Lớp 9Văn mẫu 9

Nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống giữa con người với con người

      Nghị luận về sự sẻ chia, tài liệu hướng dẫn làm bài kèm tuyển tập những bài văn hay nghị luận xã hội về sự quan tâm, sẻ chia trong cuộc sống hiện nay.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống giữa con người với con người hiện nay

Nội dung bài viết

I. Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống

1. Phân tích yêu cầu đề bài

– Yêu cầu về nội dung: Trình bày suy nghĩ về sự sẻ chia trong cuộc sống ngày nay

– Dạng đề: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: những sự việc, con người trong thực tế đời sống biểu hiện của sự sẻ chia và ngược lại.

– Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận.

2. Luận điểmnghị luận về sự sẻ chia

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm sẻ chia

Luận điểm 2: Biểu hiện của sự sẻ chia

Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của sự sẻ chia

Luận điểm 4: Bài học nhận thức, hành động

II. Dàn ý chi tiết nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống

1. Mở bài nghị luận về sẻ chia

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống

2. Thân bài nghị luận về sẻ chia

a) Luận điểm 1: Sẻ chia là gì?

+ Sẻ chia là cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn; giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện…

b) Luận điểm 2: Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống

– Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

– Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

– Sự chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

+ Giữa con người với con người

+ Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

+ Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

c) Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của sự sẻ chia

– Đối với người được nhận: cảm thấy ấm lòng vì được quan tâm, đồng cảm

– Đối với người cho: vui vì làm được việc tốt, có ích

– Biết chia sẻ đều mang lại cho cả hai bên niềm vui, biết sống mang lại lợi ích cho người khác

* Một số tấm gương đồng cảm, sẻ chia trong thực tế cuộc sống

+ Bác Hồ tự nguyện nhịn một bữa ăn vào cuối tuần để dành gạo cứu đói nhân dân trong những ngày đầu cách mạng Tháng Tám (1945), từ đấy đã dấy lên phong trào hũ gạo cứu đói trong mọi gia đình người Việt Nam lúc bấy giờ.

+ Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh phóng viên chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh phóng viên hỏi: “Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?” Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ…!”

d) Luận điểm 4: Bài học nhận thức, hành động

– Về nhận thức:

+ Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời.

+ Sẻ chia cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

– Về hành động:

+ Phải học cách đồng cảm, sẻ chia

+ Phải biết phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn…

+ Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

– Bàn luận mở rộng: Lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Kết bài nghị luận về sẻ chia

– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

– Nêu cảm nghĩ của bản thân

4. Sơ đồ tư duy nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống

Nghị luận về sự đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống bằng sơ đồ tư duy

III. Nghị luận xã hội 200 chữ về sự sẻ chia

1. Đoạn văn số 1 nghị luận về sự sẻ chia

Đối với mỗi cuộc đời con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy?

Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ – dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.

Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ.

Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.

2. Đoạn văn số 2 nghị luận về sự sẻ chia

Trong cuộc sống này vẫn còn tồn tại rất nhiều những điều kì diệu đến từ trái tim của con người. Họ chia sẻ, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau. Sự sẻ chia có một vai trò quan trọng trong cuộc sống này.

Sẻ chia là sự quan tâm xuất phát từ trái tim giữa những con người với nhau. Cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Sự sẻ chia giúp con người xích lại gần nhau hơn, tình cảm giữa con người với nhau trở nên khăng khít hơn. Một con người biết trao đi yêu thương sẽ là một người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Hơn nữa, khi ta biết sẻ chia cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bình yên và thanh thản.

Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang màu xanh của sự hy vọng luôn sẵn sàng đưa bước chân đến nhưng vùng miền xa xôi để giúp đỡ những người khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân. Đó là những người cần đáng lên án.

Tóm lại, sẻ chia là một đức tính tốt của con người, Vì vậy, mỗi chúng ta hãy rèn luyện cho mình sự trao đi yêu thương để cuộc sống ý nghĩa hơn.

3. Đoạn văn số 3 nghị luận về sự sẻ chia

Trong cuộc đời mỗi con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh.

Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.

Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ.

Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy chúng ta hãy sẻ chia với những người xung quanh mình.

IV. Top 5 bài văn hay lớp 9 nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống

Cùng tham khảo 5 bài văn mẫu lớp 9 nghị luận về sự sẻ chia do THPT Ngô Thì Nhậm tuyển chọn dưới đây để có thể tự tin hoàn thành thật tốt bài văn của mình nhé!

