Tổng hợp

Mưa đá là gì? Mưa đá có phải hiện tượng thời tiết nguy hiểm?

Mưa đá là gì?

Nước mưa đông tụ thành những tảng đá, cục băng có đa dạng kích thước, hình dáng và rơi xuống được gọi là mưa đá. Hiện tượng này bị ảnh hưởng bởi các đám mây giông gây ra, các đợt Frông lạnh cực mạnh tràn về nhanh. Kích thước của mưa đá khoảng 5mm đến hàng chục cm.

Mưa đá xảy ra trong khoảng 5 – 30 phút và thường rơi xuống cùng với mưa rào. Hiện tượng thường xuất hiện ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi, kể cả mùa mưa hay mùa hè. Ở khu vực miền Bắc nước ta thường xuyên xảy ra mưa đá, chủ yếu là vào tháng 3 – 5.

Mưa đá là gì?
Mưa đá là gì?

Vì sao lại có mưa đá?

Khi các dòng không khí đối lưu hay nói cách khác là dòng không khí lên suốt liên tục thì sẽ hình thành mưa đá. Điển hình như các tháng thay đổi giữa mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại.

Nếu nhiệt độ trong những đám mây lạnh hơn – 20 độ C, thì hơi nước trong mây sẽ tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Hạt băng nhỏ rơi xuống gặp tầng mây thấp hơn biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C.

Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao, đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh lên tầng trên của đám mây. Chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống thấp.

Khi mưa đá rơi xuống tầng mây thấp sẽ được bao bọc thêm một lớp màng nước và chịu sự tác động của không khí bốc lên cao. Đến một lúc nào đó, các luồng khí không giữ được mưa đá nữa thì sẽ rơi xuống mặt đất và hình thành các cơn mưa đá.

Các dạng mưa đá

Viên đá từ cơn mưa đá có kích thước khác nhau, rơi xuống từ các khối mây dông mạnh với cường độ lớn. Nhưng không phải trong cơn dông nào cũng có mưa đá. Tần suất cơn dông có mưa đá chỉ xấp xỉ 10%. Mưa đá có 2 dạng bao gồm:

– Mưa đá nhỏ: Là những hạt băng trong suốt rơi từ đám mây, các hạt có hình cầu, hình nón, đường kính xấp xỉ 5mm.

– Mưa đá: Là những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể vẩn đục rơi từ đám mây hoặc rơi rời rạc. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc kích thước không đều. Đường kính từ 5 – 50mm.

Các dạng mưa đá
Các dạng mưa đá

Mưa đá có phải hiện tượng thời tiết nguy hiểm?

Vì mưa đá được hình thành từ diễn biến bất thường của các khối không khí nóng và lạnh nên đây là hiện tượng thời tiết khó dự đoán, khó lường và khó ngăn chặn.

Gây hư hỏng tài sản

Mưa đá rơi xuống khi nó trở nên đủ nặng để vượt qua sức mạnh của luồng giông bão và bị lực hấp dẫn kéo về phía trái đất.

  • Mưa đá do gió thổi có thể xé toạc mái nhà, làm vỡ cửa sổ và thổi vào nhà, làm vỡ cửa sổ trần.
  • Mưa đá có thể làm hỏng các cấu trúc có mái bằng kính.
  • Mưa đá có thể làm hư hỏng máy bay và ảnh hưởng đến hoạt động chuyến bay. Hạt mưa đá có đường kính vượt quá 13mm có thể làm hư hại máy bay nghiêm trọng trong vòng vài giây. Mưa đá tích tụ trên mặt đất cũng có thể gây nguy hiểm cho đường băng máy bay hạ cánh.
  • Mưa đá có thể làm hỏng ô tô. Mưa đá cũng là một đe dọa với người điều khiển ô tô, mô tô khi chúng có thể làm xe bị móp méo nghiêm trọng và làm nứt hoặc thậm chí làm vỡ kính chắn gió và cửa sổ. Trừ khi đỗ trong ga ra hoặc được che bằng vật liệu che chắn.
  • Làm hỏng cây trồng, hủy hoại mùa màng. Lúa mì, ngô, đậu tương, các loại hoa… là những cây trồng dễ dập nát, hư hại do mưa đá.

