Giáo dục

Nghiệm của đa thức là gì? Bài tập về nghiệm của đa thức

Nghiệm của đa thức là gì?

Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.

Ví dụ 1: Kiểm tra xem mỗi số 1; 2; -1 có phải là một nghiệm của đa thức f(x) = x2 – 3x + 2 hay không?

Ví dụ 2: Cho đa thức f(x) = x3 + 2x2 + ax + 1

Tìm a biết rằng đa thức f(x) có một nghiệm x = -2

Chú ý:

+ Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,… hoặc không có nghiệm.

+ Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó. Chẳng hạn: đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm, đa thức bậc hai không quá hai nghiệm,…

Ví dụ 3: Tìm nghiệm của đa thức P(x) = 2y + 6

Từ 2y + 6 = 0 ⇒ 2y = -6 ⇒ y = -6/2 = -3

Vậy nghiệm của đa thức P(x) là -3.

Ví dụ 4: Giả sử a, b, c là các hằng số sao cho a + b + c = 0. Chứng minh rằng đa thức f(x) = ax2 + bx + c có một nghiệm là x = 1 . Áp dụng để tìm một nghiệm của đa thức f(x) = 8x2 – 6x – 2.

Bài tập về nghiệm của đa thức một biến có đáp án

Bài 1: Cho đa thức f(x) = 2x2 + 12x + 10. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:

A. -9

B. 1

C. -1

D. -4

f(-9) = 2.(-9)2 + 12.(-9) + 10 = 64 ≠ 0 ⇒ x = -9 không là nghiệm của f(x)

f(1) = 2.(1)2 + 12.(1) + 10 = 24 ≠ 0 ⇒ x = 1 không là nghiệm của f(x)

f(-1) = 2.(-1)2 + 12.(-1) + 10 = 0 ⇒ x = 1 là nghiệm của f(x)

f(-4) = 2.(-4)2 + 12.(-4) + 10 = -6 ≠ 0 ⇒ x = -4 không là nghiệm của f(x)

Chọn đáp án C

Bài 2: Cho các giá trị của x là 0; -1; 1; 2; -2. Giá trị nào của x là nghiệm của đa thức P(x) = x2 + x – 2

A. x = 1; x = -2

B. x = 0; x = -1; x = -2

C. x = 1; x = 2

D. x = 1; x = -2; x = 2

P(0) = 02 + 0 – 2 = -2 ≠ 0 ⇒ x = 0 không phải là nghiệm của P(x)

P(-1) = (-1)2 + 1.(-1) – 2 = -2 ≠ 0 ⇒ x = -1 không là nghiệm của P(x)

P(1) = 12 + 1.1 – 2 = 0 ⇒ x = 1 là nghiệm của P(x)

P(2) = 22 + 1.2 – 2 = 4 ≠ 0 ⇒ x = 2 không là nghiệm của P(x)

P(-2) = (-2)2 + 1.(-2) – 2 = 0 ⇒ x = -2 không là nghiệm của P(x)

vậy x = 1; x = -2 là nghiệm của P(x)

Chọn đáp án A

Bài 3: Tập nghiệm của đa thức f(x) = (x + 14)(x – 4) là:

A. {4; 14}

B. {-4; 14}

C. {-4; -14}

D. {4; -14}

Vậy tập nghiệm của đa thức f(x) là {4; -14}

Chọn đáp án D

Bài 4: Cho đa thức sau f(x) = x2 + 5x – 6. Các nghiệm của đa thức đã cho là:

A. 2 và 3

B. 1 và – 6

C. -3 và -6

D. -3 và 8

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Vậy nghiệm của đa thức f(x) là 1 và -6

Chọn đáp án B

Bài 5: Tổng các nghiệm của đa thức x2 – 16 là:

A. -16

B. 8

C. 4

D. 0

Trắc nghiệm Nghiệm của đa thức một biến - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Vậy x = 4; x = -4 là nghiệm của đa thức x2 – 16

Tổng các nghiệm là 4 + (-4) = 0

Chọn đáp án D

Bài 6: Số nghiệm của đa thức x3 + 27 là:

A. 1

B. 2

C. 0

D. 3

Ta có x3 + 27 = 0 ⇒ x3 = -27 ⇒ x3 = (-3)3 ⇒ x = -3

Vậy đa thức đã cho có một nghiệm x = -3

Chọn đáp án A.

Bài 7: Số nào sau đây là nghiệm của đa thức M(x) = x2 – 18x + 81

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Chọn đáp án D

Bài 8: Hai số nào trong bốn số -1; -3; 1; 3 là nghiệm của đa thức H(x) = x2 – 2x – 3

A. -1 và 1

B. -3 và 3

C. -1 và 3

D. 1 và -3

Chọn đáp án C

Bài 9: Cho đa thức G(x) = x2 + 5. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. G(x) không có nghiệm

B. G(x) có một nghiệm

C. G(x) có hai nghiệm

D. A, B, C đều sai

Vì x2 ≥ 0 ⇒ x2 + 5 ≥ 5 ≥ 0

Do đó đa thức G(x) = x2 + 5 không có nghiệm.

Chọn đáp án A

Bài 10: Nghiệm của đa thức E(x) = (x2 – 25).(x3 + 8) là

A. 5 và -5

B. 5; -5 và -2

C. 5; -5 và 2

D. -2 và 2

Vậy nghiệm của đa thức E(x) là 5; -5 và -2

Chọn đáp án B

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button