Tử vi - Phong thủy

Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì?

Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu? Mệnh Đại Lâm Mộc là một trong sáu nạp âm trong bản mệnh Mộc thuộc ngũ hành, người mang mệnh Đại Lâm Mộc được phong thủy dự đoán sẽ có cuộc đời vô cùng may mắn. Mệnh Đại Lâm Mộc sinh năm Mậu Thìn (1928, 1988) và Kỷ Tỵ (1929, 1989).

Đại Lâm Mộc (Cây trong rừng)

Căn mệnh: Đại Lâm Mộc

Bạn đang xem: Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Ý nghĩa: Gỗ rừng già, Cây trong rừng

Năm sinh: Tuổi Mậu Thìn (1988) và Kỷ Tỵ (1989)

Hợp màu: Đen, xanh lam, xanh lá

Hợp cây: Ngũ gia bì, Kim ngân, Trúc nhật

Hợp đá phong thủy: Đá thạch anh tóc đen, thạch anh đen

Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Xét theo ý nghĩa thực tế, Đại Lâm Mộc mang nghĩa là một cây to lớn trong rừng hay đơn giản chỉ là một cây đại thụ, gỗ rừng già. Cho nên, nếu phân tích theo nghĩa từ Hán Việt, thì chữ “Đại” nghĩa là to lớn, vĩ đại; “Lâm” tức là rừng; Và “Mộc” nghĩa là cây cối. Từ đó suy ra, Đại Lâm Mộc chính là cây cối to lớn mọc trong rừng rậm.

Theo thuyết ngũ hành, mệnh Mộc được chia thành 6 nạp âm, trong đó có: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc, Dương Liễu Mộc.

  • Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Dương Liễu Mộc là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Tùng Bách Mộc nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Bình Địa Mộc nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

menh-dai-lam-moc-co-nghia-la-gi

Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Mệnh Đại Lâm Mộc năm sinh bao nhiêu?

Theo quy luật ngũ hành phong thủy, những người thuộc mệnh Đại Lâm Mộc có hai năm tuồi là Mậu Thìn và Kỷ Tỵ. Cụ thể:

– Năm sinh Tuổi Mậu Thìn gồm có các năm: 1928, 1988, 2048

– Năm sinh Tuổi Kỷ Tỵ gồm có các năm: 1929, 1989, 2049 

Mỗi năm sinh cũng sẽ có đặc tính khác biết, cùng tìm hiểu thêm về phần tính cách, công danh, đường tình duyên ở bên dưới!

Người mệnh Đại Lâm Mộc hợp màu gì?

Theo phong thủy, màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng phải chọn màu hợp với ngũ hành, mới có thể mang lại may mắn, cát lợi. Cụ thể, người thuộc mệnh Mộc nói chung, hay Đại Lâm Mộc nói riêng sẽ hợp với những màu sắc sau:

– Màu sắc tương sinh với Đại Lâm Mộc có: Xanh nước biển, xanh da trời, đen. Đây là các màu giúp mang lại tài lộc cho bản mệnh này. Vì theo ngũ hành, mệnh Thuỷ sinh Mộc, và những màu sắc này là đại diện cho hành Thuỷ.

– Màu sắc tương hợp với Đại Lâm Mộc có: Xanh lá cây. Đây là màu sắc tượng trưng cho mệnh Mộc, sẽ giúp đem lại vượng khí cho bản mệnh.

Ngoài ra, người thuộc mệnh này cũng có các màu kỵ không nên dùng như: Màu trắng, màu vàng thuộc mệnh Kim và Thổ. Bởi trong thuyết ngũ hành, Kim khắc Mộc và Mộc thì khắc Thổ. Nếu mua xe, chọn trang sức, trang phục những màu này sẽ dễ mang đến nhiều điều xui xẻo, kém may mắn. 

Đặc điểm tính cách của người mệnh Đại Lâm Mộc

Ưu điểm

Người thuộc mệnh Đại Lâm Mộc có bản tính vốn lương thiện, hòa nhã và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Họ không ngại trốn tránh việc khó khăn, nó cũng giống với trong rừng rậm, nhiệm vụ của đại thụ là che chắn, bảo vệ cho các cây nhỏ bên dưới.

