Tổng hợp

Nguồn luật là gì? Các nguồn luật tại Việt Nam

Bài viết tập trung làm rõ một số quan niệm về nguồn luật là gì và phân tích một số nguồn luật cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng phân tích mối quan hệ và khả năng áp dụng, hỗ trợ của các nguồn luật này với nhau.

Nguồn luật là gì?

Trong khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay, tồn tại một số quan niệm khác nhau về nguồn của pháp luật. Chẳng hạn, có quan niệm cho rằng, nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, thực hiện pháp luật, cũng như áp dụng để giải quyết những vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tiễn. Theo quan điểm này, nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể cùa pháp luật. Đó chính là các yếu tố kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức… của đời sống. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa, vì thế nó ít được đề cập. Ngược lại, vấn đề nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, từ sau đây, trong phạm vi giáo trình này, vấn đề nguồn của pháp luật chỉ được đề cập trên khía cạnh nguồn hình thức của nó.

Pháp luật là gì? Các hình thức thực hiện pháp luật

Nguồn của pháp luật là gì

Trong đời sống pháp lí, khi thực hiện hành vi (chẳng hạn, kí kết hợp đồng, khiếu nại, tố cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền…), các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thầm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định. Những yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp các căn cứ pháp lí cho hoạt động của các chủ thể được coi là nguồn của pháp luật. Có thể quan niệm:

Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tổ chứa đựng hoặc cung cẩp căn cứ pháp lí đế các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tât cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thấm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.

Xuất phát từ quan niệm về nguồn pháp luật và giá trị của từng loại nguồn pháp luật mà ở mỗi nước có thể có các loại nguồn pháp luật khác nhau. Ngay trong một nước, trong các điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau cũng có thể có các loại nguồn pháp luật khác nhau. Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tế; các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại… Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn khác được coi là những nguồn không cơ bản, nó có giá trị bổ sung, thay thế khi trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc có những hạn chế, khiếm khuyết… Trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật.

Sự phân tích trên đây cho thấy, giữa nguồn của pháp luật và hình thức bên ngoài của pháp luật có liên quan với nhau. Một số quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật được hiểu đồng nhất với hình thức bên ngoài của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật có phạm vi rộng hơn hình thức bên ngoài của pháp luật. Theo quan điểm này, tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức bên ngoài của pháp luật, còn những quan niệm đạo đức xã hội, tư tưởng, học thuyết pháp lí, họp đồng… chỉ là nguồn của pháp luật. Dù theo quan điểm nào thì việc nghiên cứu sâu sắc từng loại nguồn của pháp luật cũng đều có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Chính vì vậy, dưới đây tập trung nghiên cứu các loại nguồn của pháp luật.

Các nguồn luật cơ bản ở Việt Nam

Văn bản quy phạm pháp luật

Chịu ảnh hưởng bởi truyền thống pháp lý châu Âu lục địa, Việt Nam rất chú trọng hình thức VBQPPL. Có thể khẳng định “văn bản quy phạm pháp luật là nguồn phổ biến nhất của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng điều chỉnh đa phần các quan hệ xã hội”.

Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành đều đúng thẩm quyền, hợp hiến, hợp  pháp

Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của pháp luật

Điều 2 Luật ban hành VBQPPL năm 2015 định nghĩa: VBQPPL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Đây là hình thức pháp luật được xây dựng theo phương thức khái quát hóa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quan sát nhu cầu thực tiễn, kinh nghiệm làm luật, dự liệu các quan hệ xã hội xảy ra trong cuộc sống để điều chỉnh chúng một cách bao quát nhất có thể. Ưu điểm của hình thức pháp luật này là rõ ràng, dân chủ, có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội từ xa. Tuy nhiên, VBQPPL có nhược điểm là không sát với thực tế, kết hợp với những khó khăn do việc sử dụng ngôn ngữ mang lại, khiến cho việc áp dụng VBQPPL gặp một số hạn chế nhất định. Hơn nữa, dân chủ của cơ quan lập pháp là dân chủ theo số đông, nên lợi ích của thiểu số có thể bị bỏ qua. Vì vậy trên thực tế, bên cạnh loại nguồn phổ biến là VBQPPL, ở Việt Nam cũng thừa nhận tập quán pháp như là một trong những loại nguồn cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, trong xu thế chung của pháp luật các nước trên thế giới, Việt Nam bắt đầu áp dụng tiền lệ pháp nhằm khắc phục nhược điểm của hình thức VBQPPL.

