Tổng hợp

Ngô Chí Dũng VNVC là ai? Hệ sinh thái ngành dược của doanh nhân Ngô Chí Dũng

Ngô Chí Dũng VNVC là ai?

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, VNVC được thành lập vào tháng 11/2016, vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm ông Ngô Chí Dũng, sở hữu 40% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Hà và bà Nguyễn Thị Xuân cùng sở hữu 30%.

Doanh nghiệp có trụ sở chính tại 180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội với người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Chí Dũng (sinh năm 1974, Hà Nội). Người này đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc VNVC.

Ngô Chí Dũng VNVC là ai?
Ngô Chí Dũng VNVC là ai?

Thông tin về VNVC

VNVC có ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động y tế dự phòng, cụ thể là tiêm chủng. Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký thêm 21 ngành nghề kinh doanh khác gồm bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược.

Hiện tại, đơn vị phân phối này sở hữu hệ thống tiêm chủng có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam với khoảng 50 trung tâm tiêm chủng, 50 kho bảo quản vaccine trên toàn quốc. Doanh nghiệp cũng giới thiệu có đội ngũ 2.000 bác sĩ, gần 3.000 điều dưỡng viên.

Năm 2019, VNVC ghi nhận 2.334 tỷ đồng doanh thu thuần và 601 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ. Đây cũng là năm đầu tiên công ty báo lãi với mức lợi nhuận sau thuế đạt 80 tỷ đồng.

Trước đó, công ty lỗ 7,5 tỷ đồng và 39 tỷ đồng vào các năm 2017 và 2018. Doanh thu thuần của năm 2017 là 32 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 7,6 tỷ đồng, trong khi con số của năm 2018 lần lượt là 446 tỷ đồng và 120 tỷ đồng.

Cùng với kết quả kinh doanh khả quan, quy mô vốn điều lệ công ty cũng được bổ sung. Vốn điều lệ của VNVC tăng lên 80 tỷ đồng rồi tăng tiếp lên 140 tỷ đồng vào tháng 7/2020.

Hệ sinh thái ngành dược của doanh nhân Ngô Chí Dũng

Bên cạnh VNVC, Công ty cổ phần Dược phẩm Eco (Eco Pharma) và Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh cũng nằm trong hệ sinh thái ngành dược của doanh nhân Ngô Chí Dũng.

Tại Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh, ông Dũng nắm giữ tới 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này được thành lập từ tháng 9/2007, hiện do bà Ngô Thị Ngọc Hoa (sinh năm 1975) làm người đại diện pháp luật, đồng thời đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/2016, địa chỉ tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Với diện tích hơn 10.000 m2, bệnh viện gồm khu khám, chữa bệnh hiện đại, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ, nhà hàng.

Doanh thu của bệnh viện này trong năm 2019 đạt 661 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2018. Lợi nhuận gộp là 123 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ báo lãi 1,1 tỷ đồng.

Hệ sinh thái ngành dược của doanh nhân Ngô Chí Dũng
Hệ sinh thái ngành dược của doanh nhân Ngô Chí Dũng

Trong khi đó, Eco Pharma được nhớ đến với các sản phẩm được quảng cáo nhiều trên TV như “Sâm Alipas – Tăng cường sinh lực phái mạnh” hay “Sâm Angela Gold – Sức khỏe, sắc đẹp”. Công ty này chuyên nhập khẩu, phân phối các mặt hàng dược phẩm, vaccine – sinh phẩm, nguyên liệu dược, thiết bị – dụng cụ y tế và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Doanh nghiệp đồng thời sở hữu chuỗi nhà thuốc.

Giai đoạn 2017-2019, Eco Pharma đều ghi nhận doanh thu trên 1.200 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu (83 tỷ đồng). Năm 2019, doanh thu của công ty đạt 1.681 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2018; lợi nhuận gộp đạt 549 tỷ đồng, tăng 10%. Tuy nhiên, công ty này chỉ báo lãi hơn 12 tỷ đồng.

Ông Ngô Chí Dũng còn là đại diện của Công ty cổ phần Eplus Research. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5/2015 với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn thuốc và dụng cụ y tế, ngoài ra là nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.

Công ty có doanh thu thuần trong năm 2017 và 2019 lần lượt là 1,6 tỷ đồng và 3,7 tỷ đồng, trong khi năm 2018 không phát sinh doanh thu. Lợi nhuận gộp của Eplus Research trong năm 2019 đạt 151 triệu đồng.

Doanh nhân Ngô Chí Dũng từ ông trùm thực phẩm chức năng đến ông chủ của hệ thống tiêm chủng lớn nhất Việt Nam-VNVC, sở hữu chuỗi nhà thuốc Eco và bệnh viện Tâm Anh

Ông Ngô Chí Dũng không phải là người xa lạ trong giới kinh doanh dược phẩm, y tế, thực phẩm chức năng. Doanh nhân này được biết đến với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Dược phẩm Eco (Eco Pharma).

Ở góc độ thị trường người tiêu dùng bị ấn tượng bởi chuỗi thực phẩm chức năng được giới thiệu là “Made in USA” mà Eco Pharma, Ecogreen phân phối độc quyền như: Sâm Angela Gold; Sâm Alipas platinum; Jex Max; Qik Hair; LIC; Otiv; Hewel; Faz… Lý do chủ yếu là bởi độ phủ quá ấn tượng của chúng trên các kênh truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, EcoPharma có sở hữu riêng cho mình hệ thống nhà thuốc ECO, một sàn thương mại Ecogreen vận hành từ tháng 1/2017.

