Hướng dẫn cách viết mở bài Viếng lăng Bác trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp hơn 50 mẫu mở bài cho các đề bài văn Viếng lăng Bác cho các bạn tham khảo.
Để có một mở bài Viếng lăng Bác ấn tượng thu hút người đọc bài văn phân tích của mình, chắc chắn các em không thể bỏ qua những mẫu mở bài Viếng lăng Bác hay đặc sắc mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp được sau đây.
Nội dung cần có trong phần mở bài:
– Giới thiệu tác giả.
– Giới thiệu nội dung khái quát của tác phẩm: Giới thiệu chi tiết về đoạn trích sẽ phân tích, cảm nhận (nếu có).
Mỗi tác giả tác phẩm đều có những thông tin khác nhau, nội dung, cảm xúc khác nhau vì vậy các em học sinh cần nắm được những thông tin cơ bản nhất về tác giả tác phẩm để đưa vào mỏ bài của mình sao cho phù hợp.
>>> Tham khảo:
- Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 bài Viếng lăng Bác
Các mẫu mở bài Viếng lăng Bác hay nhất (mới cập nhật)
Mở bài phân tích Viếng lăng Bác (20 mẫu)
Mẫu 1
Viễn Phương là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đề tài trong thơ ông viết về vị lãnh tụ vĩ đại. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 khi đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành và tác giả được vào thăm lăng Bác. Bài thơ là cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng bác, khi vào trong lăng Bác và những cảm xúc dâng trào cùng những ước nguyện khi ra về.
Mẫu 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước ta. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.
Mẫu 3
Bác Hồ luôn là đề tài muôn thuở trong thơ ca của Việt Nam. Người là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn thể hiện tài năng trong các tác phẩm của mình. Có thể nói, Bác chính là hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Không ít tác phẩm viết về Người, viết về những cuộc viếng thăm, gặp gỡ Người, nhưng có lẽ, cảm xúc nhất trong những tác phẩm đó là “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là nỗi niềm của một người con ở tận miền Nam xa xôi được trở ra thăm Bác sau ngày Bác đi xa.
Tham khảo: Văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
Mẫu 4
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác.
Mẫu 5
Sự vĩ đại, công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam cả đời nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ, biết ơn. Viết về đức tính, tấm lòng của Bác là một mảng đề tài lớn trong sáng tác thơ ca. Và ngay cả khi Bác mất đi, nỗi tiếc thương vô hạn đã dấy lên niềm biết ơn, kính trọng sâu sắc với Bác. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ được làm trên mạch cảm xúc ấy.
Mẫu 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền từ, một tên gọi Bác thân thiết, người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Mẫu 7
Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh: là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác đang ngủ yên lành. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.
Mẫu 8
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đặc biệt đối với đồng bào đồng chí miền Nam. Đồng bào miền Nam cũng từng ngày từng giờ nhớ thương mong ngóng Bác. Thế nhưng ngày 2/9/1969 Bác đã vĩnh viễn đi xa để lại cho đồng bào cả nước đặc biệt là đồng bào miền Nam một nỗi đau dài vô hạn. Năm 1976 Viễn Phương bùi ngùi cùng với đoàn đại biểu từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tình cả dồn nén xúc động khiến nhà thơ cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác.
Mẫu 9
Nhà thơ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành. Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông đã sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác” để bộc lộ lòng thành kính, biết ơn với chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Mẫu 10
Có lẽ không bao giờ và mãi mãi, nhân dân miền Nam mất đi niềm tự hào, kiêu hãnh về mảnh đất mang tên Hồ Chí Minh mà mình đang gắn bó. Dẫu biết bao thế hệ chúng tôi không diễm phúc được một lần gặp Bác nhưng hình ảnh Người vẫn lồng lộng trong tim và nhớ câu nói: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi” của Bác. Nhà thơ Viễn Phương đã cùng linh hồn chúng tôi gửi trọn cả trái tim miền Nam đến với “vị cha của dân tộc” qua bài thơ “Viếng lăng Bác” dạt dào cảm xúc.