Tập quán pháp

Tập quán pháp là một trong những hình thức pháp luật cổ điển nhất[6] và được xem là nguồn quan trọng điều chỉnh các vấn đề trong đời sống xã hội trong lịch sử, nhưng trước sự phát triển của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp hiện nay chỉ được xem là nguồn bổ sung trong trường hợp pháp luật không có quy định.

Theo từ điển Oxford, tập quán được hiểu là “truyền thống và cách thức ứng xử được chấp nhận rộng rãi, được áp dụng đặc biệt cho một xã hội nhất định, tại một địa phương nhất định hoặc trong một thời gian nhất định. Từ điển Cambridge định nghĩa: tập quán là cách hành xử hoặc niềm tin đã được hình thành từ rất lâu như một thói quen. Từ điển Black’s Law cho rằng tập quán là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung và lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật”.

Ở Việt Nam, theo phương diện nghiên cứu khoa học pháp lý, tập quán được hiểu là những cách ứng xử, thói quen ứng xử, hay những quy tắc xử sự chung được hình thành tự phát trong các cộng đồng dân cư nhất định, được bảo đảm thực hiện bằng đặc tính của thói quen, tính thuyết phục, dư luận xã hội và một số biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.

Ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản QPPL

Tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam

Về mặt pháp lý, “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”. Với định nghĩa này, các nhà làm luật đã bao hàm cả tiêu chuẩn và điều kiện để một tập quán được công nhận và áp dụng, tức là một quy tắc xử sự để được xem là tập quán phải có nội dung rõ ràng, trong đó xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên, phải tồn tại lâu dài và được thừa nhận, áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, cộng đồng dân cư hoặc lĩnh vực. Như vậy, định nghĩa này chỉ đề cập khái niệm tập quán, chưa quy định như thế nào là tập quán pháp, có nghĩa một tập quán không đương nhiên trở thành tập quán pháp.

Trong các sách, báo, giáo trình, tập quán pháp được hiểu khá thống nhất như là “hình thức của pháp luật tồn tại dưới dạng những phong tục, tập quán đã được lưu truyền trong đời sống xã hội, được nhà nước thừa nhận thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với xã hội.” Với cách định nghĩa này, vấn đề chưa được làm rõ là: Để có được hình thức tập quán pháp thì chủ thể nào nhân danh Nhà nước để thừa nhận các tập quán sẵn có cũng như phương thức thừa nhận, từ đó chưa thiết lập được ranh giới rõ ràng giữa tập quán pháp với tiền lệ pháp và VBQPPL. Một nội dung tập quán cụ thể như giỗ tổ Vua Hùng, hay tập quán về lối đi qua bất động sản liền kề được ghi nhận thành các điều khoản cụ thể trong Bộ luật Dân sự thì khi đó đã trở thành hình thức VBQPPL. Mặt khác, khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự cho phép áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự khi không có điều luật quy định hoặc cho phép vận dụng tập quán giải quyết các vấn đề cụ thể như xác định dân tộc, chi phí mai táng hợp lý thì đó chưa phải là tập quán pháp. Lý do là chúng ta chưa thể xác định được quy tắc tập quán nào là nội dung bên trong của pháp luật cho đến khi Tòa án hay chủ thể có thẩm quyền vận dụng tập quán cụ thể ở địa phương làm căn cứ để giải quyết vụ việc. Hơn nữa, nếu bản án vận dụng tập quán cụ thể để giải quyết vụ việc, sau này bản án đó được thừa nhận để giải quyết vụ việc tương tự thì đây chính là biểu hiện của tiền lệ pháp.

Áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp: Tòa còn lúng túng!

Từ những phân tích trên và theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành, tập quán pháp được hiểu là “hình thức pháp luật có nguồn gốc từ tập quán trên cơ sở cho phép áp dụng tập quán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ thể áp dụng pháp luật vận dụng tập quán cụ thể làm căn cứ để giải quyết các vụ việc”.

