sách thuộc sự quản lí của Viện này không biết bằng con đường nào đã chạy vào thư viện điện tử của một nhóm cá nhân. Đối tượng bị tố cáo “copy” tài liệu không minh bạch, đã lên tiếng phản công: Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa.

“Câu khách” bằng tài liệu của Viện Hán Nôm?

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã gặp phóng viên TPCN kể câu chuyện sau:

“Ngày 22/6/2017, tôi phát hiện ra trên một trang mạng có tên Thư viện Nhân học, do anh Nguyễn Phúc Anh là giảng viên bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, quản lí, “quảng cáo”  rằng, thư viện đã có bản scan của 4 tài liệu của Viện Hán Nôm, trong đó có bộ Toàn Việt Thi Lục (hợp tuyển thơ chữ Hán Việt Nam do nhà bác học Lê Quí Đôn biên soạn – PV). Hiện nay, bộ Toàn Việt Thi Lục ở Viện Hán Nôm có 10 dị bản khác nhau và là một bộ sách rất lớn, mới được nghiên cứu, chưa được khai thác. Vài ngày sau thư viện lại “quảng cáo” tiếp, sẵn sàng cung cấp cho mọi người bản copy của 1.702 đầu sách Hán Nôm, số lượng hơn 1 vạn trang. Thư viện đưa ra một vài trang đầu của tài liệu danh mục đó, đều là tài liệu của Viện Hán Nôm, trong đó có 3 tài liệu ghi chú thích: Do Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm cung cấp. Đó là điều tôi bức xúc, vì tôi chưa từng giao dịch với Phúc Anh”. TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, ông đã từng giữ chức Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm khá lâu năm, từ năm 2002-2012: “Tôi đưa câu chuyện này lên group Viện Hán Nôm, cũng như tung lên trang cá nhân của mình, anh Phúc Anh lập tức chuyển tất cả những scan màu thành đen trắng và nói rằng: Chúng tôi chụp lại từ một bản photocopy mà thôi. Nhưng 1.702 đầu sách là quá lớn, chiếm gần 2/5 kho sách cổ của Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tôi nhiều lần liên hệ với Phúc Anh không được”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Cứ cho là “cha đẻ” Thư viện Nhân học là Phúc Anh như ông nói thì Phúc Anh được lợi gì ở câu chuyện này?”. Ông Xuân Diện trả lời: Dù không phải mua trang nào trả tiền trang ấy nhưng thành viên của thư viện điện tử một năm phải đóng 500 ngàn đồng phí. “Sau khi thấy động chạm, anh ta đã có mấy thay đổi, đổi bức ảnh màu thành đen trắng, nói không có bản scan chỉ có bản ảnh chụp từ bản photocopy đen trắng thôi. Rồi nói không quản lí Thư viện Nhân học ấy nữa, trang này cũng đổi tên thành Thư viện Khoa học. Nhưng tất cả mọi giao dịch bằng tiền đều phải thông qua 5 tài khoản trong nước, trong số đó, một tài khoản mang tên vợ Phúc Anh, tài khoản nước ngoài có tên Nguyễn Phúc Anh”.

Trang thư viện Nhân học quảng cáo 4 tài liệu của Viện Hán Nôm.

Liên đới Viện trưởng Viện Hán Nôm?