Mẫu 11
Bác đi xa là sự mất mát lớn của cả dân tộc, con người Việt Nam. Đã có rất nhiều tác phẩm thơ văn viết về Bác, về sự nghiệp cách mạng sáng ngời của Người, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ hay nhất viết về Bác – vị cha già dân tộc. Bằng ngôn từ bình dị mà chứa chan cảm xúc, Viễn Phương đã thể hiện đầy tinh tế, xúc động nỗi lòng của người con miền Nam khi lần đầu được ra thăm lăng Bác, niềm kính yêu, trân trọng trước công lao trời bể, xót xa trước sự ra đi của Bác của Viễn Phương cũng chính là những tình cảm chung của hàng triệu con người Việt Nam.
Mẫu 12
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc, con người vĩ đại nhất trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hào quang về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người cũng là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ, nhà văn “chấp bút” để viết lên những ca từ thật đẹp đẽ, thật xúc động. Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những áng thơ văn hay viết về Bác, đó là “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, là “Bác ơi” của Tố Hữu và ta cũng từng bồi hồi, xúc động khôn xiết trước cuộc viếng thăm đầy cảm xúc của nhà thơ người Nam Bộ Y Phương trong bài “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là những cảm xúc chân thành mà tha thiết của một người con miền Nam lần đầu được ra thăm lăng Bác sau ngày Bác đi xa.
Mẫu 13
Viễn Phương là cây bút tiêu biểu có nhiều đóng góp cho nền văn học miền Nam hiện đại. Trong chiến tranh ông hướng ngòi bút của mình về cuộc chiến tranh, lên án sự bạo tàn của thế lực ngoại xâm, ca ngợi những người mẹ, người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Sau giải phóng thơ ông tập trung bút lực vào cuộc sống, con người với những vần thơ giản dị mà tha thiết. Một trong những sáng tác nổi bật nhất làm nên tên tuổi của Viễn Phương trên văn đàn Việt Nam là “Viếng lăng Bác”, bài thơ được sáng tác năm 1976, trong nỗi xúc động khi được lần đầu ra thăm lăng Bác, nhà thơ đã thể hiện tình cảm kính yêu, sự biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như hàng triệu con người Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mẫu 14
Một năm sau ngày giải phóng, nhà thơ Viễn Phương may mắn là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Đứng trước lăng Bác, nhà thơ đã không giấu được sự xúc động, nghẹn ngào, bài thơ “Viếng lăng Bác” cũng được ra đời trong những cảm xúc dạt dào, tha thiết ấy. Viễn Phương viết “Viếng lăng Bác” bằng tất cả tình yêu, sự kính yêu, trân trọng, niềm tự hào và cả những xót xa của một người con đối với vị cha già dân tộc. Tình cảm kính yêu ấy còn được bộc lộ trong nguyện ước, khát vọng thật đẹp của nhà thơ ở cuối bài thơ.
Mẫu 15
Mỗi tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Hồ Chí Minh, là xót xa, nuối tiếc, tự hào, ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Nhà thơ Viễn Phương lần đầu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác cũng đã giật mình nhận ra có những thay đổi trong chính cảm xúc của mình khi nhìn thấy Bác đang ngủ yên lành. Bài thơ “Viếng lăng Bác” là lòng thành kính, ngưỡng mộ, biết ơn của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại.
Mẫu 16
Trong văn học mỗi khi nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là ta nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông đem đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc với cách diễn đạt tinh tế và hình ảnh thơ đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đã hoạt động tại miền Nam và là một trong những tác giả văn nghệ giải phóng xuất hiện sớm nhất tại khu vực này. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, khi cuộc kháng chiến kết thúc với thắng lợi và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Trong bài thơ, Viễn Phương thể hiện tình yêu và lòng xót xa vô hạn của mình cũng như của nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ. Với tình cảm chân thành và sự bình dị, ông đã viết nên những câu thơ cảm động và sâu sắc để bày tỏ lòng thành kính và xúc động khi đến viếng thăm lăng Bác.
Mẫu 17
“Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong những bài viết về Bác. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, xót thương và biết ơn vô hạn của Viễn Phương. Bài thơ trích trong tập “Như mây mùa xuân” viết năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa kết thúc, lăng chủ tịch vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác.