Tập quán pháp có ưu điểm là gần gũi, quen thuộc với nhân dân. Do Nhà nước thừa nhận ý chí của nhân dân thành pháp luật nên tập quán pháp thể hiện tính dân chủ cao. Mặt khác, do tập quán là thói quen của chung một cộng đồng dân cư nên vận dụng tập quán sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật, đi ngược lại với mục đích của án lệ là “vụ việc giống nhau phải được giải quyết giống nhau”. Sự khác biệt này được cho là cần thiết vì các cộng đồng dân cư có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở phương diện này, việc sử dụng hợp lý tập quán pháp như nguồn pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần bảo vệ quyền con người.

Tiền lệ pháp (án lệ)

Tiền lệ pháp và án lệ là 2 khái niệm có điểm tương đồng nhau, nhưng không đồng nhất. Trong các giáo trình ở các cơ sở đào tạo ở trong nước “Tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể, làm cơ sở áp dụng đối với trường hợp tương tự”.[14] Theo cách hiểu trên, án lệ là một loại của tiền lệ pháp. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng tiền lệ pháp chỉ là án lệ của cơ quan tư pháp, không bao gồm các tiền lệ của cơ quan lập pháp, hành pháp. Bởi 2 lý do chính: một là, xuất phát điểm của tiền lệ pháp là trong quá trình xét xử, phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp; hai là, nếu cơ quan hành chính cũng ban hành tiền lệ thì mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng và dẫn đến chồng chéo trong áp dụng tiền lệ.

Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án

Quyết định số 74/QĐ-TANDTC nêu ra khái niệm án lệ: “Án lệ là bản án, quyết định của tòa án chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được tòa án vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự”. Khái niệm này khẳng định nguồn gốc của án lệ trong chiến lược phát triển ở nước ta là sự giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ xác định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.” Như vậy, theo định nghĩa này, án lệ chỉ là những “lập luận, phán quyết” trong bản án chứ không phải bản thân bản án như trong Quyết định số 74 trước đây.

Tiền lệ pháp và án lệ là 2 thuật ngữ có quan hệ mật thiết, tuy không đồng nhất, nhưng có thể sử dụng thay thế cho nhau. Khi đề cập đến hình thức pháp luật, tiền lệ pháp được ưu tiên sử dụng, trong khi đó án lệ được hiểu thiên về bản án cụ thể làm mẫu mực cho cách giải quyết các bản án tương tự xảy ra sau đó. Án lệ là hình thức pháp luật được xây dựng bởi cơ quan tư pháp. Ưu điểm của hình thức pháp luật này là sát với thực tế, gần gũi, dễ hiểu, thống nhất và minh bạch. Do luật thành văn bao giờ cũng có khoảng cách đối với thực tiễn, kết hợp với những khó khăn gây ra trong việc sử dụng ngôn ngữ nên án lệ được xem là thành tựu xuất sắc của giải thích pháp luật mang tính vụ việc, góp phần khắc phục nhược điểm của VBQPPL. Tuy nhiên, sử dụng án lệ không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tính dân chủ, công bằng làm tăng tính phức tạp cho hệ thống pháp luật.

Như vậy, ở nước ta hiện nay, các quy tắc pháp luật được thể hiện ra bên ngoài thông qua VBQPPL, tiền lệ pháp và tập quán pháp. Trong đó, VBQPPL là nguồn luật cơ bản nhất, tiếp đó là tập quán pháp, được thừa nhận và áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự khi VBQPPL không quy định. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật vừa mới thừa nhận với 43 án lệ đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. Mức độ phổ biến và tác dụng tích cực của nó vẫn chưa có đủ thời gian để kiểm chứng và đánh giá.

Mối quan hệ và khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các nguồn luật

Mối quan hệ giữa các nguồn luật

Một vấn đề cần phải làm rõ khi phân tích các nguồn luật ở Việt Nam hiện nay là mối quan hệ giữa các nguồn luật. Cụ thể pháp luật với ý nghĩa là do Nhà nước ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật có sự khác biệt nhất định với tập quán pháp. Pháp luật do Nhà nước ban hành thì cách tác động thông thường là dự liệu trước, điều chỉnh từ xa, tức là các nhà làm luật dự liệu các quan hệ xã hội có thể xảy ra và dự liệu luôn quy tắc xử sự sẽ được áp dụng khi có vấn đề phát sinh. Tập quán pháp ngược lại, các quy tắc xử sự vốn dĩ đã tồn tại trong đời sống cộng đồng ở các vùng, miền, khu vực cụ thể và chúng ta gọi đó là tập quán. Khi có vấn đề phát sinh thì lúc bấy giờ cơ quan có thẩm quyền mới viện dẫn tập quán để giải quyết cho từng vụ việc cụ thể và khi đó chúng ta có mới có tập quán pháp.