Được biết, TS Nguyễn Xuân Diện đã làm đơn thư gửi Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày sự việc. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có văn bản trả lời ông Xuân Diện, trong đó có đoạn: “Tổng số tài liệu do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lí có thể quan sát được từ ảnh chụp trên trang mạng là 36 đơn vị tài liệu, trong đó có một tài liệu scan màu (10 trang đầu), 2 tài liệu đen trắng (vài trang đầu), 33 tài liệu  chỉ có tên sách, chưa thấy nội dung. Tuy nhiên, đến nay trang facebook “Thư viện nhân học” không còn hoạt động nên không xác định được chính xác “Thư viện nhân học” có phải là 1.702 đầu sách Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lí hay không”. Viện Hàn lâm đồng thời khẳng định: Những tài liệu này không thuộc danh mục bí mật Nhà nước, không thuộc nhóm tư liệu hạn chế đọc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Diện không thỏa mãn với hồi âm của Viện Hàn lâm, lí do như sau: Văn bản trả lời không phải kết quả xác minh sự việc. Đó chỉ là những gì mà bất cứ ai cũng có thể quan sát được trên mạng xã hội facebook. Ông Diện dùng hình ảnh ví dụ: Có một người phát hiện ra vụ trộm. Người này làm đơn trình báo nhà chức trách về hiện trường, diễn biến tên trộm phi tang, bỏ chạy và địa chỉ cơ quan đang nắm giữ hồ sơ nhân sự của tên trộm này. Nhà chức trách vội chạy đến đo đạc và ghi chép về hiện trường, rồi ra về báo cáo là tên trộm đã không còn ở đây, chỉ còn một cái áo nó vứt lại. Kết quả xác minh chỉ có vậy”. Ông Diện cũng thắc mắc tại sao văn bản trả lời của Viện Hàn lâm không nhắc gì đến tên ông Nguyễn Phúc Anh, cũng như “giấu đi một sự thật” là trên tài khoản Facebook “Thư viện Khoa học” ở phần phương thức thanh toán, đưa ra 5 tài khoản ngân hàng, mà tên chủ tài khoản chính là Vũ Thu Hằng, vợ của Nguyễn Phúc Anh? Chưa dừng lại, ông Nguyễn Xuân Diện cho rằng: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cố tình đánh tráo khái niệm, bởi ông không đề cập vấn đề tài liệu số hóa bị thất thoát có phải là tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước hay hạn chế đọc mà vấn đề ông muốn đề cập là: Một khối lượng tài liệu lớn như vậy đã ra đi bằng con đường khuất tất, không rõ ràng. Ông Xuân Diện đặt tiếp câu hỏi với Viện Hàn lâm: Nếu việc cung cấp bản sao tài liệu (photo, scan, ảnh chụp) phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Viện nghiên cứu Hán Nôm (Quyết định số 274/QĐ-KHXH do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ký ngày 27/3/2013) thì Thư viện Nhân học (Sau đổi là Thư viện Khoa học) là cơ quan gì, được thành lập khi nào? Ai ký cho thành lập? Họ đã có đơn xin cung cấp bản scan 1.702 đầu sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm lúc nào? Ai ký cung cấp cho họ? Theo ông Xuân Diện, bất kể ai, ngay cả cán bộ của Viện Hán Nôm nếu muốn có một bản photo tài liệu đều phải trả với giá quy định là 5 ngàn đồng/trang. Nếu muốn một bản scan, phải trả 15 ngàn đồng/trang. “Khi tôi phát hiện ra như thế Viện trưởng Viện Hán Nôm chỉ cần đưa ra đơn của Phúc Anh và số tiền anh ta đã nộp vào Viện, sự việc đã dễ hiểu. Đằng này không có gì”, ông Diện nói và tiết lộ chi tiết, Nguyễn Phúc Anh là học trò của Viện trưởng Viện Hán nôm.

Phương thức thanh toán trên Thư viện Nhân học.

Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”
Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”

Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa

Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với anh Nguyễn Phúc Anh, hiện đang ở nước ngoài. Nguyễn Phúc Anh nói: “Anh Diện tố cáo tôi là vu khống tôi nên tôi sẽ kiện ra tòa. Công ty Luật Minh Anh sẽ lo vụ này”. Khi phóng viên đưa ra nghi án của Xuân Diện:  Phải chăng anh có mối quan hệ với Viện trưởng Viện Hán Nôm, cụ thể là học trò của Viện trưởng, nên không mất tiền mua tài liệu? Anh Nguyễn Phúc Anh bức xúc, nguyên văn: “Đó là vu khống vì với logic đó tôi có thể viết đơn tố cáo anh Diện hiếp dâm trẻ em. Anh Diện ngậm máu phun người. Việc này sẽ giải quyết ở Tòa”. Người bị tố cáo tái khẳng định: “Anh Diện không có bất kì bằng chứng nào về việc tôi có liên quan đến tư liệu. Tự dưng gí tên tôi vào chỉ vì tôi là học trò thầy Cường, (Viện trưởng viện Hán Nôm- PV) và cộng tác viên của Thư viện Nhân học là trò vu khống tởm lợm nhất. Việc đấy làm tôi nổi giận. Tôi đã cố bỏ qua chỉ vì nghĩ anh ấy thuộc lớp người trước. Giờ tôi quyết theo vụ kiện vu khống này đến cùng. Chừng nào chưa cho anh ấy chịu trách nhiệm trước pháp luật thì tôi không thôi”. Anh Nguyễn Phúc Anh cho biết, dự định cuối tháng 12 sẽ về nước để “lo vụ này”. Nhưng “hồ sơ đã giao công ty luật làm trước”.