Mẫu 18 – Mở bài Viếng lăng Bác gián tiếp
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
(Tố Hữu)
Có thể nói sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại là một mất mát lớn đối với tất cả nhân dân Việt Nam. Có không ít những lời thơ thể hiện niềm thương xót xúc động trước sự ra đi của Bác. Tuy một năm sau ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất Viễn Phương mới có cơ hội ra thăm lăng Bác nhưng ông cũng không kìm nén được dòng cảm xúc của mình. Sự xót xa, thương nhớ ấy được tác giả bộc lộ qua bài thơ “Viếng lăng Bác”. Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã nêu lên hoàn cảnh mình ra thăm lăng Bác
Mẫu 19 – mở bài gián tiếp dành cho học sinh giỏi
Có một vầng dương thao thức cả cuộc đời vẫn canh cánh, trăn trở bên mình hai chữ “Đất nước”, có cái chết đã hóa thành bất tử trong sâu thẳm mỗi con tim:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa…”
Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm tiếc nuối cho dân tộc Việt Nam, trong cơn sụt sùi dầm dề chảy, trong dòng nước mắt nơi nhau lăn tròn cả cuộc đời. Để rồi bằng tất cả lòng thành kính vô bờ, trong niềm xúc động thiêng liêng ấy, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ giống như một nén tàn nhang dâng lên Bác với một trái tim của người con miền Nam đong đầy nỗi thổn thức, nhớ mong dạt dào.
Mẫu 20 – mở bài gián tiếp dành cho học sinh giỏi
Thời gian có thể phủ bụi dường như tất cả nhưng có những chân giá trị, những con người càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp. Đã gần nửa thế kỉ trôi qua, Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại cống hiến và hy sinh cả cuộc đời mình cho quốc gia, dân tộc – vẫn chiếm trọn tình cảm của mỗi người con Việt Nam. “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị. Màu quê hương bền bỉ đậm đà. Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta…” (Tố Hữu). Và một lần nữa, ta lại không khỏi bồi hồi trước những dòng thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ chính là tấm lòng “tủy cốt chung tình” nhất không chỉ của tác giả, mà còn của toàn thể đồng bào Việt.
Nhắc đến Viễn Phương, Mai Văn Tạo có lần từng nhận xét: “Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắc, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ. Không đợi đến “Tiếng tù và trong sương đêm”, “Hoa lục bình trôi man mác tím, bông lau bát ngát nắng chiều” hay “Chòm xanh điên điển nhuộm vàng mặt nước”… Một mái lá khô hanh trong rừng vắng anh cũng đưa vào đấy cái thực, cái hư, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ” Quả thật như vậy, các sáng tác của Viễn Phương đã thể hiện rất rõ điều đó.
Ông có rất nhiều thi phẩm hay nhưng nổi bật nhất phải kể đến Viếng lăng Bác. Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1976 với những dòng cảm xúc chân thành, sâu sắc, niềm thành kính và biết ơn của nhà thơ cũng như toàn thể đồng bào miền Nam, của nhân dân toàn quốc dành cho người cha vĩ đại của dân tộc. Bởi lẽ đó, bài thơ cũng được coi như một nén tâm hương chân thành dâng lên Người.
Mở bài cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác – 5 mẫu
Mẫu 1
Viễn Phương quê ở An Giang. Một vùng đất trù phú thơ mộng mang vẻ đẹp hữu tình vạn vật quanh năm tươi tốt. Ông là 1 cây bút Nam bộ nổi tiếng có mặt sớm nhất ở lực lượng văn nghệ giải phóng miền nam thời kì chống mĩ cứu nước.Bài thơ Viếng Lăng Bác được coi là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông .Bài thơ được sáng tác vào t4 -1976 sau khi cuộc kháng chiến chống mĩ kết thúc thăng lợi ,đất nước được giải phóng ,lăng chủ tịch vừa được khánh thành ,Viễn Phương ra Hà Nội và vào lăng viếng bác.Bài thơ đã thể hiện niềm thành kính cùng nỗi xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác hồ khi vào lăng viếng bác.
