Giáo dụcLớp 7

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương (12 Mẫu)

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương bao gồm 12 bài mẫu sẽ giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi trong SGK một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời giúp các em trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương
Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Nội dung chính

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 1

Bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác phẩm đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả. Khi đọc bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta có thể tiếp cận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn. Không chỉ vậy, mỗi người còn cảm nhận được sự tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 2

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, bài thơ Đường núi mang vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đống đất núi rừng làng mạc nước non mình.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, ta thấy được sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả; sáng tạo nên âm điệu lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ; tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh; sự nối liền trong bức tranh siêu thực nhiều mảng không gian, khung cảnh khác nhau;…

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 3

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, tôi cảm thấy bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ không vần, giàu hình ảnh và thể hiện được bức tranh thiên nhiên thanh bình.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, tôi cảm nhận được sự tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh cũng như mạch cảm xúc trong bài thơ.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 4

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, là một bài thơ ngắn, cô đọng nhưng lại mang cả một tình yêu mênh mông của Nguyễn Đình Thi vào trong bức tranh ấy.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, là bức tranh về một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn

=> Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát tinh tế mới vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị kia

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 5

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, Bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thanh bình cùng với tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống của tác giả.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, Sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để tạo nên một bức tranh siêu thực với nhiều mảng không gian khác nhau

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 6

Bài thơ “Đường núi” của tác giả Nguyễn Đình Thi là một bài thơ tự do vỏn vẹn 12 câu. Bài thơ là tâm tình của thi sĩ trước cảnh sắc quê hương tuyệt đẹp vào ban chiều. Luận về bài thơ Đường núi, tác giả Vũ Quần Phương cho em một cảm nhận rõ nét, sâu đậm hơn về tâm tình ấy. Có lẽ, thơ hay khi con người ta hiểu ý. Mượn lời bình của Vũ Quần Phương, em thấy rằng, bài thơ là một bức tranh chấm phá chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm. Một chiều xa xăm mở ra với hình ảnh sương tỏa khắp, gió nổi, tiếng suối rì rào và lúa chín. Xa xa, ta nghe tiếng người hát, ta thấy dải áo chàm, bờ tre, mái nhà… Lời khen dành cho bài thơ này chưa bao giờ là đủ. 12 câu thơ khắc họa đầy đủ bức tranh sinh động có động và tĩnh về chiều quê. Hẳn phải là người có tình cảm sâu sắc với quê hương mới có thể cảm nhận tinh tế như thế này. Bài thơ gợi sự bình yên, êm ả.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 7

– Cảm nhận của em bài thơ Đường núi trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

+ Em nhận thấy cảnh núi non hiện ra thật đẹp qua tấm lòng yêu đất đai, thôn bản, quê hương tha thiết của tác giả Nguyễn Đình Thi.

– Cảm nhận của em bài thơ Đường núi sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

+ Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em càng hiểu và thấm hơn những giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 8

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm thấy bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ không vần, giàu hình ảnh, mang tính chất gợi nhưng không hay vì em chưa nhìn ra được mạch cảm xúc của bài thơ.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương và đọc lại một lần nữa bài thơ Đường núi, em cảm nhận được nhịp điệu trong bài thơ, cảm nhận được mạch cảm xúc trong bài thơ.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 9

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, là một bài thơ cô đọng, ngắn gọn nhưng lại gói trọn cả một tình yêu mênh mông, bao la của tác giả Nguyễn Đình Thi vào trong đó.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, Khắc họa bức tranh về một buổi chiều đường núi với những nét chấm phá độc đáo của các sự vật như gió, suối, ruộng nương, mái nhà sàn.

=> Chắc hẳn tác giả phải yêu quý lắm, có sự quan sát và tưởng tượng phong phú độc đáo lắm với vẽ được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị đó.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 10

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, Là một bài thơ ngắn, cô đọng nhưng lại mang cả một tình yêu mênh mông của Nguyễn Đình Thi vào trong bức tranh ấy.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, Là bức tranh về một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn

=> Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát tinh tế mới vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị kia

Bạn đang xem: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương (12 Mẫu)

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 11

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em cảm thấy bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi khắc họa khung cảnh thiên nhiên và con người thật sinh động: với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống với âm thanh, màu sắc và sự xuất hiện của con người. Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống con người đẹp và thanh bình, qua đó, thể hiện lòng yêu đời, sức sống mãnh liệt của con người vùng núi. Đồng thời, tác phẩm còn bộc lộ tình yêu tha thiết của Nguyễn Đình Thi với quê hương, đất nước.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em có những cảm nhận sâu sắc về sự tài hoa và tinh tế của nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, sự sáng tạo nên âm điệu và sự nối liền trong bức tranh nhiều mảng không gian.

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết – Mẫu 12

– Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em thấy bài thơ “Đường núi” là một bài thơ đơn thuần chỉ tả cảnh đường núi lúc chiều tà.

– Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em còn thấy bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn có cả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

Giới thiệu tác giả Vũ Quần Phương

Vũ Quần Phương là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học, sinh ngày 8.9.1840, tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê gốc: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1965 rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học. Từ 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam. Từ 1984, làm biên tập viên NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Hội văn nghệ Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội. Hiện Ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam. Năm 2007, nhà thơ Vũ Quần Phương được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nhà thơ, nhà báo Vũ Quần Phương
Nhà thơ, nhà báo Vũ Quần Phương

Tóm tắt Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương là góc nhìn của tác giả sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi. Tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Đó là bức tranh về một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn đủ thể hiện tình yêu giản dị của tác giả dành cho thiên nhiên, đất nước.

Nội dung chính Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.

Bài cảm nhận của em về bài bình thơ “Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi” lớp 7

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.” Dường như tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ.

 

 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button