Người tố cáo cũng biết kẻ bị tố cáo muốn giải quyết sự việc tại tòa và háo hức: “Tôi rất mong đến ngày ấy. Tôi không nói Nguyễn Phúc Anh là tội phạm mà nói là nghi phạm, tức đối tượng cần điều tra”. Chúng tôi đã liên lạc với TS Nguyễn Tuấn Cường, sinh năm 1980, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, anh đón nhận thông tin điềm tĩnh và khích lệ: Ngay cả những vấn đề như Nguyễn Phúc Anh là học trò của tôi, phóng viên có thể hỏi được, không sao cả. Song để sự việc rõ ràng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cần thời gian: “Các công việc bắt đầu từ chục năm trước đây rồi, phải hỏi ý kiến của lãnh đạo tiền nhiệm cũng như ban lãnh đạo Viện Hán Nôm”

Khi được hỏi quan điểm cá nhân xung quanh câu chuyện lùm xùm, PGS.TS Thùy Vinh, Viện Hán Nôm từ chối chia sẻ tại thời điểm này. Nhưng nhà nghiên cứu nói: “Tất nhiên trong chuyện thất thoát tài liệu, mình cũng như cán bộ trong cơ quan đều không vui vẻ gì, rất muốn câu chuyện được sáng tỏ”. Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với bà Trương Thị Thủy, Trưởng phòng Hành chính, Viện Hán Nôm về trách nhiệm của Viện Hán Nôm trong thất thoát tài liệu đến đâu? Con đường ra ngoài của tài liệu có minh bạch không? Bà Thủy trả lời: “Việc này đương nhiên Viện Hán Nôm sẽ phải giải quyết nhưng về phía các lãnh đạo thì chưa thấy có ý kiến gì, chưa thấy bàn bạc gì với các bộ phận chức năng”. Về phía cá nhân, bà Thủy bày tỏ: Theo bà nghĩ, 1.702 đầu sách  có thể là con số chưa chính xác. Để tìm ra nguyên nhân tài liệu của Viện bay ra ngoài, đầu tiên “phải tra lại xem có ai làm đơn để scan hay chưa, nếu không có đơn thì ta lại phải truy tìm xem nó thất thoát từ đâu. Nó do phía người quản lí kho sách đó hay do bộ phận tin học, hoặc do một người nào đó được giao scan, có thể họ bán, trao đổi, tặng ai đó mà không nghĩ tới hậu quả sâu xa? Quan trọng là phải tìm được lí do của nó, thất thoát ra ngoài là từ đâu, từ ai? Do cố tình hay vô tình? Nhưng chưa thấy lãnh đạo cơ quan họp bàn với bộ phận chức năng để giải quyết chuyện này”, bà Thủy nhắc lại. Phóng viên hỏi tiếp: “Không ít ý kiến cho rằng, việc phổ biến tài liệu này ra ngoài có khi lại là việc nên làm để nhiều người có cơ hội tiếp cận với kho tài liệu cổ, chẳng có gì phải kêu la lên cả. Bà nghĩ sao?”. Trưởng phòng Hành chính Viện Hán Nôm đáp: “Do quan điểm của mỗi người, do cơ chế của cơ quan, nếu mọi người cho rằng đó là tư liệu để trao đổi, nó sẽ thành chuyện bình thường. Song nếu cho là tài sản của Viện lại là câu chuyện khác”.

Mất, thất lạc sách Hán Nôm: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm nói gì?

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tuấn Cường cho rằng, để xảy ra việc mất, thất lạc, hư hại sách, trước hết lãnh đạo viện phải chịu trách nhiệm; đồng thời cần điều chỉnh, kiện toàn cách quản lý để không xảy ra việc tương tự.