Mẫu 2
Bác Hồ từ lâu đã trở thành bao nguồn của hứng cho các thi sĩ sáng tác thơ ca. Lúc sinh thời Bác luôn nghĩ đến Miền Nam, ngày đêm thương nhớ miền Nam.Với Bác miền Nam là niềm vui, niềm hạnh phúc, là nỗi đau không lúc nào nguôi. “Miền nam trong trái tim tôi” niềm mong mỏi thiết tha của Bác là miền nam mau được giải phóng. Miền nam của ngày đêm thương nhớ Bác. Bằng cảm xúc chân thực, bằng ngôn ngữ gợi cảm, hình ảnh quen thuộc giàu chất tạo hình Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng mình qua bài thơ: “Viếng Lăng Bác”.
Tham khảo: Văn mẫu Cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác
Mẫu 3
“Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” – câu thơ này đã thể hiện tình cảm rất chân thành của nhân dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như bao người dân miền Nam khi vào thăm lăng Bác. Nhà thơ Viễn Phương đã thế hiện tấm lòng kính yêu tha thiết của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài thơ Viếng lăng Bác. Tình cảm nhà thơ thể hiện trong bài theo em không chỉ là của riêng tác giả mà đó còn là tình cảm chung của tất cả nhân dân miền Nam đối với Bác.
Mẫu 4
Trong chương trình ngữ văn lớp 9, bài thơ khiến em cảm thấy ấn tượng và dành nhiều tình cảm nhất đó là bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn, ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ với nhiều sáng tác ấn tượng và đi vào lòng bạn đọc. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được ông viết năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông có dịp ra Hà Nội, đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập “Như mấy mùa xuân”. Bài thơ ca ngợi công ơn của Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn trước Bác – niềm kính yêu vô bờ.
Mẫu 5
Viết về Bác luôn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Riêng trong thơ, ta đã cảm nhận được ở Tố Hữu, Minh Huệ… và lần này thì ở Viễn Phương. Thơ Viễn Phương có một phong cách độc đáo: vừa giàu chất liệu tâm trạng vừa giàu chất suy tưởng, vừa hiện thực vừa trữ tình, vừa hồn nhiên vừa mơ mộng… nghĩa là những cung bậc khác nhau, pha trộn vào nhau. Sự đa dạng này phản ánh tính phong phú của đối tượng được tái hiện ở trong thơ. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào. Vì thế, nhà thơ dường như không thể nào làm khác. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật ký, một cuộc viếng thăm cũng là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
>>> Tham khảo: Văn mẫu Cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác
Mở bài chung nghị luận văn học Viếng lăng Bác (7 mẫu)
Mẫu 1
Con người ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân trường cửu cho đất nước, cho dân tộc. Quả thật, Viễn Phương đã rất khéo trong việc chọn lựa giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh để diễn tả sâu sắc niềm kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác. Trong khuôn khổ của bốn câu thơ trên, Viễn Phương đã hai lần sử dụng điệp từ “ngày ngày”: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”. Hai câu thơ chí hai hiện tượng khác nhau: một về thiên nhiên, một về đời sống, nhưng ý nghĩa lại tương đồng, ý tứ bó kết lại với nhau. Đó là tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, vĩnh hằng như quy luật của vũ trụ. Khổ thơ thật hàm súc và giàu sức khái quát.
Mẫu 2
Bác Hồ là người có công rất lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Sự ra đi của Bác để lại niềm tiếc thương chung cho toàn nhân loại. Bao năm trời kể từ lúc Bác ra đi, đồng bào ta vẫn luôn nhớ về Bác với những tình cảm chân thành nhất. Để bày tỏ tình yêu thương với người, nhà thơ Viễn Phương đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác nhân chuyến ra Hà Nội thăm lăng của Người.
