Tổng hợp

Miếu thờ ai? Phân biệt chùa, đình, đền, phủ, miếu, quán trong phong tục Việt

Miếu thờ ai?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được xây dựng để thờ cúng một vị thánh thần nhất định. Miếu có quy mô nhỏ hơn đền, thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am. Ở Nam Bộ miếu còn được phát âm là miễu

Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm về miếu. Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền là nơi qủy thần an ngự, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn.

Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

Tương tự, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình… Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ thần hoàng làng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay…

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được xây dựng để thờ cúng một vị thánh thần nhất định. Miếu có quy mô nhỏ hơn đền, thường được tọa lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Những người được thờ ở miếu rất đa dạng, có thể gọi chung là thần linh. Như miếu Phật bà Quan Âm, miếu Thổ Thần, miếu Sơn Thần, miếu Thủy Thần, miếu Ông Hổ, miếu Hà Bá, miếu Cô, miếu Cậu…

Miếu thờ ai?
Miếu thờ ai?

Miếu thờ được xây ở đâu?

Miếu thường được xây trên gò cao, thường là ở đầu làng hoặc cuối làng, cũng có thể là bờ sông hoặc nơi sườn núi. Nơi xây miếu thờ phải là những nơi yên tĩnh, không bị ồn ào của đời sống dân sinh để thần linh an vị. Theo phong tục văn hóa dân gian, khi người dân định cư nơi nào thì lập miếu thờ Thổ Thần ở đó. Thổ Thần tức là một vị Thần cai quản đất đai trong vùng. Trong gia đình, ngoài bàn thờ tổ tiên, ông bà nhiều nhà còn có một cái miếu thờ nhỏ được gọi với nhiều tên khác nhau như am thờ ngoài trời – cây hương thờ thần linh – bàn thờ thiên được dùng để thờ gia thần. Gia thần không phải là tổ tiên mà là ( TÁO PHỦ THẦN QUÂN ) tức là thờ thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ. – Thổ Công là thần trông coi không gian bao quanh gia đình. – Thổ Địa là thần long mạch, mạch đất của gia đình. – Thổ Kỳ là thần trông coi việc trồng trọt, chăn nuôi, chợ búa.

Miếu thờ được xây như nào, bằng gì?

Mẫu miếu thờ thần linh được xây với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau theo thước Lỗ Ban 39 cm. Và khi xây dựng miếu thờ cũng cần phải quan tâm đến diện tích để xây miếu sao cho phù hợp với khuôn viên. Thông thường miếu thần linh thường được xây dựng bằng gạch. Nếu xây bằng đá thì có độ bền cao, chịu đựng được tác động của thời tiết phù hợp cho việc thờ thần linh, thổ thần ngoài trời. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần linh như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng thường mở tế lễ, mở hội, nghênh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu để yên vị.

Miếu thờ được xây như nào, bằng gì?
Miếu thờ được xây như nào, bằng gì?

Kiến trúc của miếu

Miếu là công trình nhỏ nhưng lại có kiến trúc rất đa dạng. Thường có 3 gian chạy dọc vừa có nội điện vừa có nhà tiền tế. Không có tả hữu gian, sân nhỏ và không có tam quan. Tuy nhiên cũng có những ngôi miếu đồ sộ như toà nhà lớn, nhiều gian và nhiều lớp cấu trúc.[cần dẫn nguồn]

Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu- tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu còn là nơi thờ cúng các bậc trung liệt có công với nước, với dân như miếu Ngòi làng Lũng Ngoại xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1994).[cần dẫn nguồn]

Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hoá (nhân thần), ngày hiện hoá (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Phân biệt chùa, đình, đền, phủ, miếu, quán trong phong tục Việt

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như chùa, đình, đền, phủ, miếu … Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, chiêm bái, vãn cảnh, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh theo truyền thuyết dân gian hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Phân biệt chùa, đình, đền, phủ, miếu, quán trong phong tục Việt
Phân biệt chùa, đình, đền, phủ, miếu, quán trong phong tục Việt

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ. Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Miếu nhỏ còn được gọi là miễu (cách gọi của người miền Nam)

Nghè là hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc. Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật.

Điện thờ là một hình thức của đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của điện nhỏ hơn đền và phủ, lớn hơn so với miếu thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác. Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button