Ở đây, tập quán pháp ít nhiều có điểm tương tự như án lệ là do Tòa án áp dụng mới phát sinh. Tuy nhiên, cũng có điểm khác biệt cơ bản giữa tập quán pháp và án lệ, đó là đối với án lệ, thẩm phán – những nhà làm luật, họ sẽ là người đặt ra các quy tắc xử sự chung – mà trước đó chưa có, trong khi đó, tập quán pháp như trên đã đề cập chỉ là việc Tòa án thừa nhận các quy tắc xử sự đang tồn tại (nhưng không phải là quy định của pháp luật) vào giải quyết các vụ việc cụ thể. Và có lẽ đó là lý do giải thích vì sao về mặt khái niệm trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Bộ luật dân sự, Hôn nhân gia đình,… chỉ đưa ra khái niệm tập quán, mà không có khái niệm tập quán pháp.

Khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các nguồn luật

Thực tế đã cho thấy, một quy phạm pháp luật phải chứa đựng quy tắc xử sự chung, thế nhưng việc áp dụng các quy tắc xử sự chung này cho mọi trường hợp, kể cả các trường hợp đặc biệt là điều không thể. Văn bản quy phạm pháp luật phải có tính khái quát hóa cao. Song chính sự khái quát hóa quá cao đó lại khiến cho văn bản quy phạm pháp luật dễ dàng bộc lộ khuyết điểm. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật thường dễ bị lạc hậu so với cuộc sống. Đứng trước thực trạng này, tập quán pháp và tiền lệ pháp có vai trò là hình thức pháp luật bổ sung, nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống VBQPPL.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Bộ luật Dân sự 2015,  “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.” Đồng thời cũng với quy định tại Khoản 2 Điều 14 của luật này, “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.” Trong các điều luật trong Bộ luật Dân sự cũng xác định trong một số trường hợp cụ thể như xác định họ, dân tộc cho con khi cha mẹ không thỏa thuận được, xác định chi phí mai táng hợp lý…thì áp dụng tập quán. Như vậy, các nhà làm luật cũng đã thấy được một điều rằng, văn bản pháp luật thành văn không thể điều chỉnh hết được tất cả những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống, và trong những trường hợp như thế, luật dự liệu sẽ để cho tập quán được áp dụng. Điều này cho thấy được sự hỗ trợ của tập quán pháp cho loại nguồn chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là việc xác định như thế nào là một tập quán để được áp dụng, cách thức chứng minh sự tồn tại của một tập quán, sự mai một dần của tập quán với hình thức không thành văn cũng là một trong những bất cập cần phải được tính đến. Để có thể phát huy được vai trò của loại nguồn này, cần phải có sự thống nhất và quy định một cách rõ ràng từ phía các cơ quan có thẩm quyền bắt đầu từ việc công khai các bản án có sử dụng tập quán để làm cơ sở cho các thẩm phán áp dụng đến việc quy định một cách rõ ràng về cách thức để chứng minh sự tồn tại của một tập quán.

Bên cạnh đó là sự phát triển của án lệ, một thực tế của quá trình áp dụng pháp luật là đôi khi các văn bản không được hiểu một cách rõ ràng hoặc không dự liệu hết các vấn đề phát sinh, khi đó sẽ cần đến vai trò của Tòa án trong việc giải thích, vận dụng tương tự pháp luật, lẽ công bằng để giải quyết các vụ việc, từ đó tạo nên sự thống nhất, đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn cho hệ thống pháp luật. Việc quy định áp dụng án lệ đã có bước khởi sắc khi mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã công bố được 10 án lệ, tạo cơ sở cho việc áp dụng án lệ trên thực tế.