Mẫu 3 – Mở bài Viếng lăng Bác gián tiếp
Bác Hồ – vị lãnh đại vĩ đại, người cha già yêu thương của dân tộc Việt Nam. Hoàn thành tâm nguyện và sự nghiệp cả đời của mình- sự nghiệp cứu nước, năm 1946 Bác Hồ đã ra đi mãi mãi. Bác ra đi trong nỗi niềm tiếc thương của hàng vạn con dân Việt Nam:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”
Tiếng khóc nghẹn ngào ấy vẫn cứ nỉ non, đau xót cho đến 7 năm sau, vang vọng trong những vần thơ của Viễn Phương. Sau một lần ra thăm lăng Bác, với nỗi tiếc thương khôn nguôi và lòng thành kính thiêng liêng, Viễn Phương đã sáng tác bài thơ Viếng Lăng Bác.
Mẫu 4
Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc. bác đã hi sinh cả cuộc đời của mình để bảo vệ và xây dựng tổ quốc khỏi tay của những kẻ xâm lăng. Bác mất đi đó chính là nỗi đau buồn của toàn dân tộc. Những người con từ khắp mọi nơi tới để cũng ở bên cạnh Bác, thăm Bác an nghỉ lẫn cuối cùng. Và trong chuyến đi thăm Lăng bác, nhà thơ Viễn Phương viết nên những vần thơ ấm đượm tình cảm thiêng liêng dành cho Bác- vị cha già kình yêu của dân tộc.
Mẫu 5
Viễn Phương được biết là một nhà thơ hoạt động cách mạng từ sớm ở miền Nam. Chính sự gian khổ trong đấu tranh đã khiến vần thơ của ông dạt dào xúc cảm. Mỗi cảm xúc, suy tư con người đều được ông nắm trọn khoảnh khắc và thả hồn vào từng con chữ. Sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc, nhà thơ có dịp ra Bắc và ghé thăm lăng Bác. Từ đây, xúc cảm của người con miền Nam khi được gặp vị lãnh tụ dân tộc đã thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ này.
Mẫu 6
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc, con người vĩ đại nhất trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hào quang về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người cũng là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ, nhà văn “chấp bút” để viết lên những ca từ thật đẹp đẽ, thật xúc động. Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những áng thơ văn hay viết về Bác, đó là “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, là “Bác ơi” của Tố Hữu và ta cũng từng bồi hồi, xúc động khôn xiết trước cuộc viếng thăm đầy cảm xúc của nhà thơ người Nam Bộ Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là những cảm xúc chân thành mà tha thiết của một người con miền Nam lần đầu được ra thăm lăng Bác sau ngày Bác đi xa.
Mẫu 7
“Bốn mươi năm trước Bác “đi xa”
Cả nước đau thương mắt lệ nhòa
Ngoài Bắc mưa tuôn – trời vĩnh biệt
Trong Nam gió nổi – đất chia xa”.
Ngày Bác mất, cả dân tộc ta chìm trong nước mắt, nước mắt của sự đau thương và xót xa tê tái lòng. Năm năm sau sự mất mát to lớn đó, lăng Bác được khánh thành, nơi đây trở thành chốn linh thiêng để nhân dân cả nước bày tỏ lòng tôn kính dành cho Người. Viếng lăng Bác là tác phẩm thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của Viễn Phương khi lần đầu tiên vào lăng viếng Bác.
Mở bài phân tích, cảm nhận khổ thơ đầu Viếng lăng Bác (5 mẫu)
Mẫu 1
Ở khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác, tác giả giới thiệu hoàn cảnh Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, đồng thời bộc lộ tâm trạng dồn nén, xúc động, bởi đây là cuộc viếng thăm thiêng liêng, đầy ý nghĩa với cách xưng hô “Con – Bác”. Hình ảnh đầu tiên nhà thơ chú ý là hàng tre thân thuộc, kiên cường, bền bỉ, biểu trưng cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam
Mẫu 2
Bài thơ Viếng lăng Bác mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô “con – Bác” cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ.
Mẫu 3
Bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương là bài thơ xúc động, làm nổi bật dòng tâm trạng của tác giả khi đến thăm lăng Bác. Ở khổ thơ đầu tiên, đó là cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng.