1. Bài văn nghị luận về sự sẻ chia mẫu số 1

Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại

Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.

Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.

Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.

Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng một đúng đắn hơn.

Không nên chạy đua theo lợi nhuận và nhu cầu của xã hội, để mà quên đi những cái quan trọng đó là tình cảm, sự chân thành da diết, sự yêu thương đối với mọi người xung quanh, luôn luôn biết yêu thương và thể hiện nỗi niềm da diết nhất trong cuộc sống của mỗi người. Sự đồng cảm còn giúp cho chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, đó là những hoàn cảnh sống đang cần sự giúp đỡ, đó là những mảnh đời bất hạnh, cô đơn không chút neo đậu, mỗi chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ để rèn luyện bản thân một cách tự giác nhất.

Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Như trong ca dao, dân ca Việt Nam đã phản ánh một cách chân thực được những hiện tượng đó, con người cần phải biết sống đúng đắn, luôn biết yêu thương và thể hiện sự da diết trong cảm xúc và nỗi lòng của mỗi con người trong cuộc sống của mình, tình yêu thương đó đang ngày càng được thể hiện mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống của dân tộc: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay là “lá lành đùm lá rách” đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà cuộc sống này dành tặng cho cuộc đời của mỗi chúng ta, luôn luôn biết sống và cải thiện bản thân mỗi ngày.

Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc.

Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.

Có thể bạn quan tâm: Suy ngẫm về thông điệp Cho yêu thương, nhận hạnh phúc

2. Bài văn nghị luận về sự sẻ chia mẫu số 2: Người giàu có không phải là người có nhiều, mà là người cho nhiều

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

“Thương người như thể thương thân” là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau, đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV – AIDS đã được đồng bào ta hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

3. Bài văn nghị luận về sự sẻ chia mẫu số 3

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: “thương người như thể thương thân”; “Lá lành đùm lá rách”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn… Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”.

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Chúng ta là những thế hệ trẻ tương lai của đất nước rất cần phát huy truyền thống cao đẹp này.

4. Nghị luận về sự sẻ chia bài văn số 4

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết lên những nốt nhạc “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là những dòng tâm sự rất đời, rất người của nhạc sĩ về tấm lòng của con người trong xã hội này. Chúng ta cùng chung sống dưới một bầu trời, trong một thể thống nhất là xã hội. Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.

Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn.

Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiện diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết.

Trong những năm qua, các chương trình tình nguyện tại các trường đại học như “Mùa hè xanh”, “Thanh niên hiến máu tình nguyện”… đang diễn ra với tốc độ cao. Những hành động đó thật cao cả mà các bạn sinh viên dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ sẵn sàng đánh đổi những mùa hè về bên gia đình để xách ba lô, mang theo tuổi trẻ đến những vùng cao để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là sự sẻ chia, môt sự sẻ chia thật ý nghĩa và được mọi người ủng hộ.

Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu.

Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình. Đó cũng chính là ý nghĩa của thông điệp Cho yêu thương nhận hạnh phúc.

Xã hội cần những tấm lòng biết yêu thương, biết cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Hằng năm có rất nhiều tấm lòng đã đến với nhân dân miền Trung trong những cơn bão. Sự mất mát, đau thương đè nặng lên đôi vai gầy của những người còn sống. Họ cần yêu thương, cần giúp đỡ và cần sẻ chia. Vậy hà cớ gì chúng ta không thể san sẻ bớt gánh nặng lớn lao ấy.

Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Đối với những người trẻ thì chúng ta cần phải rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để sau này trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Sự sẻ chia chính là một trong những điều giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu vì bản thân và vì những người xung quanh mình.

5. Nghị luận về sự sẻ chia bài văn số 5: Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ

Trong dòng chảy xô bồ của cuộc sống, khi con người đặt nặng vật chất lên trên tinh thần, người ta còn bận toan tính thiệt hơn, còn phải chạy đua với thời gian, gồng gánh trên vai “cơm – áo – gạo – tiền” làm họ thấy không có gì quan trọng bằng cuộc sống của mình, họ không đủ sức để nghĩ đến người khác.

Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Chia sẻ là chia với nhau cùng hưởng lợi hoặc cùng chịu những khó khăn, san sẻ với những người khác những gì mà mình có để họ cũng có thể thấu hiểu được lòng mình, cũng có thể có được cảm xúc như mình. Nói tóm lại, chia sẻ là những biểu hiện ở tình cảm của con người, của ý thức vì mình và cũng là vì người khác.

