Chi tiết dàn ý và văn mẫu nghị luận xã hội về lối sống chan hòa với mọi người chi tiết nhất để các em học sinh tham khảo, văn mẫu trình bày suy nghĩ của em về lối sống chan hòa
Nghị luận xã hội về lối sống chan hòa với mọi người là một đề tài nghị luận vô cùng hay mà các em có thể tham khảo để ôn luyện cho kì thi quan trọng sắp tới. Để làm được đề tài này thì THPT Ngô Thì Nhậm cũng xin gửi tới các em dàn ý chi tiết dưới đây, cùng tham khảo nhé:
Dàn ýnghị luận về lối sống chan hòa với mọi người
I. Mở bài:
– Đưa ra được vấn đề nghị luận: lối sống chan hòa với mọi người và khẳng định sự đúng đắn của lối sống này trong cuộc sống.
Ví dụ:
Mỗi cá nhân chúng ta đều là một phần tử trong xã hội. Nhiều cá nhân hợp lại sẽ tạo nên một tập thể. Để xây dựng một tập thể vững mạnh mỗi con người cần gắn kết mình với tập thể ấy. Lối sống chan hòa với mọi người chính là giải pháp mang chúng ta gần nhau hơn và giúp chúng ta có được sự bình an, vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.
II. Thân bài:
* Giải thích lối sống chan hòa là gì ?
– Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
* Biểu hiện của lối sống chan hòa
– Biết chia sẻ với bạn bè niềm vui nổi buồn.
– Luôn cởi mở, vui vẻ,chào hỏi gần gũi với mọi người.
– Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể của Đoàn, Đội.
– Góp ý chân thành khi bạn có khuyết điểm.
– Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp.
* Tại sao cần phải có lối sống chan hòa với mọi người ?
– Sống chan hòa giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng.
– Người có lối sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
– Sống chan hòa với mọi người là lối sống tốt đẹp, thể hiện phẩm chất cao quý của con người.
– Học sinh cũng cần phải sống chan hòa vì: Sống chan hòa mới xây dựng tập thể hòa hợp. Mọi người sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến của mọi người.
* Học sinh làm thế nào để có lối sống chan hòa với mọi người ?
– Trong nhà trường:
- Trong trường lớp phải luôn thân thiện hòa nhã với bạn bè.
- Đối với thầy cô phải lịch sự, kính trong và lễ phép.
- Luôn biết nhường nhịn, chia sẻ yêu thương với thầy cô bạn bè.
- Tham gia tích cực công việc của trường, lớp.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học.
- Giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khăn.
- Tế nhị, nhẹ nhàng góp ý khi họ mắc lỗi lầm.
- Chia sẻ, tâm sự với bạn bè khi họ có chuyện đau buồn.
- Hòa nhã với bạn bè luôn mang lại cho mỗi chúng ta niềm vui lớn.
– Trong gia đình
- Phải nhường nhịn em nhỏ, vui vẻ với mọi người.
- Đối với ông bà, cha mẹ phải cởi mở, chân tình, kính trọng và thực hiện đầy đủ lễ nghi.
- Phải biết yêu thương chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Thường xuyên phụ giúp làm việc nhà và xây dựng nếp sống gia đinh lành mạnh, tiến bộ.
– Trong xã hội
- Biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Chống lối sống ích kỉ.
- Học tập những tấm gương tốt biết sống và quan tâm vì người khác.
- Cởi mở, vui vẻ, ân cần với mọi người.
- Biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn
- Tham gia tốt các hoạt động xã hội của địa phương
* Phê phán những lỗi sống không chan hòa với mọi người
– Có nhiều học sinh có lối sống lặng lẽ, ích kỉ, không biết hòa nhã với mọi người xung quanh.
– Trong giờ học mặc dù biết nhưng không phát biểu để xây dựng bài. Họ luôn từ chối tham gia vào các hoạt tập thể.
– Khi bạn bè gặp khó khăn không quan tâm đến bạn.
– Khi chỉ định thì mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười.
– Không bao giờ họ góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng. những học sinh như thế thường tách mình ra khỏi tập thể, sống thầm lặng và bị mọi người xa lánh, thiếu niềm tin tưởng.
