Giáo dụcLớp 9

Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Một số cách mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

mo bai truyen ngan lang le sa pa
Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
 

1. Mở bài số 1:

Có bao giờ bạn đọc một câu chuyện mà khi gấp trang sách lại thấy lòng mình vấn vương, thương nhớ một nhân vật nào đó? Có bao giờ bạn thưởng thức một tác phẩm mà khi nghĩ về nó bạn lại nôn nao, khi nhắc đến nó bạn lại mong muốn được kể, được khát khao trở thành ai đó trong câu chuyện? Trong cảm nhận của bản thân, tôi đã có những cảm xúc ấy khi đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Một câu chuyện kể về chàng thanh niên trẻ tuổi muốn cống hiến cuộc đời mình, thanh xuân mình cho đất nước, nhân dân.

Bạn đang xem: Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

>> Để nắm được nội dung truyện ngắn, các em có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
 

2. Mở bài số 2:

Nguyễn Thành Long để lại dấu ấn trong lòng độc giả Việt với những tác phẩm truyện và kí tiêu biểu. Có thể kể đến như các tập truyện ngắn “Ta và chúng nó”; “Giữa trong xanh”, tập truyện vừa “Trong gió bão”; “Khúc hát của người cán bộ” hay những tập bút ký xuất sắc như “Bát cơm cụ Hồ”; “Gang ra”….Bằng chất liệu hiện thực cùng lối viết phóng khoáng, mới mẻ với những hình tượng nghệ thuật đẹp, nhà văn đã mang đến một luồng gió mới cho nền văn học nước nhà. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay và lôi cuốn của ông, tác phẩm được ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng đất giàu đẹp Sa Pa. Vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây cùng những con người hồn hậu, giàu lý tưởng của vùng đất này được thể hiện rõ qua tác phẩm.
 

3. Mở bài số 3:

Ngòi bút của Nguyễn Thành Long không chỉ dừng lại ở những phát hiện mới mẻ và giàu tính bất ngờ mà còn thể hiện qua những nét vẽ tinh tế về phẩm cách con người qua ngôn từ, qua giọng điệu trữ tình đầy trong trẻo, nhẹ nhàng. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long, tác phẩm như một bản nhạc đầy tuyệt mỹ ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, họ cống hiến hết mình vì sự yên bình, giàu đẹp của quê hương. Đọc truyện ngắn, ta sẽ thấy một khung trời mới của lẽ sống cao đẹp ở đời. Ra đời vào năm 1970, tác phẩm nghệ thuật ấy như một “bản tuyên ngôn” thôi thúc mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy sống thật ý nghĩa và có trách nhiệm với cuộc đời.
 

4. Mở bài số 4:

” Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện khát khao cháy bỏng được dâng hiến, hòa nhập mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. Cũng viết về một “nốt trầm” lặng lẽ nhưng cao đẹp giữa cuộc sống, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã hướng ngòi bút đến những con người vô danh vẫn âm thầm đóng góp sức lực cho tổ quốc thân yêu. “Lặng lẽ Sa Pa”- một bản nhạc dịu dàng ngợi cả những người say mê và miệt mài với lý tưởng đẹp đẽ vì cộng đồng, sống một cuộc đời ý nghĩa và xứng đáng nhất. Truyện ngắn được viết vào năm 1970, sau cuộc hành trình lên Lào Cai của tác giả, có lẽ vì cảm mến và trân trọng thiên nhiên và con người chốn này mà tác giả đã viết nên một tác phẩm hấp dẫn và đặc sắc như thế.

—————HẾT—————–

Trong tài liệu Những bài văn hay lớp 9, ngoài Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, chúng tôi còn giới thiệu đến các em nhiều mẫu mở bài của các tác phẩm khác như: Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà; Mở bài truyện ngắn Làng của Kim Lân; Mở bài bài thơ Ánh trăng; Mở bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ;… các em nhớ đón đọc!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button