Tổng hợp

Ngày 26/3 là ngày gì?

Ngày 26/3 là ngày gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày 26 tháng 3 và những sự kiện lịch sử từng diễn ra vào ngày này nhé.

Ngày 26/3 là ngày gì?

Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương, nay là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (ĐTNCS HCM), thường được gọi tắt là ngày Thành Lập Đoàn.

ĐTNCS HCM là một tổ chức chính trị – xã hội của các Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Bạn đang xem: Ngày 26/3 là ngày gì?

Ngày thành lập Đoàn

Tổ chức này được xem là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là một cánh tay nối dài của cả nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo một mô hình hành chính từ trung ương xuống đến cấp xã, phường với đầy đủ các chức danh thuộc biên chế ăn lương của nhà nước.

Lịch sử ra đời ngày 26/3

Hội nghị lần thứ 2 tổ chức từ ngày 20/3 đến 26/3/1931 tại Hà Nội. Hội nghị phân tích và kiểm điểm công tác Trung ương Đảng. Đưa ra những giải pháp về chính trị, công tác vận động tại Đông Dương và quyết định thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 từ ngày 22 cho đến ngày 25 tháng 3 năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 năm 1931, dành để bàn bạc và quyết định đưa ra các vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn vào hàng năm.

Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ

  • Từ ngày 26/3/1931, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần. Tên gọi qua các thời kỳ của Đoàn như sau:
  • Từ 26/3/1931 đến năm 1936, tên gọi là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
  • Từ năm 1937 đến 1939 là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
  • Từ 11/1939 đến năm 1941, tên là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
  • Từ 5/1941 đến năm 1956, tên Đoàn là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
  • Từ 25/10/1956 đến năm 1970, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
  • Từ 2/1970 đến 11/1976 là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
  • Từ 12/1976 cho đến đến nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức của Đoàn

Cơ quan lãnh đạo nắm chức quyền cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành sẽ do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở.

  • Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở
  • Cấp Huyện và tương đương
  • Cấp Tỉnh và tương đương
  • Cấp Trung ương

Vậy là các bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Ngày 26/3 là ngày gì?” rồi. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu hơn về lịch sử ra đời ngày 26/3 cũng như cơ cấu tổ chức của đoàn.

Các sự kiện lịch sử trên thế giới từng diễn ra vào ngày 26/3

908 – Một năm sau khi tiếm vị, Hậu Lương Thái Tổ cho hạ độc giết chết Lý Chúc, tức Đường Ai Đế, hoàng đế cuối cùng của triều Đường.

1129 – Hai tướng quân Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn tiến hành binh biến, phế truất Tống Cao Tông và đưa thái tử Triệu Phu mới 3 tuổi làm hoàng đế.

1861 – Chiến dịch Nam Kỳ: Quân Pháp bắt đầu tiến quân đánh chiếm thành Mỹ Tho.

1945 – Đảo Iwo Jima của Nhật Bản bị Hải quân Hoa Kỳ chiếm đóng sau hơn 1 tháng giao tranh ác liệt giữa 110.000 quân Mỹ và 22.000 quân Nhật. Trận chiến Iwo Jima đã giết chết hơn

27.000 người, đây được xem là một trong những trận chiến ác liệt nhất tại Chiến trường Thái Bình Dương (Chiến tranh Thế giới II).

1953 – Jonas Salk thông báo về vacxin cho bệnh bại liệt.

1970 – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ban hành Luật “Người cày có ruộng” và Cải cách ruộng đất tại miền Nam Việt Nam.

1971 – Đông Pakistan tuyên bố độc lập với tên gọi Bangladesh, Chiến tranh giải phóng Bangladesh bùng phát.

1975 – Chiến tranh Việt Nam: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam làm chủ tỉnh Thừa Thiên Huế sau các hoạt động quân sự trong Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.

1978 – Bốn ngày trước khánh thành Sân bay quốc tế Narita tại Nhật Bản, một nhóm người biểu tình đã dùng chai cháy phá hủy nhiều thiết bị trong phòng điều khiển không lưu.

1979 – Anwar al-Sadat, Menachem Begin và Jimmy Carter ký Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel ở Washington, D.C., Ai Cập trở thành nước Ả Rập đầu tiên chính thức công nhận Israel.

1982 – Nghi lễ bắt đầu xây dựng Đài tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam ở Washington, D.C.

1991 – Argentina, Brasil, Uruguay và Paraguay ký kết Hiệp định Asunción, thành lập Mercosur.

1995 – Hiệp ước Schengen có hiệu lực.

1998 – Nội chiến tại Algérie: xảy ra vụ Thảm sát Oued Bouaicha khiến 52 người thiệt mạng.

2005 – Khoảng 200 đến 300 ngàn người xuống đường tuần hành ở thủ phủ Đài Bắc, Đài Loan nhằm phản đối Luật chống ly khai của chính quyền CHND Trung Hoa.

2010 – Tàu tuần tra Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị đắm trên vùng biển Hoàng Hải gần đảo Baengnyeong, Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên tấn công tàu bằng ngư lôi.

2015 – Ả Rập Xê Út bắt đầu can thiệp quân sự vào Yemen, dẫn đến hàng nghìn người chết trong đó có dân thường.

2017 – Một cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra tại 99 thành phố của Nga nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button