Như đã phản ánh, căn cứ kết quả tổng kiểm kê mới nhất ngày 29.3, đến thời điểm này, Viên Nghiên cứu Hán Nôm xác định số tài liệu Hán Nôm bị mất hoặc thất lạc là 121 cuốn, hư hại nặng 110 cuốn.

Sáng 31.3, trao đổi với Báo Thanh Niên, TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cho biết với 121 cuốn sách hiện không tìm thấy, viện đang xác định thất lạc là bởi vẫn còn hy vọng tiếp tục tìm thấy lại, đặc biệt là sau khi tìm thêm được 14 cuốn trong khoảng thời gian từ 22 – 29.3 (Báo Thanh Niên đã đưa tin).

Tránh tiếp tục để mất, thất lạc sách

Để tránh việc tiếp tục mất hoặc thất lạc sách trong thời gian tới, đồng thời cũng để tìm lại được những cuốn sách đang được cho là bị thất lạc, vừa qua viện đã điều chỉnh một số việc trong quản lý kho sách.

Trước đây, trong kho tầng 2, sách gốc và sách photocopy để trong cùng một không gian thông nhau nên tất cả nhân viên đều có thể ra vào. Nhận thấy điểm bất cập này, cuối tháng 7.2022, viện đã tổ chức làm vách ngăn bằng khung nhôm kính để chia các phân kho tại tầng 2, dồn các tài liệu gốc về một khu tách biệt, phần sách photocopy để riêng một cửa ra vào để nhân viên phục vụ độc giả hàng ngày.

Ngày 28.7. 2022, viện đã thay chìa khóa kho, giao chìa khóa kho sách gốc cho trưởng bộ phận bảo quản (vị này mới được bổ nhiệm từ tháng 8.2021). Chìa khóa kho sách photocopy được đặt tại phòng làm việc chung để các nhân viên của bộ phận bảo quản sử dụng mở cửa kho phục vụ bạn đọc hàng ngày.

Trước đó, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã ban hành quy chế quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu Hán Nôm tại viện (ban hành cuối năm 2020). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm (1970 – 2020), Viện Nghiên cứu Hán Nôm mới có văn bản quy chế quản lý tài liệu Hán Nôm.

Ông Nguyễn Tuấn Cường khẳng định, sự việc mất hoặc thất lạc và hư hại tài liệu là tổn thất lớn đối với kho sách Hán Nôm nói riêng, với văn hiến cổ điển Việt Nam nói chung. Trước khi viện nhận bàn giao kho sách từ Nhà nước (năm 1983), đã có 238 quyển sách bị mất thuộc kho A và kho V (thời điểm đó chưa có kho ST). Còn có 2 sách bị mất năm 1986 khi mới bàn giao. Toàn bộ 240 sách mất này đều đã có “phiếu ma” đặt trên giá ở vị trí sách mất.

TS Nguyễn Xuân Diện 2 lần từ chối việc "cai quản" kho sách
TS Nguyễn Xuân Diện 2 lần từ chối việc “cai quản” kho sách

Đợt tổng kiểm kê này đã phát hiện thêm 121 sách bị mất hoặc thất lạc mà dấu hiệu cho thấy sự việc xảy ra rải rác trong giai đoạn từ khoảng năm 1997 trở lại đây.

“Tập thể và cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm trước sự việc này, trong đó có trách nhiệm quản lý của tôi trên cương vị viện trưởng, tức là thủ trưởng đơn vị và trách nhiệm quản lý của nguyên Phó viện trưởng Nguyễn Hữu Mùi (hiện đã thôi quản lý, nhưng vẫn đang công tác) là người được phân công phụ trách kho sách. Lãnh đạo viện là những người “đứng mũi chịu sào”, cần phải thẳng thắn nhận trách nhiệm quản lý trước, sau đó mới xem xét đến trách nhiệm nghiệp vụ của nhân viên”, ông Cường khẳng định.

Cơ quan công an đang điều tra làm rõ sự việc với các sách đã báo mất, gồm 25 cuốn được xác định là mất đợt trước ngày 15.2; trong đó có 11 cuốn kho A, 3 cuốn kho V và 11 cuốn kho ST. 96 cuốn còn lại hiện đang xác định là thất lạc, vẫn hy vọng tìm thấy trở lại nên viện chưa báo cơ quan công an.