Mẫu 4
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đất nước và dân tộc Việt Nam không gì có thể đong đếm được. Nhà thơ Viễn Phương đã có những vần thơ chất chứa tình cảm, tâm tư chân thành dành cho Bác qua bài “Viếng lăng Bác”. Đó không chỉ là cảm xúc của riêng tác giả mà còn của chung toàn thể dân tộc. Ở khổ thơ đầu, nhà thơ nêu lên tâm trạng của mình khi đứng trước lăng Bác.
Mẫu 5
Khi nhắc đến hai tiếng Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn cảm thấy thân thương và gần gũi hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước, một trái tim tràn ngập yêu thương và bản lĩnh phi thường ấy đã trở thành cảm hứng để các nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm song hành cùng thời gian. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ như thế, đặc biệt khổ thơ đầu của văn bản đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Mở bài phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác (5 mẫu)
Mẫu 1
Sinh thời Bác vẫn luôn nhớ tới miền Nam, ngày đêm thương nhớ nơi đây, Bác xem miền Nam là niềm vui, niềm hạnh phúc, cũng là nỗi đau mà không lúc nào nguôi, miền Nam luôn ở trong trái tim Bác. Niềm thiết tha mong mỏi của Bác là miền Nam nhanh được giải phóng, đất nước hai miền sum họp để người có dịp được vào thăm miền Nam. Và miền Nam cũng thế, ngày đêm mong thương nhớ và mong Bác, muốn được gặp Bác. Nhưng tiếc thay khi nước non được sum họp một nhà thì Bác đã ra đi. Niềm mong nhớ và tiếc thương Bác của đồng bào cả nước và đặc biệt là người dân miền Nam được dồn nén bao nhiêu năm đã được nhà thơ Viễn Phương thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía, thành kính và thiêng liêng trong bài thơ “Viếng lăng Bác”.
Mẫu 2
Có muôn ngàn lời thơ đã viết về Bác Hồ kính yêu với tấm lòng thành kính và yêu thương vô hạn. Những vần thơ của Viễn Phương cũng vậy, thơ ông dung dị và cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt, ở khổ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác làm chúng ta lắng đọng với những vần thơ mộc mạc. Khổ thơ đã thể hiện nỗi xúc động thiêng liêng xen lẫn niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Mẫu 3
Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó “Viếng lăng Bác” là bài thơ tiêu biểu. Đọc bài thơ, ta thấy lắng đọng nhất trong những dòng thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”
>>> Tham khảo:
- Những bài văn phân tích khổ thơ thứ 2 bài Viếng lăng Bác
- Những bài văn hay phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác
Mẫu 4
Viếng lăng Bác là bài thơ hay và nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương viết về Bác. Bài thơ bày tỏ niềm xót thương và lòng biết ơn vô bờ bến dành cho Bác. Nổi bật trong bài thơ là khổ thơ thứ hai nói lên tâm trạng của tác giả khi nhìn thấy hình hài của Bác.
Mẫu 5
Bác Hồ là người đã tìm ra con đường cứu nước, là niềm tự hào của dân tộc. Hình ảnh về Người vẫn còn sống mãi trong lòng tất cả người dân Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm hay và xúc động viết về Bác. Trong đó, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nổi bật. Tác phẩm đã diễn tả dòng cảm xúc của thi nhân khi ra thăm lăng Chủ tịch. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã thể hiện tâm trạng của mình khi xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác (5 mẫu)
Mẫu 1
Mặc dù đã nhiều năm trôi qua kể từ khi Bác Hồ ra đi, nhưng nỗi đau của sự mất mát vẫn hiện hữu trong lòng người Việt Nam. Và hàng loạt tác phẩm viết về Bác và nỗi đau của sự ra đi Người đã trở thành những tác phẩm bất hủ, đại diện cho tình cảm thương tiếc của hàng triệu trái tim Việt Nam. Có thể nhớ lại những câu thơ trong những tác phẩm của Tố Hữu về Bác Hồ, với những câu thơ đầy cảm xúc, rưng rưng nước mắt, đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó tả và nỗi buồn sâu lắng, thương tiếc vị lãnh tụ vĩ đại trong những ngày Bác mất. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương lại thể hiện một cảm xúc khác, đó là nỗi ám ảnh và xót xa của một người con miền Nam, mãi sau giải phóng mới được về thăm Bác trong một thời gian ngắn. Bài thơ này thường được nhắc đến như một bản tình ca cảm động của nhà thơ dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Thơ Viễn Phương rất lãng mạn và nhẹ nhàng, nhưng đầy cảm xúc và sâu sắc, với những câu thơ giản dị nhưng chân thật, mang đến những cảm xúc chân thật nhất mà tác giả muốn truyền tải. Trong bài thơ Viếng Lăng Bác Viễn Phương tuy có làm thơ nhưng ta cứ ngỡ mình đang được nói với những lời nhẹ nhàng như gió thoảng, như thủ thỉ, như tâm tình.