=> Những người có biểu hiện như vậy thật đáng chê trách.
* Bài học kinh nghiệm rút ra:
– Ai có lối sống chan hòa với mọi sẽ được mọi người yêu thương, tin tưởng và giúp đỡ, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
III. Kết bài:
– Khẳng định lối sống chan hòa là vô cùng đúng đắn và nó giúp con người ta có được niềm vui, hạnh phúc và thành công, mỗi người phải biết sống chan hòa với mọi người.
Tham khảo thêm:
- Nghị luận về hiện tượng học sinh vứt rác bừa bãi
- Nghị luận về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách
// Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo một bài văn mẫu nghị luận xã hội về lối sống chan hòa sau đây để nắm vững cách làm cũng như mở rộng vốn từ ngữ khi trình bày.
Bài văn tham khảo nghị luận về lối sống chan hòa với mọi người xung quanh
Trong cuộc sống chúng ta không bao giờ tách mình ra khỏi những người xung quanh được! Thế nhưng có rất nhiều người dù người khác có làm gì, có giúp đỡ họ nhiều bao nhiêu họ vẫn không sao chan hòa được với những người khác! Ngay trong một gia đình cũng vậy, rất khó để có sự chan hòa giữa các thành viên nhưng một khi đạt được điều đó gia đình bạn sẽ sống vô cùng hạnh phúc!
Chan hòa là khi chúng ta sống vì nhau, cho nhau chứ không phải là sống lâu dài bên nhau! Sống chan hòa là ta sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích. Thước đo của sự chan hòa là chúng ta đã sống vì nhau như thế nào! Bạn có sống vì những người xung quanh hay bạn chỉ biết sống cho một mình bạn! Bạn sống vị kỷ hay sống quảng giao và bạn đã làm được gì cho người thân yêu nhất của bạn!
Trên một chuyến xe buýt rất nhiều bạn trẻ không bao giờ nhường ghế cho người già, những phụ nữ mang thai hay em bé! Họ giành giật với người khác từng cơ hội để được ngồi xuống chiếc ghế đó! Như vậy làm sao họ biết phải sống vì những người khác! Thông thường rất lâu chúng ta mới học được cách sống chan hòa với người khác! Ban đầu để biết sống vì người cần phải học cách nhường nhịn lẫn nhau! Không nên tranh giành quá nhiều với những người xung quanh! Cũng đừng bao giờ học cách sống ích kỷ chỉ biết cho một mình bạn bởi người khác rất cần sự giúp đỡ của bạn!
Ngay trong gia đình bạn cũng cần đến sự chan hòa này, bạn sống vì bản thân bạn nhưng đã bao giờ nghĩ mình sẽ làm hết sức mình để giúp đỡ các em của bạn được học hành đến nơi đến chốn! Hãy bạn sống chỉ biết vơ về mình những điều có lợi mà gạt người khác sang một bên!
Đừng vội nói rằng chan hòa chỉ cần trong tình yêu, dù ở bất kỳ mối quan hệ nào chúng ta cũng cần tới sự chan hòa để làm cho nó thăng hoa và hạnh phúc hơn! Người yêu bạn và cả những người khác quanh bạn họ sẽ đành giá cao về bạn nếu bạn sống biết nhường nhịn, sẽ chia và đồng cảm với những người gặp hoàn cảnh không may! Nếu bạn chỉ vô tâm, quan tâm đến mình mà bỏ mặc người khác họ sẽ tự hỏi : liệu khi họ gặp phải hoàn cảnh như vậy, liệu bạn có phủi tay coi như không quen biết”!
Chúng ta sống không chỉ vì bản thân mình, mà còn sống cho những người xung quanh ta! Thế nên thay vì ích kỷ sống một mình bạn hãy học cách sống chan hòa với những người xung quanh bạn! Một cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với bạn nếu bạn biết sống vì những người bạn yêu thương!
-/-
Trên đây là dàn ý chi tiết và một bài văn mẫu nghị luận xã hội về lối sống chan hòa mà các em có thể tham khảo, mong rằng nội dung này sẽ hữu ích cho các em trong kì thi tuyển sinh vào 10 sắp tới.