Giáo dụcLớp 10

Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Đề bài: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

phan tich bai tho lau hoang hac cua thoi hieu

Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

1. Mở bài

Thôi Hiệu cũng là một nhà thơ lớn và để lại nhiều tác phẩm bất hủ. Bài thơ” Hoàng hạc lâu” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của ông.

2. Thân bài

– Tác giả mượn tích xưa” hạc vàng” để nói về nỗi tiếc nuối trước thời huy hoàng đã qua. – Trải qua bao cuộc chiến tranh, qua bao bể dâu mất mát, đứng giữa chốn này đây người thi sĩ thấy lòng mình lắng lại,luyến tiếc dáng vẻ xưa. – Niềm khắc khoải ngậm ngùi tiếc nuối những gì đã qua. – Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu tại đây

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Văn học Trung Quốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thơ Đường, những nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu phải kể đến Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, Nguyễn Duy, Lý Bạch,… Thôi Hiệu cũng là một nhà thơ lớn và để lại nhiều tác phẩm bất hủ. Bài thơ “Hoàng hạc lâu” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của ông.

” Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”

Hoàng Hạc lâu vốn là chốn thần tiên, một thắng cảnh đẹp huyền ảo lung linh chốn trần gian. Tác giả mượn tích xưa “hạc vàng” để nói về nỗi tiếc nuối trước thời huy hoàng đã qua. Một mình sừng sững giữa khoảng không bao la rộng lớn, lầu Hoàng Hạc vẫn mang cái vẻ kiêu hùng nhưng có nét gì đó thê lương, trơ trọi. Trải qua bao cuộc chiến tranh, qua bao bể dâu mất mát, đứng giữa chốn này đây, người thi sĩ thấy lòng mình lắng lại, có chút gì đó xao xuyến khi nghĩ về dáng vẻ xưa. Hạc vàng ai đã cưỡi bay đi mất rồi, giờ chỉ bóng cô tịch của lầu xưa, niềm khắc khoải ngậm ngùi tiếc nuối những gì đã qua, sự mất mát, trống vắng, hụt hẫng còn lại trong lòng người bao nỗi nhớ, tiếc khôn nguôi.

” Hạc vàng đi mất từ xưa Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Cánh hạc vàng bay đi mang theo bao nhiêu điều đẹp đẽ, huy hoàng của chốn tiên cảnh nơi đây. Vẫn là lầu Hoàng Hạc, vẫn chốn này nhưng cảnh chẳng còn đẹp như xưa, chẳng còn mộng như xưa. Duy chỉ có trên bầu trời kia, áng mây trắng vẫn còn bồng bềnh như mộng tưởng ngàn năm trước chẳng đổi dời. Phải chăng đó chính là tiếng lòng, là trái tim của nhà thơ vốn vẫn vẹn nguyện dành cho nó một tình cảm tuyệt đẹp nhất, dịu hiền và trân quý nhất, bởi vậy mà càng nhìn vào thực tại càng đau đớn lòng. Sự được rồi mất, có rồi không, như ảo ảnh, hư vô – một quy luật tự nhiên được tác giả gửi gắm qua từng hình ảnh, từng câu thơ nghe sao thấm thía, quặn thắt lòng. Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, tác giả đã tạo nên những nét vẽ vô cùng đặc sắc mà chứa nhiều ý vị.

“Hán Dương sông tạnh cây bày, Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non”

Trên bến sông Hán Dương có nắng vàng rọi chiếu hàng cây xanh, những bãi cỏ non trải dài vô tận thật đẹp đẽ biết bao. Lầu Hoàng Hạc như đang nghỉ ngơi, đắm mình trong vẻ đẹp của đất trời, của thiên nhiên có dòng sông phẳng lặng, có cây cối um tùm, có cỏ xanh mơn mởn, có nắng vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, mê hoặc lòng người nhưng lại gợi buồn, gợi nhớ. Và càng nhìn, càng ngắm thì nỗi nhớ quê nhà lại càng trào dâng da diết:

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”

Buổi chiều thường là khoảng thời gian gợi thương, gợi nhớ. Bóng hoàng hôn bên lầu tịch dương khiến nỗi cô đơn càng khắc khoải, nỗi nhớ quê nhà càng bâng khuâng, đau đáu. Thực tại có thiên nhiên, có bóng chiều với làn khói yên hoa mờ ảo tuy đẹp nhưng gợi buồn, buồn vì tiếng lòng của người thi nhân đang rợn ngợp tình quê, cảnh bây giờ cũng mang màu nỗi nhớ, mang màu tâm trạng:

” Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

Bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu tuy ngắn gọn mà giàu giá trị nhân sinh, lời ít, ý nhiều, câu chữ cô đọng, hàm súc, đăng đối, tạo nên sức hấp dẫn riêng. Bài thơ trở thành một dấu ấn đẹp đẽ của nền văn học thời Đường, được nhân dân yêu thích và truyền tụng rộng rãi tạo nên sức sống lâu bền cho thi phẩm.

——————–HẾT————————

Để có thêm nhiều đơn vị kiến thức hay cho bài phân tích, tìm hiểu, bên cạnh bài Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc trên đây, các em không nên bỏ qua: Soạn bài Lầu Hoàng Hạc, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Lầu Hoàng Hạc, Sơ đồ tư duy bài Lầu Hoàng Hạc, Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button