Vì sao ta lại chia sẻ? Khi bạn vấp ngã, khi bạn thất bại hay khi bạn mắc phải những sai lầm trong cuộc sống thì bạn cần có một người nào đó lắng nghe những tâm sự của bạn và bạn mong rằng người đó sẽ đồng cảm với tâm trạng mình và giúp đỡ mình để vượt qua nó. Thông qua những việc làm đó, những hành động đó thì đã làm cho mối quan hệ giữa con người với con người được rút ngắn lại, giúp ta thêm gắn bó với nhau hơn và cùng nhau phát triển toàn diện bản thân mình.

Nếu ta sống mà không có sự đồng cảm và chia sẻ thì ta sẽ cô lập với mọi người, với xã hội này và ý nghĩa của cuộc sống trong ta sẽ giảm sút đi rất nhiều. Ta thử đặt trường hợp khi điểm kiểm tra của ta không được như ta mong đợi, thì trong lòng ta có một nỗi buồn, một nỗi thất vọng, nếu như ta chất chứa nó trong lòng mãi thì chính nó sẽ làm cho thành tích học tập của ta giảm sút đi, nhưng chỉ cần một lời an ủi, một lời động viên từ bạn bè, thì tinh thần ta phấn chấn hẳn lên và ta bỏ qua thất bại đó và ta tự nhắc nhở bản thân mình rằng ta sẽ cố gắng trong những bài sau. Vâng, ai ai cũng phải có sự đồng cảm và chia sẻ, có nó rồi ta sẽ thấy cuộc đời này rất có ý nghĩa đối với mình!

Sẻ chia sẽ làm mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khi ta gần nhau hơn rồi, khi ta hiểu nhau hơn rồi thì lúc đó chúng ta đã có được một sức mạnh thần kì, mọi việc từ dễ đến khó chúng ta đều sẽ vượt qua. Trong một tập thể thì đồng cảm và chia sẻ được xem như là chiếc cầu nối mọi người lại với nhau và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, tập thể ngày càng bền vững hơn nữa. Như ta đã biết, những việc làm mà lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ trở thành thói quen, và ở đây cũng vậy, khi sự đồng cảm và chia sẻ đã trở thành thói quen của ta thì lúc đó ta nói nó là một biểu hiện rất rõ của nếp sống đẹp, từ đó cuộc sống trong con người ta trở nên có nhiều giá trị hơn.

Tưởng tượng xem, nếu trong cuộc sống này sự sẻ chia không tồn tại thì thế giới này sẽ ra sao đây?

Thực tế hiện nay, xã hội rất quan tâm đến những người nghèo, những người bệnh tật, khuyết tật… cũng có rất nhiều hoạt động giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Đó là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự cảm thông chia sẻ, thắt chặt tình người. Qua các chương trình “Vì người nghèo”, “Thắp sáng ước mơ”, “Trái tim cho em”, “Ngôi nhà mơ ước”…. đã gieo vào tâm hồn những người, những gia đình được giúp đỡ một hi vọng sống mãnh liệt. Đó chính là nghĩa cử cao đẹp của những con người có tấm lòng bao dung nhân ái đáng được hoan nghênh. Việc làm tốt đẹp ấy không chỉ gói gọn trong một nhóm nhỏ những người có tấm lòng nhân ái mà đã và đang kêu gọi được thêm nhiều người khác cùng nhau chung sức giúp đỡ những người nghèo khó.

Hành động đồng cảm và sẻ chia không chỉ giới hạn trong không gian, thời gian, một miền quê mà còn là vòng tay nối kết cả thế giới. Cách đây 1 năm, vào ngày 12/1 trận động đất kinh hoàng ở Haiti làm cả thế giới chấn động vì số người chết quá cao và vì Haiti là một đất nước quá nghèo. Chỉ trong nháy mắt, hơn 230.000 người thiệt mạng và mất tích. Mạnh hơn Haiti 1000 lần, trận động đất 27/2 ở Chile đã gây ra sự tàn phá rất lớn, là một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới khiến gần 1000 người chết và mất tích. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, các quốc gia các tổ chức trên thế giới đã có những hành động thiết thực, viện trợ kịp thời hay tình nguyện xóa nợ đọng của các quốc gia ấy để Haiti và Chile sớm vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ. Những con người “đèn nhà ai nhà nấy rạng” rồi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” nhiều nhiều lắm! Họ thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy hoặc các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị nạn họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cãi nhau đánh nhau họ cũng làm ngơ… Đó là những hành động đáng lên án và phê phán.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” – bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, tuy cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Các bạn vừa tham khảo một số bài nghị luận hay lớp 9 bàn về sự sẻ chia. Dưới đây tiếp tục sẽ là một số bài văn mẫu chủ đề nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống hiện nay mở rộng dành cho học sinh lớp 12. 

