Tổng hợp

Người tham chiếu là gì? Có nên thêm phần người tham chiếu trong CV hay không?

Người tham chiếu là gì?

Người tham chiếu (Reference) là những người từng có thời gian làm việc chung và hiểu rõ về vị trí công việc, chức vụ, kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, phong cách làm việc và sự cống hiến trong quá trình làm việc của ứng viên như giám đốc, quản lý, đồng nghiệp cũ,… Trong quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham chiếu bằng cách gọi điện hoặc gửi email để xác minh tính trung thực các thông tin mà ứng viên đã nêu. 

Người tham chiếu phải sẵn sàng trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng để chia sẻ góc nhìn khách quan về ứng viên. Dựa vào câu trả lời của người tham chiếu, nhà tuyển dụng sẽ có những suy nghĩ kỹ càng hơn về hồ sơ ứng tuyển của ứng viên cho vị trí doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Người tham chiếu là gì?
Người tham chiếu là gì?

Vai trò của người tham chiếu

Đối với ứng viên: Những yếu tố đề cập trong CV như kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ, thành tích đạt được,v.v… Đây là những yếu tố chứng tỏ năng lực của ứng viên. Nhưng để xác minh độ tin cậy của những thông tin đó cần phải có người tham chiếu. Yếu tố này đóng vai trò giúp tăng độ uy tín của ứng viên và tăng sức thuyết phục đoois với nhà tuyển dụng.

Đối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng: Yếu tố Referer (Người tham chiếu) sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn ra được những ứng viên có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc của mình. Việc xác minh thông tin ứng viên thông qua người tham chiếu sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên hay không

Tiêu chí chọn người tham chiếu phù hợp

Người tham chiếu là người cần phải hiểu rõ năng lực của ứng viên nhất, bao gồm những kỹ năng, năng lực chuyên môn và những thành tựu đã từng đạt được. Đây là người cần phải có năng lực tốt và kỹ năng chuyên môn sâu rộng mới có thể đánh giá khách quan nhất. Do đó, lựa chọn người tham chiếu cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Ưu tiên những người có năng lực và chuyên môn sâu rộng, có khả năng đánh giá chuyên nghiệp về năng lực. Đây là tiêu chí giúp nhà tuyển dụng tin tưởng hơn qua những thông tin được họ xác minh.
  • Nên nhờ những người đồng nghiệp trước đây đã từng làm việc với bạn, hiểu rõ năng lực và cách làm việc của bạn.
  • Người có kỹ năng giao tiếp tốt, văn phong tao nhã, phát ngôn rõ ràng.
  • Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì có thể nhờ tới sự giúp đỡ của giảng viên đại học để thêm phần tin cậy.

Những điều cần lưu ý khi chọn người tham chiếu

Mục người tham chiếu rất quan trọng đối với việc ứng tuyển, tuy nhiên cần phải cẩn thận trong việc bổ sung thông tin trong mục này.  Nếu bạn muốn dùng mục Reference để chinh phục các nhà tuyển dụng thì nên chú ý một số lưu ý như sau:

Xin phép người tham chiếu trước khi điền vào CV

Bên cạnh thể hiện sự tôn trọng, hãy lịch sự thông báo đến họ và đợi sự chấp thuận trước khi điền thông tin của họ vào phần người tham chiếu trong CV. Việc liên hệ trước đối tượng tham chiếu sẽ giúp họ chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và thoải mái trả lời khi nhà tuyển dụng gọi tới, tránh những tình trạng gây phiền nhiều đến họ và giúp cho bạn yên tâm hơn trong việc gửi CV xin việc.

Có buổi trao đổi với người tham chiếu

Nếu người tham chiếu đồng ý giúp đỡ bạn, hãy nên có một buổi trao đổi một số thông tin của bản thân để đảm bảo rằng người đó đã hiểu rõ về cách làm việc và năng lực của bạn. Điều này sẽ giúp cho cả 2 không xảy ra những hiểu lầm không đáng có và giúp kết nối, tạo điều kiện cho hai bên tiết kiệm thời gian trao đổi thông tin hơn.

Cách trình bày người tham chiếu trong CV

Phần người tham chiếu trong CV xin việc nên được liệt kê ở cuối. Lý do là vì nội dung này không phải một phần của bản, bắt buộc của CV. Nếu để ở giữa CV, nó sẽ khiến bố cục và mạch nội dung bị ảnh hưởng, xen vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn – những phần chính mà nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm.