Mẫu 2 – Mở bài Viếng lăng Bác có trích dẫn thơ
Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả rất xúc động qua hai câu thơ:
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Mẫu 3
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác Hồ. Nhà thơ thể hiện tình cảm thiết tha của một người con miền Nam rõ rệt nhất ở trong khổ 3.
Mẫu 4
“Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh”
(Tố Hữu)
Không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết được sự vĩ đại của vị lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh. Sự ra đi của Người đã để lại trong mỗi chúng ta niềm tiếc thương vô hạn. Và nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện nỗi niềm tiếc thương, xót xa ấy qua bài thơ “Viếng lăng Bác”. Khổ 3 của bài thơ đã tái hiện những nỗi niềm xúc động của tác giả khi bước vào trong lăng.
Mẫu 5
Bác Hồ là người có công rất lớn đối với nước nhà. Người cũng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn, trong đó phải kể đến nhà thơ Viễn Phương với bài thơ Viếng lăng Bác. Bài thơ thể hiện tình cảm, sự kính yêu sâu sắc của một người con phương Nam lần đầu ra thăm lăng Bác. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn trực quan nhất về giấc ngủ ngàn thu của Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mở bài phân tích hai khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác (6 mẫu)
Mẫu 1
Bác Hồ – cái tên gọi thật đỗi thân thương, gần gũi. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại và là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sự vĩ đại, vẻ đẹp của Bác cùng với lòng kính yêu với Bác đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ cho đời. Vì vậy, không biết đã có bao nhiêu bài thơ, bài văn hay viết về Bác. Nhưng một trong những tác phẩm để lại nhiều xúc động, ấn tượng cho độc giả nhất là bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Trong một lần ra Bắc, nhà thơ đã đến thăm lăng Bác, Viễn Phương đã vô cùng xúc động và đã chắp bút viết lên bài thơ để tỏ lòng thành kính đối với Bác. Đặc biệt hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ thể hiện sâu sắc lòng thành kính, xúc động nỗi lòng thương nhớ, biết ơn, đau xót vô vàn và ước nguyện cao cả của nhà thơ Viễn Phương với Bác.
Mẫu 2
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một bài văn xuất sắc được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình ghi lại tình cảm thành kính, sâu lắng của nhà thơ khi hòa vào dòng người đang vào viếng lăng Bác. Qua đó bài thơ được xem là tiếng nói nỗi niềm tâm sự của nhân dân dành cho Bác. Đặc biệt, những tình cảm ấy lại chan chứa và dạt vào ở hai khổ thơ cuối.
Mẫu 3
Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả Viễn Phương có dịp ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bằng giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc tình cảm ấy của nhà thơ.
>>>Xem thêm: Văn mẫu Cảm nhận hai khổ cuối bài Viếng lăng Bác
Mẫu 4
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ!
