Giáo dụcLớp 12

Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

Đề bài: Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

nghi luan xa hoi nhan bat hoc bat tri ly

Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

1. Mở bài

Dẫn dắt vào câu nói “Nhân bất học bất tri lý”: Cổ nhân xưa đã có câu dạy rằng “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, đây là câu nói nhắc nhở về vai trò của việc học hành đối với con người

2. Thân bài

– Giải thích câu nói:
+ Ngọc bất trác bất thành khí: một viên ngọc tự nhiên vốn dĩ là quý giá nhưng nếu không trải qua quá trình mài giũa, cắt gọt sẽ không thể phô diễn được hết vẻ đẹp giá trị của nó
+ Nhân bất học bất tri lý: con người với những bản năng tự nhiên sẽ vẫn có khả năng tồn tại trong xã hội tuy nhiên nếu không có học thức thì sẽ mãi không có tri thức, không hiểu biết về lý lẽ cuộc đời
+ Phân tích ý nghĩa câu nói: Ngọc và người đều là những thứ quý, ngọc muốn trở nên quý giá phải qua mài giũa còn người muốn trở nên đáng quý thì phải có học tập, rèn luyện…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Nhân bất học bất tri lý

Cổ nhân xưa đã có câu dạy rằng “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, đây là câu nói nhắc nhở về vai trò của việc học hành đối với con người. Từ thời xưa cổ nhân đã rất coi trọng học thức, người có học thức là người có tiếng nói trong xã hội, được mọi người kính trọng, tin tưởng. Ngày nay, xã hội mỗi ngày đều không ngừng thay đổi và phát triển, con người không chỉ cần có học thức, mà còn phải học tập không ngừng và mở mang kiến thức để có thể nhìn nhận đúng thực trạng xã hội, tự khẳng định giá trị của bản thân và giúp ích cho cuộc sống.

Câu nói “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” gồm hai vế mang ý nghĩa bổ sung, giải thích cho nhau. Vế thứ nhất “Ngọc bất trác bất thành khí” có thể hiểu là một viên ngọc tự nhiên vốn dĩ là quý giá nhưng nếu không trải qua quá trình mài giũa, cắt gọt sẽ không thể phô diễn được hết vẻ đẹp giá trị của nó. Nếu viên ngọc không qua bàn tay con người tỉ mỉ, công phu, chịu những nỗi đau dưới lưỡi dao, đá mài thì sẽ không thể tạo ra những loại trang sức long lanh, đẹp mắt và quý giá. “Nhân bất học bất tri lý”, cũng giống như viên ngọc quý, con người với những bản năng tự nhiên sẽ vẫn có khả năng tồn tại trong xã hội tuy nhiên nếu không có học thức thì sẽ mãi không có tri thức, không hiểu biết về lí lẽ cuộc đời.

Viên ngọc trải qua mài giũa mới đẹp đẽ và quý giá, cũng giống như con người phải có học thức mới trở thành con người có giá trị, hoàn thiện nhân cách và có hiểu biết mới giúp ta sống một cuộc sống ý nghĩa, giúp ích cho xã hội. Câu nói đã chỉ ra rất rõ ý nghĩa của học thức và quá trình học tập đối với con người. Ngọc và người đều là những thứ quý, ngọc muốn trở nên quý giá phải qua mài giũa còn người muốn trở nên đáng quý thì phải có học tập, rèn luyện. Người tài giỏi cũng giống như một viên ngọc quý giá đã trải qua biết bao công đoạn mài giũa, họ say mê và miệt mài học tập không ngừng, chăm chỉ rèn luyện, học hỏi và tiếp thu để mở rộng hiểu biết. Chẳng có ai sinh ra đã vốn thông minh, lanh lợi, có nhân cách hoàn hảo, dù có tài năng thiên phú hơn người nếu không biết cách học tập, bồi dưỡng và rèn luyện thì tài năng đó cũng dần dần mai một đi và không còn giá trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng nói “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Bác Hồ đã khẳng định rất rõ ràng ý nghĩa của việc học đối với bản thân mỗi người, vị trí con người trong xã hội cũng như hậu quả của việc không có học tập. Phải có học tập mới mong tiến bộ, có tiến bộ mới theo kịp sự phát triển của xã hội, phải không ngừng học tập để không bị tụt hậu và đào thải. Đơn giản như một người học sinh, nếu không cố gắng học tập sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ, không thể lên lớp, không cố gắng ôn thi sẽ không thể tốt nghiệp và đỗ đại học. Thời buổi hiện nay nếu bạn không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có rất ít công ty, xí nghiệp hay cơ quan tổ chức nào có thể tuyển dụng bạn vào làm việc, bạn sẽ thất nghiệp hoặc sẽ phải trở lại làm nông, như vậy chính là lạc hậu và tự đào thải mình khỏi xã hội.

Mỗi con người chúng ta được sinh ra đều giống nhau, đều là những viên ngọc tự nhiên thuần khiết, có thể trở thành viên ngọc trang sức quý giá, long lanh và đắt đỏ hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện bản thân của chúng ta. Hãy cố gắng mài giũa mình bằng việc không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng để trở thành những viên ngọc sáng nhất, quý giá nhất.

——————-HẾT——————–

Các em vừa tìm hiểu về ý nghĩa của câu Nhân bất học bất tri lý, để mở rộng vốn hiểu biết về ý nghĩa các câu tục ngữ, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Nghị luận về câu tục ngữ Tiên học lễ, Hậu học văn, Nghị luận xã hội về câu tục ngữ có chí thì nên, Nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây…

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button