Lớp 12

Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ

Trình bày suy nghĩ của về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, dàn ý chi tiết đề tài nghị luận này

Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”.

Dàn ý nghị luận Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ

Mở bài: Giới thiệu vấn đề: câu nói của Phrăngxoa Côpê

Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu nói:

– Phường ích kỉ: Là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, luôn lo sợ người khác động chạm, nhờ vả mình. Những người đó luôn sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng tính đến cái lợi cho bản thân.

– Đôi mắt ráo hoảnh: cái nhìn lạnh lùng, không có tình cảm con người.

=> Ý nghĩa cả câu nói: Những người ích kỉ không bao giờ nhìn thấy mặt tốt đẹp mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác.

Bàn luận, mở rộng vấn đề:

– Khẳng định ý nghĩa đúng đắn: Câu nói của nhà thơ Pháp hoàn toàn đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá phiến diện một chiều về con người của những kẻ ích kỉ. Người ích kỉ luôn coi trọng bản thân nên có cách nhìn, đánh giá cuộc đời, xã hội theo cách riêng của mình mà đặc trưng là xem thường, coi khinh người khác. Người ích kỉ không hề có sự đồng cảm sẻ chia. Vì vậy tất cả những ai không liên quan đến họ, không đem lại lợi ích cho họ đều là kẻ xấu xa. Đây là cách nhìn nhận sai trái cần loại bỏ.

– Dẫn chứng: Nam Cao ghét cay ghét đắng những con mắt ráo hoảnh tình thương, những con mắt lạnh lùng nghiệt ngã đối với đau khổ của con người, Lão Hạc, Chí Phèo, rồi Điền, Hộ… đều là những hình tượng sống động đầy ám ảnh trong một cái nhìn Nam Cao.

– Mở động: Cách nhìn nhận đúng đắn về con người:

+ Để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về con người cần sống vị tha, nhân ái, đặt mình vào vị thế của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của họ.

+ Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, cần nhìn nhận đánh giá đầy đủ, toàn diện, cố gắng nhìn ra những mặt tốt của họ để dễ dàng thông cảm, tha thứ.

Bài học bản thân rút ra được:

– Sống hoà mình vào tập thể cộng đồng, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân.

– Đấu tranh chống những biểu hiện của lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, hướng tới xã hội tốt đẹp.

Kết bài: Khẳng định sự đúng đắn của câu nói.

Một bài văn mẫu đề tài tương tự: Nghị luận không nên nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt của thành kiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button