Nhà thơ Bảo Định Giang đã giúp chúng ta nói lên tấm lòng kính yêu, tự hào của mình với Bác bằng một lời thơ lục bát giản dị mà thấm thía ân tình. Bác Hồ, ấy là tên gọi thân yêu vang âm trong trái tim mỗi người Việt Nam. Sự vĩ đại, vẻ đẹp của Bác, lòng kính yêu với Bác đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bất hủ cho đời. Đến sau trong đề tài thơ về Bác nhưng bằng tình cảm chân thành, Viễn Phương đã sáng tác nên bài thơ “Viếng lăng Bác” độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi lời hay, ý đẹp. Bài thơ là tình cảm thiết tha, sự xúc động, nghẹn ngào pha lẫn nỗi xót đau, lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ và nhân dân Việt Nam dâng lên Bác. Đặc biệt, hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ đã thể hiện thật chân thành, xúc động nỗi lòng thương nhớ, biết ơn, đau xót vô vàn và ước nguyện cao cả của nhà thơ Viễn Phương với Bác.
Mẫu 5
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương bình dị, đằm thắm mang đậm tính cách Nam Bộ. Tuy đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến… nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ “Viếng lăng Bác” độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình ý đẹp, bởi lời hay. Đặc biệt ở hai thơ cuối thể hiện sâu sắc và cảm động tinh thần kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình bồi đắp thêm cho vẻ đẹp của đất nước.
Mẫu 6
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, không biết có bao nhiêu bài thơ, bài văn đã viết về Bác, nhưng một trong những tác phẩm để lại nhiều xúc động, ấn tượng nhất cho người đọc đó là bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Trong một lần ra thăm lăng Bác, Viễn Phương vô cùng xúc động và đã viết lên bài thơ để tỏ lòng thành kính đối với Bác. Đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và xúc động của nhà thơ đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác (5 mẫu)
Mẫu 1
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác.
Mẫu 2
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác – vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thật vậy, nếu như những dòng thơ trên là nỗi đau buồn, thương nhớ của 1 người con miền Nam đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại thì khổ thơ cuối đã thể hiện sự lưu luyến ko muốn rời xa đối với Bác.
Mẫu 3
Mong mỏi bao nhiêu năm, nay mới có dịp ra thăm lăng Bác, nhà thơ chất chứa biết bao tâm sự và tình cảm mến yêu. Khoảnh khắc viếng thăm ngắn ngủi khiến nhà thơ vô cùng xúc động và luyến tiếc. Khổ thơ thứ tư diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
Mẫu 4
Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện nỗi niềm xúc động, lòng biết ơn sâu sắc của Viễn Phương – một nhà thơ miền Nam lần đầu ra Hà Nội và hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác. Cấu trúc của bài thơ như một hành trình miêu tả khoảnh khắc khi tác giả đứng trước lăng, khi xếp hàng và khi đứng trước di hài của Bác. Khổ thơ kết thúc bài thơ là một dấu lặng kết thúc hành trình ấy, bộc lộ niềm lưu luyến của Viễn Phương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam.
Mẫu 5
Trong thơ ca ca ngợi về chủ tịch Hồ Chí Minh thì có rất nhiều những tác phẩm thơ hay và đặc sắc. Thế nhưng không phải bài thơ viết về Bác nào cũng có thể nói được những xúc cảm đến nghẹn ngào như trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Không thể phủ nhận được bài thơ Viếng Lăng Bác là một trong những bài thơ đã thành công trong việc diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của Viễn Phương đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh bằng một ngôn ngữ tình tế, tâm tình và giàu xúc cảm.
>>>Tham khảo: Những bài văn hay phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác
Với 45 mẫu mở bài Viếng lăng Bác trên, hi vọng các em có thể dựa vào đó để viết mở bài thật hay cho mình, giúp tạo cảm xúc tốt nhất cho người đọc phần nội dung toàn bài văn. Và tham khảo thêm nhiều hơn những bài văn mẫu 9 để mở rộng vốn từ, vốn kiến thức để mở rộng bài viết của mình hơn nữa nhé.
Xem thêm:
- Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương
- Cảm nhận của em về hai khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích cảm xúc chân thành của tác giả qua khổ thơ trong bài Viếng lăng bác
- Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc qua 2 khổ thơ cuối Viếng lăng Bác
- Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác khi rời lăng của nhà thơ Viễn Phương
- Ước nguyện của Viễn Phương qua khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác
- Phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác
- Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
- Nghị luận bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương
- Soạn bài Viếng lăng Bác