Gây thiệt hại người và vật nuôi

Mưa đá có thể gây thương tích nặng và/hoặc tử vong cho người và động vật. Tuy nhiên, hiếm khi những trận mưa đá lớn có thể gây ra chấn động hoặc chấn thương đầu gây tử vong.

Bên cạnh mối nguy hiểm gây chấn thương, mưa đá có thể mang theo độc tố, acid… Nếu đám mây được hình thành từ vùng nước độc, ô nhiễm, những chất bẩn trong nước mưa có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ, hại da người. Do đó trước khi sử dụng nguồn nước có nhiễm nước mưa đá, người dân nên lấy mẫu nước, mang tới các trung tâm để kiểm tra chất lượng nước.

Cách phòng tránh rủi ro từ mưa đá

Nắm vững những kiến thức ứng phó cơ bản với mưa đá dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm nơi trú ẩn thích hợp trong trường hợp mưa đá đột ngột xảy ra. Hoặc chủ động ngăn ngừa rủi ro mưa đá khi khu vực bạn sinh sống vào mùa nóng ẩm, mưa dông.

  • Hãy ở trong nhà đến khi mưa đá dừng. Nên tránh xa cửa sổ trần và cửa sổ. Nên kéo rèm cửa để ngăn kính vỡ bắn vào nhà. Tốt nhất bạn nên tìm nơi trú ẩn cách mái nhà ít nhất một tầng.
  • Nếu bạn đang lái xe, hãy tấp vào nơi có mái che càng sớm càng tốt. Chẳng hạn như nhà để xe, siêu thị, trạm xăng.
  • Nếu đang đi đường mà gặp mưa đá, hãy dừng lại và tìm ngay chỗ trú ẩn có mái hiên. Nên đổi mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu. Chờ đá trên đường tan hết mới đi tiếp để tránh trơn ngã
  • Với cây trồng dễ dập nát: Có thể dùng giàn che dọc theo luống hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá. Nên dựng cọc chống phải chắc chắn.
  • Với mái nhà: Vào mùa thường xuyên xảy ra mưa dông nên chủ động gia cố mái nhà, sử dụng vật liệu chống chịu với va đập tốt như Polycarbonate

Cách phòng tránh rủi ro từ mưa đá
Cách phòng tránh rủi ro từ mưa đá

Dự báo mưa đá

Trong thực tế mưa đá thường chỉ xảy ra trong các cơn dông tố mạnh và đi kèm với mưa rào cường độ lớn trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Không như bão, lũ lụt hay các thiên tai khác, phòng chống, hạn chế tác hại của mưa đá được thực hiện có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết và nỗ lực của mỗi người dân và gia đình. Với khả năng hiện nay vấn đề dự báo mưa đá, nhất là dự báo chính xác khu vực xảy ra mưa đá trước một khoảng thời gian tương đối là rất khó.

Cơ quan Khí tượng Thủy văn mới chỉ có thể dựa vào sự phát triển của các đám mây dông để cảnh báo trước 1- 2 giờ trước khi mưa đá xảy ra.

Theo cảnh báo từ cơ quan khí tượng, mưa đá là hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm và chỉ giảm dần khi mùa mưa đến, tức là khoảng hết tháng 5. Người dân có thể nhận biết được mưa đá chuẩn bị xảy ra dựa vào một vài đặc điểm như: ban ngày có giông mạnh, mây đen kịt trên bầu trời; ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột…

Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi rất nhanh là lúc mưa đá đã kéo đến. Mọi người cần tìm ngay cho mình chỗ nấp an toàn.

Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra mưa đá

Mưa đá là hiện tượng rất khó để dự đoán trước với các bản tin dự báo thời tiết vì đây là diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Bạn có thể nhận biết mưa đá xảy ra bằng các dấu hiệu như sau:

  • Đám mây có dạng như hình bầu vú đen sẫm lại.
  • Gió thổi và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm liên tục.
  • Nhiệt độ không khí giảm mạnh.
  • Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Mưa đá là gì? Mưa đá có phải hiện tượng thời tiết nguy hiểm?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button