Hướng dẫn giáo viên

Mẹo dùng Duolingo để học ngôn ngữ hiệu quả

Duolingo là một ứng dụng học ngoại ngữ qua đồ họa hoạt hình đầy màu sắc, vui nhộn và thú vị. Duolingo đã trở thành công cụ học tiếng nước ngoài của rất nhiều người trên thế giới hiện nay. Để giúp bạn học tốt hơn, THPT Ngô Thì Nhậm xin tổng hợp một số mẹo sử dụng Duolingo hiệu quả nhất để bạn nhanh chóng chinh phục ngôn ngữ mong muốn.

Học ngoại ngữ cùng Duolingo

Những điều cần biết về Duolingo

Khi ra mắti vào năm 2012, Duolingo mới chỉ dạy 3 ngôn ngữ. Giờ ứng dụng đã hỗ trợ hơn 30 thứ tiếng, bao gồm cả ngôn ngữ giả tưởng như Klingon trong Star Trek, High Valyrian của Game of Thrones.

Sứ mệnh của Duolingo là tạo chương trình giáo dục miễn phí, chất lượng cao dành cho tất cả mọi người. Duolingo có phiên bản Basic miễn phí, một Duolingo Plus mất phí để bỏ quảng cáo, cung cấp cho bạn nội dung không giới hạn, cho phép học offline và nhiều tính năng thú vị khác.

Bạn đang xem: Mẹo dùng Duolingo để học ngôn ngữ hiệu quả

Nhằm giúp người dùng đạt được mục tiêu, Duolingo luôn có phần thưởng sau mỗi bài học và có xếp hạng người dùng toàn cầu để tăng tính cạnh tranh và khích lệ tinh thần chinh phục các chặng đường học tập mới.

  • Download Duolingo
  • Download Duolingo cho Android
  • Download Duolingo cho iOS

Mẹo sử dụng Duolingo hiệu quả

Bám sát vào các ngôn ngữ theo bảng chữ cái Latin

Nếu là người nói tiếng Anh, Duolingo hiện có hơn 30 ngôn ngữ mà bạn có thể tham gia các khóa học. Ngôn ngữ ít phổ biến có thể hấp dẫn hơn với người học thích khám phá những điều mới lạ, nhưng nhớ rằng một vài trong số đó không dùng bảng chữ cái Latin, bao gồm: tiếng Nhật, Do Thái và Hàn Quốc.

Không chỉ khó học hơn, bạn cũng có thể gặp các vấn đề về tương thích trên thiết bị khi tìm hiểu những ngôn ngữ đó, nhất là lúc phải gõ câu trả lời. Trong trường hợp này, bạn nên học chúng trên Android & iOS.

Trên Android, tới Settings > System > Languages & input. Thao tác này sẽ mở một menu cùng ứng dụng bàn phím có sẵn trên điện thoại của bạn. App này cần hỗ trợ ngôn ngữ bổ sung. Tinh chỉnh mọi thiết lập bạn muốn, rồi chuyển đổi giữa chúng bằng một phím (thường là icon quả cầu hoặc giữ Space).

Trên iPhone, tới Settings > General > Keyboards, chạm Add New Keyboard. Chọn một ngôn ngữ trong danh sách, rồi chạm icon quả cầu ở góc trái phía dưới để chuyển nó.

Điều tuyệt vời ở đây là ngôn ngữ hệ điều hành không hề bị ảnh hưởng. Vì thế, bạn không cần dùng tiếng Nhật để đổi lại bàn phím sau khi hoàn thành bài học.

Nếu muốn nhập ngôn ngữ mà điện thoại không hỗ trợ, bạn có thể nhờ cậy tới ứng ứng dụng bàn phím thay thế trên App Store hoặc Google Play. Tuy nhiên, rất có thể nó sẽ không tương thích với Duolingo.

Hiểu bàn phím thiết bị

Nếu biết tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Đức, có thể bạn đã biết rằng dù dùng chung bảng chữ cái tiếng Anh cơ bản nhưng vẫn có một số ký tự được sửa đổi ở những ngôn ngữ đó (chẳng hạn như nguyên âm có dấu).

Tin tốt là bạn không cần bổ sung bàn phím để sử dụng những ký tự này. Trên hầu hết bàn phím Android, iOS, chỉ cần giữ phím gần giống nó nhất để mở một menu popup, cho phép bạn chọn các phiên bản đã chỉnh sửa của ký tự đó.

Biết vị trí tìm ký tự đặc biệt trên thiết bị sẽ giúp bạn khai thác tối đa Duolingo khi học ngôn ngữ mới.

Nắm vững các quy tắc ngữ pháp

Về cơ bản, Duolingo tập trung chủ yếu vào việc ghi nhớ. Nó giới thiệu các từ trong ngữ cảnh, nhiệm vụ khác nhau và bạn phải tìm phần còn lại. Đây là cách học ngôn ngữ theo cấu trúc câu giống tiếng Anh tốt nhất, ví dụ như tiếng Đức.

Ngôn ngữ có các cấu trúc câu khác nhau đáng kể (như Latin) có ít hướng dẫn bổ sung nên bạn phải học nhiều. Tuy nhiên, nếu đã học chúng trên lớp hay nhờ tới sự trợ giúp của sách hoặc hướng dẫn liên quan khác, không có gì đánh bại được Duolingo trong lĩnh vực ghi nhớ từ vựng.

Ngoài ra, Duolingo còn nhận ra bạn trả lời sai do sự khác biệt về quy tắc ngôn ngữ nên đôi khi nó sẽ trợ giúp bạn bằng một bài học nhỏ. Tham gia bài học này, bạn có thể mất thêm một “tim”. Đây có thể là vấn đề với người không dùng thuê bao Duolingo Premium.

Hiểu hệ thống Duolingo

Duolingo miễn phí cung cấp cho bạn 5 mạng (5 trái tim) và được làm mới mỗi ngày. Điều đó có nghĩa, nếu không cẩn thận, bạn có thể hết lượt học và phải đợi tới ngày hôm sau.

Giả sử bạn nhận được lời nhắc học ngay sau bữa ăn nhưng lại ra ngoài chơi. Sau đó, đi ngủ và nhận được thông báo Streak đang gặp nguy.

Nếu mất trái tim cuối cùng vào vào buổi tối, bạn sẽ không có lại đầy đủ tim cho tới tận tối muộn hôm sau. Giải pháp ở đây là luôn học bài vào thời gian có thể. Tuy nhiên, đây không phải cách duy nhất.

Nếu chạm vào icon trái tim ở góc trái phía trên màn hình, bạn có thể kiếm thêm nhiều tim hơn bằng cách luyện tập hoặc mua thêm tim bằng điểm đã kiếm được khi hoàn thành bài học. Bạn cũng có thể chọn icon cửa hàng ở góc phải phía dưới để trang bị Streak Freeze bảo toàn Streak nếu chưa hoàn thành mục tiêu.

Ngoài ra, luyện tập được tính vào thành tích (Streak) của bạn, vì thế, bạn sẽ không bao giờ mất Streak do hết tim.

Trên đây là một số mẹo sử dụng Duolingo học ngoại ngữ hiệu quả. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button