V. Top 4 bài văn hay lớp 12 nghị luận về sự sẻ chia đồng cảm

1. Nghị luận về sự sẻ chia lớp 12 bài mẫu số 1

Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lí làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy lo”, “phải ai tai nấy”. Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ “văn minh” chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ “tình người”, đã biết đến cái “nghĩa vụ” của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Vậy thì tại sao chúng ta – những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà “văn minh” đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời – không cố mà phát huy những nét đẹp của ông cha.

Dù đang phát triển nhưng “đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách, những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố, trên những bãi biển. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy sự sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một “đất nước” nhưng chúng có chung một “biên giới” đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy, đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa, nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hóa, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Và trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được “thực hành” và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, “tối lửa tắt đèn có nhau”, sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và huỷ diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự “trả thù” của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời.

Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.

Không dừng ở thế, đôi khi những trận “trả đũa” của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân, hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân.

Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ “Vì người nghèo”. Mục đích chính của quỹ là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận, sống một cuộc đời như những người bình thường khác, vực dậy những cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ.

Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

>>> Tham khảo thêm top 3 bài nghị luận hay về sự thấu cảm trong cuộc sống con người.

2. Nghị luận về sự sẻ chia lớp 12 bài mẫu số 2: Ta sống bằng thứ ta thu được, nhưng ta tạo ra cuộc đời bằng thứ ta cho đi

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết:

“Sống trong đời sống

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi…”

Câu hát đã để lại cho chúng ta những chiêm nghiệm sâu sắc về cách sống đẹp trong xã hội hiện đại. Một trong những phẩm chất cơ bản ấy là sự sẻ chia đồng cảm của con người. Sẻ chia hiểu theo nghĩa cơ bản là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện.

Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Đâu ai biết được ngày mai sẽ ra sao? Hôm nay thành công nhưng ngày mai đâu chắc sẽ hạnh phúc, hôm nay thất bại đâu có nghĩa ngày mai là buồn đau. Có những khó khăn ta phải tự vượt qua nhưng cũng có lúc cần đến sự sẻ chia tiếp thêm động lực để ta chiến thắng cuộc đời. Vì vậy nên đâu ai có thể tồn tại một mình mà không có những người bạn đồng hành, không có sự đồng cảm sẻ chia.

Có người đã từng nói với tôi rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Cuộc đời là dài là rộng nếu chỉ biết sống cho cái “tôi” cá nhân, chỉ sống vị kỷ vì bản thân thì đó không phải là cuộc đời ý nghĩa. Những người như vậy họ mải miết chạy theo tham vọng cá nhân nhưng sẽ không tìm được góc bình yên trong tâm hồn mình. Thiếu sự sẻ chia họ sống không tình thương và không có hạnh phúc.

“Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được”. Những người sống đơn giản và luôn thanh thản trong tâm hồn là những người luôn sẵn sàng chia sẻ đồng cảm với nỗi đau sự bất hạnh của người khác. Họ sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương. Những người như vậy thật đáng quý đáng trân trọng biết bao! Ta sẽ mãi không quên hình ảnh người mẹ của chú lính chì Thiện Nhân. Trước nỗi đau và sự bất hạnh của một đứa trẻ vô tội, chị đã cưu mang và đem đến nguồn sống, ánh sáng cuộc đời cho em. Để hôm nay ta được thấy hình ảnh của một cậu bé hồn nhiên, vô tư chơi đùa như những bạn bè cùng trang lứa.

