Giáo dụcLớp 12

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ

nghi luan xa hoi 200 chu ve hien tuong fan cuong than tuong cua gioi tre

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ.

2. Thân bài

a. Giải thích các khái niệm:

– “Thần tượng” là một người hoặc nhân vật nào đó được ngưỡng mộ, yêu thích như: ca sĩ, diễn viên, người mẫu,…
– “Fan cuồng” là yêu mến, ngưỡng mộ thần tượng quá mức, quá khích dẫn đến mê muội, ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động lệch lạc.

b. Thực trạng:

– Nền giải trí ngày càng phát triển, những ngôi sao ca sĩ, diễn viên trong và ngoài nước ngày càng được biết đến rộng rãi và được đông đảo người yêu mến.
– Các fan chủ yếu là giới trẻ với số lượng đông đảo.
– Fan cuồng yêu mến thần tượng quá mức đến phát cuồng dẫn đến nhiều hành động, suy nghĩ quá khích vừa để tiếp cận thần tượng vừa để bảo vệ thần tượng của mình.

c. Nguyên nhân:

– Chủ quan: do nhận thức của các fan giới trẻ chưa đầy đủ, fan theo phong trào, thiếu hiểu biết và nhìn nhận trên nhiều góc độ.
– Khách quan: do fan các bên thần tượng công kích lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh trong giới giải trí,…

d. Hậu quả:

– Ảnh hưởng đến bản thân, thần tượng và cả những người xung quanh.
– Tốn thời gian, tiền bạc và sức khỏe.
– Ảnh hưởng đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục.

e. Giải pháp:

– Mỗi fan tự nâng cao ý thức bản thân, trau dồi kiến thức, hiểu biết về thần tượng của mình, chọn đúng thần tượng.
– Xử lý các nguồn tin sai sự thật, tin công kích, tin gây hại.
– Tuyên truyền, giáo dục về hậu quả của việc fan cuồng thần tượng.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại mối nguy hại của hiện tượng fan cuồng thần tượng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ, mẫu 1 (Chuẩn)

Ngày nay, giới trẻ có nhiều điều kiện để tiếp cận và theo dõi các thần tượng của mình. Thần tượng không đáng trách nhưng nếu thần tượng một cách mù quáng thì đó lại là vấn đề đáng báo động. “Thần tượng” là những người có tài năng, nhan sắc hay xuất chúng hơn người nên được mọi người, đặc biệt là giới trẻ yêu thích, ngưỡng mộ, coi đó là tấm gương để học tập, phấn đấu. Bản chất của fan là tốt, họ là những người yêu mến, hâm mộ cả về con người, tài năng và nhân cách của những người nổi tiếng. Tuy nhiên hiện nay nhiều đối tượng yêu mến quá mức dẫn đến phát cuồng, gây ra nhiều hệ lụy. Nguyên nhân đầu tiên là do nhận thức của giới trẻ bồng bột, còn thiếu suy nghĩ trong hành động và lời nói của mình nên bảo vệ thần tượng của mình chưa đúng đắn. Thứ hai là do các fan thường xuyên bị công kích, kích động bởi những đối tượng xấu, cạnh tranh không lành mạnh để nổi tiếng như cãi, chửi nhau, đăng video riêng tư,… Hậu quả trước mắt là mất thời gian, tiền bạc của fan, sau đó lại làm xấu đi hình tượng của cả fan lẫn thần tượng, mất đi thuần văn mỹ tục trong văn hóa giải trí Việt Nam. Mỗi người làm fan chân chính hãy tìm và chọn đúng thần tượng của mình, yêu mến thần tượng một cách có văn hóa.