Doanh thu của EcoPharma đạt lần lượt 1.503 tỷ đồng và 1.681 tỷ đồng trong hai năm tài chính gần nhất, biên lãi gộp duy trì ở mức 33%. Nhưng điểm đáng chú ý là lợi nhuận ròng của công ty này lại bốc hơi một nửa sau mỗi năm. Trong 2019 chỉ còn 12 tỷ đồng.

Một nhánh khác trong hệ sinh thái của ông Dũng chính là VNVC.

Được thành lập từ tháng 6/2017, CTCP Vắc xin Việt Nam (VNVC) nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những hệ thống tiêm chủng cao cấp và hàng đầu trong nước. Công ty cho biết là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu kho lạnh hiện đại bảo quản vắc xin.

Bên cạnh đó, VNVC cũng thông tin có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, nhập khẩu chính hãng. Cơ sở vật chất và dịch vụ tại các trung tâm VNVC được khách hàng đánh giá cao, nhất là tạo được sự yên tâm với các phụ huynh khi đưa con đến tiêm chủng.

Chỉ trong vòng hơn hai năm, quy mô của VNVC đã mở rộng nhanh chóng. Dữ liệu của chúng tôi về kết quả kinh doanh của công ty này cho thấy năm 2019 doanh thu thuần đạt 2.334 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với năm trước đó. Trong nửa năm đầu kinh doanh (2017), VNVC chỉ đạt doanh thu 32 tỷ đồng.

Công ty bắt đầu báo lãi trong năm 2019, mức sau thuế đạt 80 tỷ đồng, trong năm liền trước lỗ 39 tỷ đồng. Điều này cho thấy rằng, dường như mô hình kinh doanh vắc xin khá nhanh chóng để minh chứng tính hiệu quả. Biên lợi nhuận gộp của VNVC dao động quanh mức 26%.

Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống của VNVC đã có mặt tại 30 tỉnh thành của cả 3 miền với 42 trung tâm tiêm chủng.

Thành lập ban đầu với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng, VNVC là công ty tư nhân do ba cá nhân góp vốn gồm ông Ngô Chí Dũng (40%), bà Nguyễn Thị Hà (30%) và bà Nguyễn Thị Xuân (30%).

Theo thời gian, vốn điều lệ của VNVC tăng dần, đạt mức 80 tỷ đồng với tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không thay đổi. Cập nhật mới nhất đến tháng 7 năm nay, vốn của VNVC tiếp tục tăng lên 140 tỷ đồng. Nguồn vốn mới có thể giúp công ty này thực hiện tham vọng mở rộng của mình, trong thời gian gần đây VNVC đẩy mạnh khai trương thêm nhiều trung tâm tiêm chủng.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là một nhánh kinh doanh khác của ông Ngô Chí Dũng
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là một nhánh kinh doanh khác của ông Ngô Chí Dũng

Một đặc điểm của cả EcoPharma và VNVC là đều sử dụng đòn bẩy cao. Cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của EcoPharma ghi nhận 83 tỷ đồng, trên tổng tài sản 570 tỷ đồng; trong khi đó tại VNVC vốn chủ 113 tỷ đồng, tổng tài sản 789 tỷ đồng.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là một nhánh kinh doanh khác của ông Ngô Chí Dũng. Theo thông tin trên website của bệnh viện, Đa khoa Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 9/2016, dù Giấy ĐKKD mà chúng tôi có được cho thấy công ty này đã được thành lập từ tháng 9/2007.

Sự hiện diện của ông Ngô Chí Dũng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh kín đáo hơn nhiều so với Eco Pharma, NutriHome hay VNVC. Không trực tiếp nắm giữ cương vị Tổng Giám đốc hay người đại diện theo pháp luật nhưng ông Dũng là ông chủ đích thực của bệnh viện tư này.

Theo Giấy ĐKKD thay đổi ngày 01/12/2016, bên cạnh tỷ lệ sở hữu 50% cổ phần trực tiếp đứng tên, tầm ảnh hưởng của ông Dũng ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn bao trùm qua cả phần tỷ lệ sở hữu 30% của một cổ đông sáng lập khác, là CTCP Đầu tư tài chính Thành Phát – pháp nhân của gia đình ông Dũng

Theo đó, Bệnh viện Tâm Anh có doanh thu trong năm 2019 đạt 661 tỷ đồng, lãi ròng tượng trưng 1 tỷ đồng. Điều này gây bất ngờ bởi năm liền trước đó, bệnh viện Tâm Anh dù ghi nhận doanh thu thấp hơn (524 tỷ đồng) nhưng lãi sau thuế tới 42 tỷ. Biên lãi gộp của bệnh viện này đang dao động quanh ngưỡng 28% bất ngờ rơi xuống 19% trong 2019.

Trước khi là ông chủ của hệ sinh thái nêu trên, ông Dũng là Tổng Giám đốc BV Pharma, với nghi án tiêu cực của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vào năm 2011. Vụ việc từng gây bão trên truyền thông và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button