Video về nguồn luật là gì

https://www.youtube.com/watch?v=juSYE8uHk0E

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được nguồn luật là gì và các loại nguồn luật tại Việt Nam, chúc các bạn thành công!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

nguồn luật là gì và các loại nguồn luật tại Việt Nam

Bài viết tập trung làm rõ một số quan niệm về nguồn luật là gì và phân tích một số nguồn luật cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, bài viết cũng phân tích mối quan hệ và khả năng áp dụng, hỗ trợ của các nguồn luật này với nhau. Nguồn luật là gì? Trong khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay, tồn tại một số quan niệm khác nhau về nguồn của pháp luật. Chẳng hạn, có quan niệm cho rằng, nguồn của pháp luật là tất cả những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, thực hiện pháp luật, cũng như áp dụng để giải quyết những vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tiễn. Theo quan điểm này, nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể cùa pháp luật. Đó chính là các yếu tố kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức… của đời sống. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa, vì thế nó ít được đề cập. Ngược lại, vấn đề nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên bình diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, từ sau đây, trong phạm vi giáo trình này, vấn đề nguồn của pháp luật chỉ được đề cập trên khía cạnh nguồn hình thức của nó. Pháp luật là gì? Các hình thức thực hiện pháp luật Nguồn của pháp luật là gì Trong đời sống pháp lí, khi thực hiện hành vi (chẳng hạn, kí kết hợp đồng, khiếu nại, tố cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền…), các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thầm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định. Những yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp các căn cứ pháp lí cho hoạt động của các chủ thể được coi là nguồn của pháp luật. Có thể quan niệm: Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tổ chứa đựng hoặc cung cẩp căn cứ pháp lí đế các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tât cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thấm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội. Xuất phát từ quan niệm về nguồn pháp luật và giá trị của từng loại nguồn pháp luật mà ở mỗi nước có thể có các loại nguồn pháp luật khác nhau. Ngay trong một nước, trong các điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau cũng có thể có các loại nguồn pháp luật khác nhau. Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tế; các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại… Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn khác được coi là những nguồn không cơ bản, nó có giá trị bổ sung, thay thế khi trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc có những hạn chế, khiếm khuyết… Trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật. Sự phân tích trên đây cho thấy, giữa nguồn của pháp luật và hình thức bên ngoài của pháp luật có liên quan với nhau. Một số quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật được hiểu đồng nhất với hình thức bên ngoài của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật có phạm vi rộng hơn hình thức bên ngoài của pháp luật. Theo quan điểm này, tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức bên ngoài của pháp luật, còn những quan niệm đạo đức xã hội, tư tưởng, học thuyết pháp lí, họp đồng… chỉ là nguồn của pháp luật. Dù theo quan điểm nào thì việc nghiên cứu sâu sắc từng loại nguồn của pháp luật cũng đều có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Chính vì vậy, dưới đây tập trung nghiên cứu các loại nguồn của pháp luật. Các nguồn luật cơ bản ở Việt Nam Văn bản quy phạm pháp luật Chịu ảnh hưởng bởi truyền thống pháp lý châu Âu lục địa, Việt Nam rất chú trọng hình thức VBQPPL. Có thể khẳng định “văn bản quy phạm pháp luật là nguồn phổ biến nhất của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng điều chỉnh đa phần các quan hệ xã hội”. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành đều đúng thẩm quyền, hợp hiến, hợp pháp Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của pháp luật Điều 2 Luật ban hành VBQPPL năm 2015 định nghĩa: VBQPPL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Đây là hình thức pháp luật được xây dựng theo phương thức khái quát hóa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quan sát nhu cầu thực tiễn, kinh nghiệm làm luật, dự liệu các quan hệ xã hội xảy ra trong cuộc sống để điều chỉnh chúng một cách bao quát nhất có thể. Ưu điểm của hình thức pháp luật này là rõ ràng, dân chủ, có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội từ xa. Tuy nhiên, VBQPPL có nhược điểm là không sát với thực tế, kết hợp với những khó khăn do việc sử dụng ngôn ngữ mang lại, khiến cho việc áp dụng VBQPPL gặp một số hạn chế nhất định. Hơn nữa, dân chủ của cơ quan lập pháp là dân chủ theo số đông, nên lợi ích của thiểu số có thể bị bỏ qua. Vì vậy trên thực tế, bên cạnh loại nguồn phổ biến là VBQPPL, ở Việt Nam cũng thừa nhận tập quán pháp như là một trong những loại nguồn cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, trong xu thế chung của pháp luật các nước trên thế giới, Việt Nam bắt đầu áp dụng tiền lệ pháp nhằm khắc phục nhược điểm của hình thức VBQPPL. Tập quán pháp Tập quán pháp là một trong những hình thức pháp luật cổ điển nhất[6] và được xem là nguồn quan trọng điều chỉnh các vấn đề trong đời sống xã hội trong lịch sử, nhưng trước sự phát triển của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp hiện nay chỉ được xem là nguồn bổ sung trong trường hợp pháp luật không có quy định. Theo từ điển Oxford, tập quán được hiểu là “truyền thống và cách thức ứng xử được chấp nhận rộng rãi, được áp dụng đặc biệt cho một xã hội nhất định, tại một địa phương nhất định hoặc trong một thời gian nhất định. Từ điển Cambridge định nghĩa: tập quán là cách hành xử hoặc niềm tin đã được hình thành từ rất lâu như một thói quen. Từ điển Black’s Law cho rằng tập quán là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung và lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật”. Ở Việt Nam, theo phương diện nghiên cứu khoa học pháp lý, tập quán được hiểu là những cách ứng xử, thói quen ứng xử, hay những quy tắc xử sự chung được hình thành tự phát trong các cộng đồng dân cư nhất định, được bảo đảm thực hiện bằng đặc tính của thói quen, tính thuyết phục, dư luận xã hội và một số biện pháp cưỡng chế phi nhà nước. Ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản QPPL Tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam Về mặt pháp lý, “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”. Với định nghĩa này, các nhà làm luật đã bao hàm cả tiêu chuẩn và điều kiện để một tập quán được công nhận và áp dụng, tức là một quy tắc xử sự để được xem là tập quán phải có nội dung rõ ràng, trong đó xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên, phải tồn tại lâu dài và được thừa nhận, áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, cộng đồng dân cư hoặc lĩnh vực. Như vậy, định nghĩa này chỉ đề cập khái niệm tập quán, chưa quy định như thế nào là tập quán pháp, có nghĩa một tập quán không đương nhiên trở thành tập quán pháp. Trong các sách, báo, giáo trình, tập quán pháp được hiểu khá thống nhất như là “hình thức của pháp luật tồn tại dưới dạng những phong tục, tập quán đã được lưu truyền trong đời sống xã hội, được nhà nước thừa nhận thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với xã hội.” Với cách định nghĩa này, vấn đề chưa được làm rõ là: Để có được hình thức tập quán pháp thì chủ thể nào nhân danh Nhà nước để thừa nhận các tập quán sẵn có cũng như phương thức thừa nhận, từ đó chưa thiết lập được ranh giới rõ ràng giữa tập quán pháp với tiền lệ pháp và VBQPPL. Một nội dung tập quán cụ thể như giỗ tổ Vua Hùng, hay tập quán về lối đi qua bất động sản liền kề được ghi nhận thành các điều khoản cụ thể trong Bộ luật Dân sự thì khi đó đã trở thành hình thức VBQPPL. Mặt khác, khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự cho phép áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự khi không có điều luật quy định hoặc cho phép vận dụng tập quán giải quyết các vấn đề cụ thể như xác định dân tộc, chi phí mai táng hợp lý thì đó chưa phải là tập quán pháp. Lý do là chúng ta chưa thể xác định được quy tắc tập quán nào là nội dung bên trong của pháp luật cho đến khi Tòa án hay chủ thể có thẩm quyền vận dụng tập quán cụ thể ở địa phương làm căn cứ để giải quyết vụ việc. Hơn nữa, nếu bản án vận dụng tập quán cụ thể để giải quyết vụ việc, sau này bản án đó