Giáo dục

Mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất

Để có một bài văn phân tích hay nêu cảm nhận hay thì việc làm thế nào để dẫn dắt vô đề tài và ý văn của mình cũng là một trong vấn đề vô cùng quan trọng. Dưới đây THPT Ngô Thì Nhậm xin gợi ý với các em một số mẫu mở bài Rừng xà nu hay nhất để tùy biến với từng đề tài mà các em làm, chi tiết như sau:

Mở bài Rừng xà nu hay nhất của một bạn học sinh giỏi

Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp sẽ và mãi “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không chấp nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi qua nhưng những giá trị của tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành vẫn mãi vẹn nguyên và tỏa sáng. Đến với tác phẩm này bên cạnh hình tượng con người Xô Man anh hùng thì còn có hình tượng cây xà nu – một loài cây mang sức sống hoang dại mãnh liệt bất chấp sự hủy diệt của tội ác kẻ thù. Đây chính là hình tượng tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành về sức sống của con người, nhất là con người Tây Nguyên kiêu hùng bất khuất.

Bạn đang xem: Mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất

Mở bài Trực tiếp Rừng xà nu

Mở bài 1

Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã sống và gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính mảnh đất và tình người nơi đây đã phả hồn vào những trang viết của nhà văn và để lại dấu ấn sâu đậm qua: “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Trong số đó, “Rừng xà nu” được xem là một khúc hùng ca – một “Bản hịch thời đánh Mỹ”. Tác phẩm có kết cấu độc đáo – truyện lồng truyện, truyện của cuộc đời những cánh rừng xà nu quyện hòa vào cuộc đời của nhân vật chính – Tnú. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp, bất tận về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn của dân tộc. Ấn tượng sâu đậm nhất, khắc sâu nhất trong tác phẩm này chính là hình tượng nhân vật Tnú – một nhân vật mang tầm vóc sử thi của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên anh hùng.

Xem thêm: Phân tích hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

Mở bài 2

Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiềng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng Xà Nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu – tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

Mở bài gián tiếp Rừng xà nu

Mở bài 1

Tây Nguyên là mảnh đất nắng gió bao la, nơi đại ngàn hoang sơ hùng vĩ. Mảnh đất sản sinh văn hóa cồng chiêng và bao pho sử thi đồ sộ như Đam Săn, Xinh Nhã, Xinh Bia… Mảnh đất ấy cũng từng kinh qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và để lại bao dấu ấn đẹp đẽ qua bao trang văn, trang thơ. Trong số những sáng tác về mảnh đất và con người nơi đây phải kể đến “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm ra đời vào mùa hè đỏ lửa năm 1965 và nhanh chóng trở thành một khúc hùng ca bi tráng, thiêng liêng – một “Bản hịch thời đánh Mỹ”. Người đã dệt nên bản anh hùng ca ấy chính là hình tượng nhân vật Tnú – con người tiêu biểu cho chân lý cách mạng ngời sáng mà cụ Mết đã truyền dạy “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Mở bài 2

Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiềng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng Xà Nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu- tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

Tham khảo ngay bài văn mẫu : Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện Rừng xà nu nếu vào đề tài này em nhé!


Tuyển chọn mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp được giúp các em vô đề bài phân tích, cảm nhận về tác phẩm Rừng xà nu tốt nhất

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button