Không chỉ riêng chị mà cuộc đời này vẫn còn nhiều lắm những hành động, những tấm lòng như thế. Những ngày gần đây ngay trong tháng sáu này chúng ta xót xa trước sự hy sinh của đại tá Trần Quang Khải – phi công máy bay SuMK và chín chiến sĩ vẫn đang mất tích trên biển Đông. Dù không được gặp mặt trực tiếp không được nhìn cận cảnh nhưng chưa bao giờ tôi thấy trên mạng xã hội sức mạnh của sự sẻ chia lại lớn đến thế. “Cư dân mạng” những người trẻ tuổi như chúng tôi họ bày tỏ sự cảm thông và tấm lòng sẻ chia qua những dòng trạng thái qua những lời bình luận thật ấm áp và vô cùng cảm động. Đọc những vần thơ họ sáng tác mà lòng cũng chợt nghẹn ngào và ở đó, nó cũng cho tôi niềm tin hơn về thế hệ trẻ tương lai.

Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng nó không có nghĩa là những giá trị tinh thần bị thay đổi. Vậy mà ngày nay lối sống vị kỷ của một bộ phận giới trẻ đang ngày một nghiêm trọng, họ tự bao biện cho lối sống ấy bằng cách đổ lỗi cho cuộc sống hối hả bộn bề lo toan.

Lo toan là điều bình thường và tất yếu trong cuộc sống nhưng không bao giờ nó cản trở ta trao gửi yêu thương, chưa bao giờ nó xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ tình cảm mà vẫn luôn cho ta một góc nhỏ của lòng trắc ẩn và sự yêu thương. Này các bạn trẻ hãy thôi than phiền và đổ lỗi cho hoàn cảnh hãy nhìn lại mình đi để nghiêm túc kiểm điểm nhận ra mình còn vô tâm, thờ ơ lắm!

Để sống biết yêu thương và chia sẻ không quá khó. Chỉ cần những tình cảm những hành động ấy xuất phát từ trái tim thì nó cũng sẽ đến được trái tim. Không phải là điều gì quá lớn lao, sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp khi ai đó đang mệt mỏi rã rời, là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền, là lời động viên an ủi lúc mất mát u buồn…Lòng thương cảm giữa con người với con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất tầm thường mà nó cần được dựng xây trên nền tảng của trái tim yêu thương.

Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại dù không quá nhiều nhưng hãy làm điều gì đó để cuộc sống này tươi đẹp hơn.

“Thương người như thể thương thân” là truyền thống của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời và thế hệ này mai sẽ là người kế thừa, phát huy. Không bao giờ là quá muộn để yêu thương sẻ chia với ai đó cả nên hãy mở rộng lòng mình ra để tình yêu được lan toả. Bản thân tôi cũng luôn tự nhắc nhở bản thân: Sống chậm lại nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Bằng những hành động nhỏ bé mà thiết thực đem yêu thương trao gửi mọi người.

“Sống là cho

Đâu chỉ nhận riêng mình”

Bài học về sự sẻ chia còn nhiều, những tấm gương ngoài kia cũng không thiếu. Hãy là một trong số họ để viết lên câu chuyện cuộc đời nhiều tình thương của riêng mình.

3. Nghị luận về sự sẻ chia lớp 12 bài mẫu số 3: Bạn phải cho đi trước khi nhận được

Sự đồng cảm và sự sẻ chia trong xã hội hiện nay là những điều đem lại nhiều ý nghĩa to lớn và giá trị nhất cho con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy như  hiện nay xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về sự hiểu biết và cũng chứa đựng nhiều những điều vô cùng phức tạp chính vì vậy sự đồng cảm và sẻ chia giữa con người với con người trong xã hội hiện nay là vô cùng quan trọng.

Sự đồng cảm và cảm thông đó đều là những cung bậc cảm xúc của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó, qua cách chia sẻ và những sự đồng cảm sâu sắc nhất, sự đồng cảm có thể được hiểu đó là sự cảm thông, thấu hiểu đối với con người với nhau, còn chia sẻ đó là đồng cam cộng khổ, và chia sẻ cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống, đây chính là những điều đem lại nhiều ý nghĩa to lớn và quan trọng nhất của con người.