được thừa nhận để giải quyết vụ việc tương tự thì đây chính là biểu hiện của tiền lệ pháp. Áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp: Tòa còn lúng túng! Từ những phân tích trên và theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành, tập quán pháp được hiểu là “hình thức pháp luật có nguồn gốc từ tập quán trên cơ sở cho phép áp dụng tập quán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ thể áp dụng pháp luật vận dụng tập quán cụ thể làm căn cứ để giải quyết các vụ việc”. Tập quán pháp có ưu điểm là gần gũi, quen thuộc với nhân dân. Do Nhà nước thừa nhận ý chí của nhân dân thành pháp luật nên tập quán pháp thể hiện tính dân chủ cao. Mặt khác, do tập quán là thói quen của chung một cộng đồng dân cư nên vận dụng tập quán sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật, đi ngược lại với mục đích của án lệ là “vụ việc giống nhau phải được giải quyết giống nhau”. Sự khác biệt này được cho là cần thiết vì các cộng đồng dân cư có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở phương diện này, việc sử dụng hợp lý tập quán pháp như nguồn pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số còn góp phần bảo vệ quyền con người. Tiền lệ pháp (án lệ) Tiền lệ pháp và án lệ là 2 khái niệm có điểm tương đồng nhau, nhưng không đồng nhất. Trong các giáo trình ở các cơ sở đào tạo ở trong nước “Tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết các vụ việc cụ thể, làm cơ sở áp dụng đối với trường hợp tương tự”.[14] Theo cách hiểu trên, án lệ là một loại của tiền lệ pháp. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng tiền lệ pháp chỉ là án lệ của cơ quan tư pháp, không bao gồm các tiền lệ của cơ quan lập pháp, hành pháp. Bởi 2 lý do chính: một là, xuất phát điểm của tiền lệ pháp là trong quá trình xét xử, phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp; hai là, nếu cơ quan hành chính cũng ban hành tiền lệ thì mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng và dẫn đến chồng chéo trong áp dụng tiền lệ. Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Quyết định số 74/QĐ-TANDTC nêu ra khái niệm án lệ: “Án lệ là bản án, quyết định của tòa án chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được tòa án vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự”. Khái niệm này khẳng định nguồn gốc của án lệ trong chiến lược phát triển ở nước ta là sự giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ xác định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.” Như vậy, theo định nghĩa này, án lệ chỉ là những “lập luận, phán quyết” trong bản án chứ không phải bản thân bản án như trong Quyết định số 74 trước đây. Tiền lệ pháp và án lệ là 2 thuật ngữ có quan hệ mật thiết, tuy không đồng nhất, nhưng có thể sử dụng thay thế cho nhau. Khi đề cập đến hình thức pháp luật, tiền lệ pháp được ưu tiên sử dụng, trong khi đó án lệ được hiểu thiên về bản án cụ thể làm mẫu mực cho cách giải quyết các bản án tương tự xảy ra sau đó.[16] Án lệ là hình thức pháp luật được xây dựng bởi cơ quan tư pháp. Ưu điểm của hình thức pháp luật này là sát với thực tế, gần gũi, dễ hiểu, thống nhất và minh bạch. Do luật thành văn bao giờ cũng có khoảng cách đối với thực tiễn, kết hợp với những khó khăn gây ra trong việc sử dụng ngôn ngữ nên án lệ được xem là thành tựu xuất sắc của giải thích pháp luật mang tính vụ việc,[17] góp phần khắc phục nhược điểm của VBQPPL. Tuy nhiên, sử dụng án lệ không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tính dân chủ, công bằng làm tăng tính phức tạp cho hệ thống pháp luật. Như vậy, ở nước ta hiện nay, các quy tắc pháp luật được thể hiện ra bên ngoài thông qua VBQPPL, tiền lệ pháp và tập quán pháp. Trong đó, VBQPPL là nguồn luật cơ bản nhất, tiếp đó là tập quán pháp, được thừa nhận và áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự khi VBQPPL không quy định. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật vừa mới thừa nhận với 43 án lệ đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố[18]. Mức độ phổ biến và tác dụng tích cực của nó vẫn chưa có đủ thời gian để kiểm chứng và đánh giá. Mối quan hệ và khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các nguồn luật Mối quan hệ giữa các nguồn luật Một vấn đề cần phải làm rõ khi phân tích các nguồn luật ở Việt Nam hiện nay là mối quan hệ giữa các nguồn luật. Cụ thể pháp luật với ý nghĩa là do Nhà nước ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật có sự khác biệt nhất định với tập quán pháp. Pháp luật do Nhà nước ban hành thì cách tác động thông thường là dự liệu trước, điều chỉnh từ xa, tức là các nhà làm luật dự liệu các quan hệ xã hội có thể xảy ra và dự liệu luôn quy tắc xử sự sẽ được áp dụng khi có vấn đề phát sinh. Tập quán pháp ngược lại, các quy tắc xử sự vốn dĩ đã tồn tại trong đời sống cộng đồng ở các vùng, miền, khu vực cụ thể và chúng ta gọi đó là tập quán. Khi có vấn đề phát sinh thì lúc bấy giờ cơ quan có thẩm quyền mới viện dẫn tập quán để giải quyết cho từng vụ việc cụ thể và khi đó chúng ta có mới có tập quán pháp. Ở đây, tập quán pháp ít nhiều có điểm tương tự như án lệ là do Tòa án áp dụng mới phát sinh. Tuy nhiên, cũng có điểm khác biệt cơ bản giữa tập quán pháp và án lệ, đó là đối với án lệ, thẩm phán – những nhà làm luật, họ sẽ là người đặt ra các quy tắc xử sự chung – mà trước đó chưa có, trong khi đó, tập quán pháp như trên đã đề cập chỉ là việc Tòa án thừa nhận các quy tắc xử sự đang tồn tại (nhưng không phải là quy định của pháp luật) vào giải quyết các vụ việc cụ thể. Và có lẽ đó là lý do giải thích vì sao về mặt khái niệm trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Bộ luật dân sự, Hôn nhân gia đình,… chỉ đưa ra khái niệm tập quán, mà không có khái niệm tập quán pháp. Khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các nguồn luật Thực tế đã cho thấy, một quy phạm pháp luật phải chứa đựng quy tắc xử sự chung, thế nhưng việc áp dụng các quy tắc xử sự chung này cho mọi trường hợp, kể cả các trường hợp đặc biệt là điều không thể. Văn bản quy phạm pháp luật phải có tính khái quát hóa cao. Song chính sự khái quát hóa quá cao đó lại khiến cho văn bản quy phạm pháp luật dễ dàng bộc lộ khuyết điểm. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật thường dễ bị lạc hậu so với cuộc sống.[19] Đứng trước thực trạng này, tập quán pháp và tiền lệ pháp có vai trò là hình thức pháp luật bổ sung, nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống VBQPPL. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Bộ luật Dân sự 2015, “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.” Đồng thời cũng với quy định tại Khoản 2 Điều 14 của luật này, “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.” Trong các điều luật trong Bộ luật Dân sự cũng xác định trong một số trường hợp cụ thể như xác định họ, dân tộc cho con khi cha mẹ không thỏa thuận được, xác định chi phí mai táng hợp lý…[20] thì áp dụng tập quán. Như vậy, các nhà làm luật cũng đã thấy được một điều rằng, văn bản pháp luật thành văn không thể điều chỉnh hết được tất cả những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống, và trong những trường hợp như thế, luật dự liệu sẽ để cho tập quán được áp dụng. Điều này cho thấy được sự hỗ trợ của tập quán pháp cho loại nguồn chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là việc xác định như thế nào là một tập quán để được áp dụng, cách thức chứng minh sự tồn tại của một tập quán, sự mai một dần của tập quán với hình thức không thành văn cũng là một trong những bất cập cần phải được tính đến. Để có thể phát huy được vai trò của loại nguồn này, cần phải có sự thống nhất và quy định một cách rõ ràng từ phía các cơ quan có thẩm quyền bắt đầu từ việc công khai các bản án có sử dụng tập quán để làm cơ sở cho các thẩm phán áp dụng đến việc quy định một cách rõ ràng về cách thức để chứng minh sự tồn tại của một tập quán. Bên cạnh đó là sự phát triển của án lệ, một thực tế của quá trình áp dụng pháp luật là đôi khi các văn bản không được hiểu một cách rõ ràng hoặc không dự liệu hết các vấn đề phát sinh, khi đó sẽ cần đến vai trò của Tòa án trong việc giải thích, vận dụng tương tự pháp luật, lẽ công bằng để giải quyết các vụ việc, từ đó tạo nên sự thống nhất, đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn cho hệ thống pháp luật. Việc quy định áp dụng án lệ đã có bước khởi sắc khi mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã công bố được 10 án lệ, tạo cơ sở cho việc áp dụng án lệ trên thực tế. Video về nguồn luật là gì Kết luận Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được nguồn luật là gì và các loại nguồn luật tại Việt Nam, chúc các bạn thành công!

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button