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ, mẫu 2 (Chuẩn)

Sự phát triển văn hoá, giải trí, xã hội hiện nay ở cả trong nước và quốc tế hiện nay góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ấy lại là thái độ, nhận thức và cả những hành động chưa đúng mực của con người. Một trong số đó là hiện tượng fan cuồng thần tượng. Hiện tượng này rất nguy hiểm và mang tới nhiều hệ luỵ cho nền văn hoá cũng như đạo đức con người, đạo đức xã hội. Có thể chắc chắn rằng, những người được coi là thần tượng không hề muốn có fan cuồng, và bản thân những fan cuồng không nghĩ rằng mình đang cuồng thần tượng một cách mù quáng. Chỉ cho đến khi những sự việc đáng tiếc xảy ra từ hiện tượng fan cuồng như nghệ sĩ tự tử, trầm cảm, bỏ nghề,… ta mới thấy những hệ lụy đáng tiếc của cuồng thần tượng. Bản thân những người là thần tượng như ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên,… rất sợ các fan cuồng, bởi fan cuồng có thể bất chấp làm bất cứ điều gì liên quan đến thần tượng của mình. Không chỉ can thiệp, hay soi mói vào đời sống cá nhân, thậm chí một số fan cuồng còn dùng những hành động “bạo lực” bằng ngôn ngữ và hành động để bảo vệ thần tượng. Một phần do họ quá yêu mến thần tượng, không làm chủ được ý nghĩ của mình, hơn nữa nhận thức còn nông cạn. Phần lại do họ bị công kích từ nhiều phía, từ các anti fan, từ “truyền thông bẩn”, đáng tiếc rằng họ làm vậy chỉ có hại cho chính mình và thần tượng của mình. Có người vì fan cuồng mà trầm cảm, sợ hãi không dám gặp fan, có người vì làm fan cuồng mà quên đi bản thân mình, fan cuồng giống như một con sâu đục thân trong làng giải trí. Để ngăn chặn hiện tượng cuồng thần tượng, trước tiên, bản thân người làm fan phải ý thức được hành động, lời nói của mình, những người xung quanh và xã hội cũng phải chung tay để tuyên truyền, giáo dục về tác hại của fan cuồng thần tượng.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ, mẫu 3 (Chuẩn)

Hiện tượng fan cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay không phải mới mẻ, cũng không xa lạ, dù trong nước hay quốc tế đều tồn tại. “Fan cuồng thần tượng” là những người yêu thích, ngưỡng mộ thần tượng đến mức tôn sùng, mù quáng. Họ sẵn sàng làm ra những hành động táo bạo, ngông cuồng để gây sự chú ý hay “bảo vệ” thần tượng trước sự tấn công của antifan. Fan cuồng thực sự “đáng sợ”, họ có thể chửi bới, cãi lộn, hay theo dõi, đột nhập vào nhà của thần tượng để biết được những hoạt động trong cuộc sống, công việc của thần tượng. Trên mạng xã hội, fan cuồng thần tượng sử dụng “bàn phím” như một công cụ để “chiến đấu” với những người không yêu thích hay nói xấu về thần tượng của mình. Cũng có thể vì fan quá yêu thích nên sinh ra những ảo tưởng, mê muội, bất chấp mọi vấn đề để yêu mến thần tượng, nhiều bạn trẻ vì quá mê thần tượng nên bỏ bê học hành, sa sút tinh thần. Đúng là cái gì quá cũng không tốt, làm fan cũng vậy, chúng ta nên biết chừng mực, yêu thích thần tượng một cách sáng suốt, biết chắt lọc cho bản thân, chỉ nên học theo những cái tốt, cái đẹp từ thần tượng, không nên a dua làm fan một cách điên cuồng. Sự giáo dục về cách làm fan chân chính cho giới trẻ cũng rất quan trọng, giúp các em tránh xa con đường làm fan cuồng.

————–HẾT—————-

Với dạng văn nghị luận ngắn các em vẫn cần đảm bảo đầy đủ các luận điểm và triển khai một cách chặt chẽ, có sự liên kết rõ ràng. Cùng đọc tham khảo các đoạn văn nghị luận sau để củng cố kỹ năng của bản thân: Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước, Nghị luận xã hội 200 chữ về tính tự lập, Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button