Số lượng người tham chiếu được đề cập trong CV tối đa là 2 người. Sau khi đã xác định được những người tham chiếu, dưới đây là những thông tin cơ bản bạn cần đề cập trong phần đó:

  • Họ và tên đầy đủ
  • Chức vụ làm việc của họ
  • Mối quan hệ của bạn với họ là gì?
  • Tên đầy đủ công ty
  • Địa chỉ người tham chiếu
  • Thông tin liên lạc cụ thể (số điện thoại, email)

Cách trình bày người tham chiếu trong CV
Cách trình bày người tham chiếu trong CV

Những điều nhà tuyển dụng tìm hiểu người tham chiếu

Quá trình nhà tuyển dụng liên hệ với người tham chiếu trong cv của bạn được gọi là Reference check. Vậy cụ thể, Reference check là gì? Kiểm tra người tham chiếu cho phép nhà tuyển dụng thu thập thông tin và đối chiếu với thông tin bạn cung cấp trong cv xin việc. Quá trình này có thể làm rõ thông tin như:

Xác minh vị trí công việc

Nhà tuyển dụng sẽ xác minh xem vị trí và tính chất công việc của ứng viên đề cập trong CV có chính xác hay không. Mục đích xác minh tính trung thực của ứng viên và đánh giá được năng lực khi ứng viên giải quyết các công việc trước đây như thế nào nhằm đánh giá có phù hợp với môi trường mới hay không.

Đánh giá hiệu quả công việc của ứng viên

Dựa trên những thông tin và thành tích đã đề cập trong kinh nghiệm làm việc, đây là lúc nhà tuyển dụng muốn xác nhận lại thông tin, xem những gì ứng viên đưa ra có chính xác hay không. Nếu được người tham chiếu công nhận, nhà tuyển dụng được yên tâm hơn khi đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên về công ty.

Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên

Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá xem liệu ứng viên đó có thể phù hợp với môi trường mới không. Người tham chiếu từng làm việc cùng ứng viên nên sẽ đưa ra được những nhận xét khách quan nhất. Nếu ứng viên không làm việc nhóm tốt ở công việc cũ. Thì rất khó để làm việc hòa nhập trong môi trường mới. Vậy nên sự phối hợp và kỹ năng làm việc nhóm trong công việc là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu về đạo đức, kỷ luật khi làm việc của ứng viên

Sau khi đã tìm hiểu rõ về năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến thái độ làm việc của ứng viên. Đây là một trong những yếu tố quyết định giúp nhà tuyển dụng trong việc lựa chọn những ứng viên năng suất và chăm chỉ vào môi trường công ty của mình.

Tìm hiểu điểm mạnh, yếu của ứng viên

Ngoài những yếu tố trên, nhà tuyển dụng thường sẽ quan tâm đến điểm mạnh và yếu của ứng viên. Thông qua đó, giúp cho họ có thể đánh giá được những điểm nổi bật và những điều còn thiếu sót. Nhằm đánh giá và khắc phục những nhược điểm khi ứng viên gia nhập công ty.

Có nên thêm phần người tham chiếu trong CV hay không?

Điều này tùy thuộc vào bạn.

Thông thường, bạn có thể chọn công khai thông tin của người tham chiếu vào phần Reference trong CV để tăng thêm mức độ tin cậy cho hồ sơ của mình.

Cũng có nhiều người bỏ phần này đi, hoặc ghi dòng chữ “Cung cấp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng”. Tuy nhiên, điều này được cho là không cần thiết.

Các nhà tuyển dụng thường có xu hướng yêu cầu thông tin của người tham chiếu ở giai đoạn cuối của quá trình tuyển dụng, sau khi phỏng vấn và trước khi đưa ra lời mời làm việc.

Vì vậy, thêm Reference trong CV không mang lại quá nhiều giá trị ở giai đoạn đầu, đặc biệt là trong trường hợp bạn không cung cấp thông tin cụ thể mà chỉ là dòng chữ “Cung cấp theo yêu cầu”.

Kể cả bạn có thêm thông tin của người tham chiếu vào hay không, nhà tuyển dụng cũng sẽ cần phải xác nhận lại một lần nữa về việc họ có thể liên lạc với những người đó hay không, và cách thức liên lạc là gì.

Vậy nên, trừ khi bạn muốn tăng thêm độ tin cậy cho CV của mình, hoặc được nhà tuyển dụng hiện tại yêu cầu thêm vào, phần Reference trong CV không bắt buộc phải có.

Có nên thêm phần người tham chiếu trong CV hay không?
Có nên thêm phần người tham chiếu trong CV hay không?

Vì sao nên viết Người tham chiếu?

Có lẽ bất cứ ứng viên nào cũng vậy, sẽ luôn có xu hướng pr bản thân trong bản CV nhiều hơn khi xin việc. Hiển nhiên trong rất nhiều CV gửi đến các nhà tuyển dụng bạn sẽ có những mẹo riêng để được các nhà tuyển dụng chú ý đến và chọn tuyển dụng mình. Mẹo mà được đề cập đến ở đây chính là năng lực tại thư mục Reference, vì những người tham chiếu sẽ mang đến những đánh giá khách quan.