Sự đồng cảm và chia sẻ giúp cho con người rất nhiều trong cuộc sống này, những điều đó giúp cho họ thấu hiểu và cảm thông cho nhiều số phận trong cuộc đời này, giá trị đó đã đem lại nhiều những niềm tin to lớn đối với toàn nhân loại, cuộc sống của chúng ta đang ngập tràn và mang lại nhiều sự sống và mang tầm ảnh hưởng to lớn đối với mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

Ngày nay chúng ta đều thấy có rất nhiều những cảnh đời bất hạnh và nhiều số phận hẩm hiu và đau khổ, chính vì vậy sự sẻ chia là những điều đem lại ý nghĩa to lớn nhất đối với mỗi con người của chúng ta. Giá trị của nó làm nên niềm tin và sự yêu thương vô bờ bến cho những tình cảm chân thành và da diết của con người, biết sống và làm nên những điều có ý nghĩa chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều giá trị hơn.

Sự đồng cảm giúp cho cuộc sống của chúng ta nhiều sự yêu thương và có sự san sẻ giữa con người với con người, những điều đó không chỉ để cho chúng ta nhiều suy ngẫm mà cần phải thức tỉnh chúng ta học hỏi và cần phải phát huy được điều đó, luôn luôn biết đồng cảm và yêu thương đối với mọi người xung quanh đó là những điều có ý nghĩa và da diết nhất cho con người. Sự đồng cảm và chia sẻ đều là những phạm trù rất hữu ích của mỗi người trong xã hội, đó là tiền đề và điều kiện sống mạnh mẽ giúp cho chúng ta vững bước trên cuộc sống và đường đời.

Trong xã hội cần có sự đồng cảm và sẻ chia, bởi triệu tấm lòng sẽ san sẻ và cùng thấu hiểu đồng cảm cho nhiều số phận, điều đó làm nên những điều hữu ích và vang vọng nhất trong hoài bão và trải nghiệm của tất cả con người, những giá trị sống đó làm nên niềm tin sâu sắc, và những cảm thông lớn lao cho cuộc đời của mỗi con người, nỗi lòng của mỗi chúng ta đang ngày càng được mở rộng và phát triển hơn, khi trong xã hội có nhiều trái tim biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm cho người khác.

Như chúng ta đều thấy sự đồng cảm đó có thể là sự thấu hiểu về hoàn cảnh, số phận và những khoảnh khắc đó làm nên những nhịp sống sâu sắc cho rất nhiều con người. Nó làm lung linh lên những hoài niệm và giá trị sống, trong cuộc đời của mỗi chúng ta niềm tin và giá trị sống đó là những điều đem lại nhiều ý nghĩa nhất đối với mỗi con người, chúng ta cần phải hiểu và thấu hiểu sâu sắc được những giá trị của nó để từ đó có thể khai sáng hơn những nguồn tri thức và những hiểu biết về tình yêu thương con người.

Giá trị sống của mỗi chúng ta đều được tạo nên từ những điều đơn giản, nhưng nó lại được nâng lên thành những tầng triết lý sâu sắc tạo dựng và vun đắp trong cuộc sống của mỗi con người, biết bao nhiêu giá trị đang dần lan tỏa và nó khai sáng hơn cho nhân loại bởi niềm tin, sự yêu thương và những khoảnh khắc mông mênh, trong cả không gian rộng lớn.

Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi con người một tính cách chính những điều đó có thể làm nên những giá trị sống sâu sắc cho rất nhiều con người, biết bao nhiêu giá trị từ cuộc sống đã đẩy sâu và mạnh mẽ tác động đến con người, những hành trình đi tìm lấy những tài sản quý báu của nhân loại đều nằm trong tình yêu thương và sự đồng cảm mạnh mẽ của con người đối với tất cả các phạm trù xuất hiện trong xã hội.

Cuộc sống có nhiều điều vô cùng phức tạp và chính những điều đó làm lộ lên những nguồn sống, những tình cảm da diết và vô tận đem lại cho con người. Chúng ta cần phải biết sống và đồng cảm với người khác, đó vừa là món quà mà chúng ta dành tặng cho họ, mà cũng chính là những điều hạnh phúc nhất mà chúng ta có, luôn biết yêu thương và chan hòa những tình cảm đó thì cuộc đời của chúng ta sẽ ngập tràn sắc màu từ cuộc sống.

Đồng cảm và chia sẻ sẽ giúp cho những con người có số phận không may mắn được vơi đi những nỗi buồn đau, mà những con người đã rộng mở trái tim ra để sẵn sàng giúp họ, chia sẻ động viên họ là những người có trái tim nhân hậu và thân ái sâu sắc nhất, trong nhiều khoảnh khắc chúng ta đang dần được sống trong môi trường giàu tình yêu thương, đó là những khoảnh khắc sống mạnh mẽ, và ngập tràn trong khoảng không gian đó vô bờ bến những niềm tin, những tình cảm chân thành và sự yêu mến từ mọi người.