TS Cường nói: “Sự việc mất hoặc thất lạc và hư hại tài liệu cần được giải quyết trên tinh thần trân trọng tài liệu một cách đúng mức (không hạ thấp, không thổi phồng) và tinh thần khoa học nghiêm túc; giải quyết một cách công khai, minh bạch, có căn cứ pháp lý. Viện sẽ sớm thực hiện tổng kiểm kê toàn bộ tài liệu Hán Nôm một lần nữa để sắp xếp, chỉnh lý lại kho sách, đóng dấu kiểm kê vào từng đơn vị tài liệu.

Thời gian tới, viện sẽ tập trung đầu tư về nhân lực và kinh phí để kiện toàn công tác bảo quản, tu bổ và số hóa, nâng cao chất lượng phục vụ độc giả, để làm tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị của kho sách Hán Nôm”.

TS Nguyễn Xuân Diện 2 lần từ chối việc “cai quản” kho sách

Phải chăng nhờ sự tích cực lên tiếng của TS Nguyễn Xuân Diện, Phó phòng phụ trách Văn bản học (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), trên mạng xã hội nên Viện Nghiên cứu Hán Nôm mới tích cực, nỗ lực trong việc tìm sách thất lạc cũng như tìm giải pháp bảo quản, lưu trữ tài liệu…, ông Cường cho rằng, việc tìm kiếm tài liệu và điều chỉnh cách quản lý đã có trong kế hoạch chung của viện từ trước.

Nhưng Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng ghi nhận những phát ngôn của TS Nguyễn Xuân Diện đã có tác dụng đẩy nhanh tiến độ công việc và thu hút được nhiều người cùng quan tâm đến kho sách Hán Nôm.

Theo ông Cường, trên mạng xã hội, trên báo chí và tại đơn vị, TS Nguyễn Xuân Diện thường xuyên có những phát ngôn, qua đó đã tạo dựng được hình ảnh là người nhiệt tâm gìn giữ kho sách Hán Nôm của dân tộc. Tập thể Viện Nghiên cứu Hán Nôm trân trọng tinh thần đó. Một số góp ý có tính xây dựng, viện đã tiếp thu.

Gần đây, trong những lần họp quy hoạch tại đơn vị, có nhiều ý kiến đề nghị quy hoạch TS Diện để bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Bảo quản (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), tức là người “cai quản” kho sách. Nếu TS Diện ở vị trí này sẽ có nhiều lợi ích chung và riêng.

Một là TS Diện đạt được tâm nguyện gìn giữ kho sách cổ của tiền nhân như ông thường bày tỏ; hai là TS Diện sẽ phát huy được kinh nghiệm nhiều năm quản lý thư viện của mình, trước khi chuyển sang phòng nghiên cứu từ khoảng 10 năm trước; ba là phù hợp với nguyện vọng được phát triển cá nhân của TS Diện (TS Diện hiện là phó trưởng phòng phụ trách, trong một buổi họp cơ quan gần đây TS Diện cũng đã đề nghị được bổ nhiệm vị trí trưởng phòng).

“Đã có ít nhất 2 lần TS Diện từ chối đề nghị này. Chúng tôi cho rằng đây là một điều rất đáng tiếc, vì đó là cơ hội để TS Diện thể hiện trách nhiệm đối với kho sách từ góc độ hành động thực tế chứ không chỉ từ phát ngôn”, ông Cường cho biết.

Theo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong số 121 quyển sách bị mất hoặc thất lạc, có 11 quyển kho A, 3 quyển kho V, 107 quyển kho ST. Tuy nhiên, 11 quyển kho A và 3 quyển kho B đều còn lưu bản sao (scan màu và/hoặc photocopy đen trắng).

Trong số 107 quyển kho ST, có 13 quyển sách đã có bản sao scan màu và toàn bộ 107 quyển chưa có bản photocopy.

Theo sổ sách ghi chép, trong số 107 quyển ST này có 5 quyển không phải sách gốc mà là sách photocopy đen trắng, nhưng khi nhập kho vẫn cấp ký hiệu ST. Vì vậy, có 102 sách ST là sách gốc (không phải sách photocopy) hiện thất lạc.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button