Bên cạnh đó References thể hiện về những công việc và cá nhân đã từng làm việc với bạn trước đó.  Reference lúc này sẽ hỗ trợ bạn nhiều trong việc bạn chứng minh năng lực, sự trung thật, kiên trì kèm những triển vọng tương lai đi xa hơn với vị trí ứng tuyển.

Khi nào nên thêm người tham chiếu vào trong CV xin việc?

Dưới đây là một vài trường hợp bàn cần phải bổ sung người tham chiếu vào trong CV xin việc của mình:

  • Nó được yêu cầu bởi nhà tuyển dụng.
  • Khi bạn đã nhận được bất kỳ phần thưởng hoặc sự thăng tiến nào trong kinh nghiệm làm việc trước đó
  • Khi bạn muốn gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
  • Khi Bạn muốn làm cho CV của bạn đáng tin cậy hơn.
  • Khi CV xin việc còn khoảng trống. Điều này có thể xảy ra, đặc biệt nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc là người chưa có nhiều kinh nghiệm.

Khi nào không nên thêm người tham chiếu vào trong CV xin việc?

Việc bổ sung người tham chiếu vào trong CV là đều cần thiết, thế nhưng trong vài trường hợp, bạn không nên bổ sung yếu tố này vào. Đây có thể sẽ gây mất điểm đối với nhà tuyển dụng. Trong những trường hợp sau đây bạn không nên bổ sung người tham chiếu vào CV:

  • Bạn được yêu cầu không cần đưa chúng vào trong CV xin việc.
  • Các tham chiếu không liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
  • Bạn đã bị sa thải hoặc đã kết thúc hợp đồng với các điều khoản không tốt.
  • Bạn đã từng trong mối quan hệ không tốt với những người làm việc với bạn
  • Bạn không có đủ không gian trên CV của mình để bao gồm chúng. Kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bạn quan trọng hơn nhiều.

Những câu hỏi nhà tuyển dụng dành cho người tham chiếu bạn nên biết 

Hình thức gọi điện và đặt câu hỏi cho người tham chiếu sẽ mang đến cho nhà tuyển dụng thêm những góc nhìn mới mẻ về ứng viên. Đây sẽ là điểm cộng cho ứng viên nếu người tham chiếu cung cấp những thông tin đủ thuyết phục và ngược lại, nó cũng có thể là một điểm trừ nếu những gì ứng viên đề cập trong CV bị người tham chiếu truyền đạt sai cách. Do đó, ứng viên nên chủ động tìm hiểu và chuẩn bị những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho người tham chiếu để giúp họ dễ dàng hình dung và đưa ra câu trả lời suôn sẻ, mạch lạc.

Vị trí công việc của ứng viên trước đó là gì?

Mục đích của nhà tuyển dụng là để kiểm tra khối lượng công việc trước đây của ứng viên để đánh giá tính chất công việc đó có tương thích với vị trí doanh nghiệp đang tìm kiếm hay không. Người tham chiếu có thể liệt kê khối lượng công việc cụ thể của ứng viên theo ngày, tuần, tháng, năm.

Hiệu quả công việc của ứng viên như thế nào?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được KPI của ứng viên và dựa vào đó để đánh giá sơ bộ về năng lực. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ xác nhận tính chân thật về thành tích mà ứng viên liệt kê trong CV có chính xác không. Người tham chiếu nên liệt kê những con số thành tích mà ứng viên đã đạt được trong quá trình làm việc để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên như thế nào?

Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra những kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian,…. Đối với câu hỏi về kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có thuộc tuýp người năng động và nhiệt huyết trong công việc hay không. Người tham chiếu nên cung cấp thông tin về sự nhiệt tình, hăng say làm việc và tinh thần tích cực sáng tạo của ứng viên trong quá trình làm việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số hoạt động mà ứng viên tham gia tại công ty để ghi điểm trước mặt nhà tuyển dụng.

Ứng viên có chấp hành đầy đủ các quy định công ty không?

Nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu thái độ, ý thức và tính kỷ luật của ứng viên trong công việc. Trong một vài trường hợp, một ứng viên tuy thiếu kinh nghiệm nhưng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và tôn trọng những quy định của công ty sẽ được nhà tuyển dụng xem xét.

Bạn chưa hài lòng về ứng viên ở điểm nào?

Đây là câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng dành cho người tham chiếu, tuy nhiên nếu biết cách khéo léo trả lời sẽ giúp ghi điểm về cho ứng viên. Người tham chiếu có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh như “Trong quá trình làm việc trước đây, tuy nhân viên A vẫn còn thiếu sót về khả năng xx nhưng bù lại rất ham học hỏi và tiếp thu nhanh.”

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button