Xã hội chúng ta sẽ ngày càng trở nên tươi đẹp hơn khi chúng ta luôn luôn biết chia sẻ và tạo nên những điều thực sự có giá trị, những điều đó làm nên giá trị và sự sống mãnh liệt trong ngập tràn cảm xúc và tình yêu thương đó đã ngày càng có tác động mạnh mẽ và da diết đối với tất cả con người, mỗi chúng ta đều thấy được điều đó qua những cảm xúc và sự giàu có của tình yêu thương giữa con người với con người.

Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương sáng họ luôn biết đồng cảm và chia sẻ cho những con người nghèo khổ, sẵn lòng giúp đỡ người khác như chủ tịch Hồ Chí Minh, và bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều người chỉ biết đến chính bản thân mình, sống cuộc sống không có nhiều ý nghĩa, đó là những điều cực kì không tốt và nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều người.

Chúng ta cần phải biết san sẻ và đồng cảm với con người, cần rộng mở trái tim ra để yêu thương và chia sẻ cho nhiều số phận trong xã hội.

4. Nghị luận về sự sẻ chia lớp 12 bài mẫu số 4

Cuộc sống mưu sinh mỏi mệt đôi khi khiến cho chúng ta muốn gục ngã, ta muốn từ bỏ tất cả, muốn để mặc cuộc đời cứ thế mà trôi đi. Ta khóc, ta cảm thấy thật vô dụng và đớn đau, ta bất lực trước bi kịch của cuộc đời mình.

Nhưng rồi sau đó bản thân lại nhận ra xung quanh mình vẫn còn rất nhiều thứ tươi đẹp, ta vẫn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người, ta vẫn còn gia đình luôn dõi theo và ủng hộ ta cơ mà. Vậy là chúng ta lại có nghị lực để vươn lên một lần nữa, thật vậy chẳng phải sẻ chia đã cứu vớt cuộc đời khốn khổ của mỗi người hay sao?

Sẻ chia là hành động cao cả của con người thể hiện lòng nhân đạo của mình với mục đích san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống để giúp họ vượt lên chính mình.

Sẻ chia là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại, là dùng tấm lòng mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy chạm đến trái tim họ để họ không con thấy cô đơn, đau thương không không trôi ngược thành dòng nước mắt. Ta chìa đôi bàn tay của mình ra để họ nắm lấy và để họ biết rằng cuộc sống này dù có mệt mỏi hay đau đớn thế nào chăng nữa thì họ vẫn có thể vượt qua được.

Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta rồi sẽ như thế nào là điều mà chẳng một ai dám nói trước. Nhiều người vẫn thề non hẹn biển hứa rằng tương lai mình sẽ thế này, mình sẽ trở thành một con người như thế kia nhưng sự thật là chẳng có mấy ai làm được. Chúng ta của ngày hôm qua còn lạc quan và yêu đời thế nhưng chúng ta ngày sau liệu còn có đủ tự tin để mỉm cười nói rằng tôi vẫn ổn.

Cuộc đời là thế, nhiều bi thương và cũng vô vàn đau đớn, chẳng ai là ngoại lệ và ai cũng sẽ phải trải qua đau thương. Những lúc khó khăn tột cùng như thế thì thực sự rất cần có sự sẻ chia. Sẻ chia giúp ta vơi bớt đi nỗi buồn của bản thân, ta được trải lòng với đời mà sống, không còn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng.

Bầu trời giông bão nếu có người cùng gánh sẽ bớt đi phần nào gánh nặng. Sẻ chia khiến cuộc sống này nhân đạo hơn, nó thể hiện tinh thần nhân đạo giữa những con người với nhau. Người cho đi mà không mong nhận lại sẽ cảm thấy thanh thản, giúp đỡ mọi người ta sẽ thấy bản thân mình có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng.

Thế nhưng không phải ai trong cuộc sống cũng biết trao đi yêu thương của mình. Nhiều người lo sợ cho đi là mất, cho đi là chẳng còn thuộc về mình vậy nên họ giữ cho riêng mình. Họ cứ nghĩ rằng chỉ có những người giàu và kẻ ngốc mới cho đi mà không mong nhận lại, cuộc sống này tàn khốc lắm và không ai làm việc không công.

Đúng vậy, ai cũng có cuộc đời của mình, ai cũng lo sợ mình sẽ bị tổn thương chứ, nhưng nếu bạn không cho đi liệu bạn có xứng đáng được nhận những gì mà người khác mang đến. Sống ích kỷ sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn thêm mệt mỏi, vật lộn kiếm tiền có ích gì khi tâm hồn ta không được thanh thản, cả ngày cặm cụi làm việc được nhiều tiền nhưng liệu bạn có thấy cuộc sống mà bạn đang sống thực sự có ý nghĩa.

Người ta từng nói “nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương”, nơi đâu có tình yêu thương là nơi đó sẽ tồn tại tình yêu thương và sự sống. Bạn thấy người khác hạnh phúc cũng khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thấy người khác đau khổ liệu bạn có thể cười trên nỗi đau của họ. Cuộc sống là quy luật nhân quả vậy nên gieo nhân nào gặp quả đấy, nếu không cho đi thì đừng mong nhận lại, mình sống ở đời không cho không ai cái gì, chẳng ai nợ ai cái gì cả vậy nên đừng suy hơn tính thiệt trước khi trao đi. Vì suy cho cùng sống là để trải nghiệm, là để trao đi và cống hiến.

Sẻ chia gánh nặng, sẻ chia nỗi đau với người khác là một hành động cao cả thế nhưng không phải ai cũng biết cách sẻ chia. Người lớn thấy trẻ nhỏ học tập mệt mỏi hay gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề liền sẻ chia bằng cách giúp nó hoàn thành công việc trong chớp mắt, cha mẹ thấy con mình gây ẩu đả với các bạn thì chẳng phân biệt đúng sai và lại sẻ chia bằng cách chỉ trích đứa bạn của nó và bênh vực con mình. Sau cùng những hành động sẻ chia không đúng cách như thế sẽ chỉ khiến cuộc đời người khác khó khăn và tồi tệ hơn mà thôi.

Nếu chúng ta chìa tay ra giúp đứa nhỏ mà không để nó tự suy nghĩ cách để giải quyết vấn đề thì sau này cứ gặp chuyện khó là nó sẽ bám víu vào sự giúp đỡ của ta, không tự giải quyết vấn đề của mình và dựa dẫm vào người khác sẽ khiến đứa bé mất đi sự tự lập và trở thanh kẻ vô dụng. Bố mẹ không suy xét trước khi bênh vực con mình sẽ khiến cho thằng bé này sinh suy nghĩ mình cứ gây chuyện còn tội đâu bố mẹ lo, vì mình là con cưng của họ cơ mà. Cả thế giới này có làm gì được nó trong khi bố mẹ nó còn đứng sau chống lưng cho nó.

Thế nhưng khi nó trưởng thành và gặp nhiều bất công trong cuộc sống, nó bị người ta đổ tội vu oan thay vì đi gây sự với người khác, nó bất lực, đau đớn quằn quại nhưng bố mẹ chẳng còn sức lực hay khả năng để giải quyết vấn đề cho nó. Bầu trời bây giờ là của nó và đương nhiên nó phải tự sống cuộc đời của nó. Bất công hay đau đớn nó đều phải chịu, lúc ấy mới thấm trò đời thì lại vật vã than trách số phận, vậy nên nhớ rằng sẻ chia cũng phải có giới hạn của nó, vì cuộc sống của mình tự mình phải đối mặt.

Sẻ chia giúp cho cuộc sống tươi đẹp hơn, con người đối xử với nhau bằng tấm lòng sẽ tạo nên một thế giới ấm áp tình thương. Không còn người cô độc chỉ còn người chưa biết sẻ chia. Rồi bạn sẽ tìm được một lối riêng cho mình, hãy viết lên câu chuyện theo cách bạn muốn và hãy thêm gia vị cho cuộc đời bằng những tình cảm chân thật, bằng những sẻ chia.

>>> Ý nghĩa của việc con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh

Trên đây là tổng hợp những bài văn mẫu nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống được đánh giá cao trong các kì thi, kì kiểm tra mà THPT Ngô Thì Nhậm đã biên tập với mong muốn giúp các em có thêm nhiều tư liệu tham khảo, từ đó nâng cao chất lượng nội dung bài viết của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button