Ngoài ra, người thuộc cung mệnh này cũng vô cùng kiên cường, vững chãi trước các cơn sóng gió cuộc đời. Những tình huống khó khăn nhiều khi chỉ là chất xúc tác khiến họ muốn phấn đấu để vượt qua bằng được. 

Dù bản tính vốn kiêng cường, giỏi giang, nhưng không vì thế mà họ lơ là tinh thần hiếu học. Họ luôn tìm tòi, phấn đấu cập nhật những kiến thức mới để bổ sung cho bản thân. Những ai thuộc nạp âm này luôn đặt mục tiêu để phấn đấu hết mình, và mong muốn có thể giúp đỡ mọi người xung quanh.

Khuyết điểm 

Tuy tính cách vốn chân thành, hay giúp đỡ mọi người, nhưng người mệnh Đại Lâm Mộc cũng có điểm trừ. Đó chính là bản tính hay quên, nên trong các mối quan hệ tình cảm dễ khiến đối phương cảm thấy họ vô tâm. Vì sự thiếu tinh tường và cẩn thận của bản thân, nên trong nhiều trường hợp, họ dễ bị người khác lợi dụng.

Bên cạnh đó, những người thuộc mệnh này cũng khá là tham vọng. Nên họ dễ lao đầu vào vòng xoáy kiếm tiền không biết mỏi mệt. Nhưng bởi vì họ không có khả năng quản lý việc chi tiêu, nên luôn gặp trục trặc vấn đề tài chính.

Mặc khác, người thuộc bản mệnh Đại Lâm Mộc có tính thường dễ dàng an phận cuộc sống hiện tại. Những người này họ không thích gây hấn, đua đòi để bản thân mình được hay hơn người khác.

Tử vi trọn đời mệnh Đại Lâm Mộc

Sự nghiệp

Người thuộc mệnh  Đại Lâm Mộc có tính cẩn thận, tỉ mỉ nhưng cũng không kém phần quyết liệt trong công việc. Họ thường đưa ra các cách giải quyết hợp lý và đúng thời điểm. Vì thế mà người mệnh này luôn có kết quả khá xuất sắc, được sếp tin tưởng và đồng nghiệp yêu quý. 

Những ai có nạp âm này có bản tính kiên cường, chí tiến thủ cao và óc phán đoán tốt. Cho nên rất hợp với công việc mang tính chất đầu tư. Bên cạnh đó, bản mệnh này cũng có bản lĩnh khá vững vàng trong mỗi lần đương đầu với sóng gió cuộc đời.

Ngoài ra, người mệnh này cũng khá là hợp với các ngành nghề mang tính tương tác, giúp đỡ người khác như: Giáo viên, bác sĩ, cảnh sát. Bởi có bản tính hiền hòa, lương thiện, các lĩnh vực này sẽ giúp họ đạt được nhiều thành công trong công việc.

Mặc khác, người sinh năm Kỷ Tỵ và Mậu Thìn nếu có định hướng về kinh doanh đồ ăn, thức uống hay chăn nuôi cũng đều thuận lợi. Các lĩnh vực này đòi hỏi tư duy, tính toán kỹ càng – đây là những tính cách đặc trưng của người mệnh Mộc.

Tình duyên

Về con đường tình duyên, người thuộc mệnh này khá thận trọng khi lựa chọn bạn đời của mình. Họ có ước mơ là xây dựng một gia đình nhỏ với cuộc sống bình lặng, không trải qua sóng to gió lớn nào. Nên ai thuộc mệnh này một khi đã yêu, thì sẽ hết lòng với đối phương. Họ biết cách quan tâm, chăm sóc từng chút một cho nửa kia. Do đó, những ai đang trong một mối quan hệ tình cảm với mệnh này, đều sẽ thấy vô cùng hạnh phúc, viên mãn.

Nếu có khó khăn, Đại Lâm Mộc luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ và làm chỗ dựa vững chắc cho nửa kia. Tuy nhiên, vì người mệnh này thường có bản tính chậm rãi, nên thường lập gia đình khá muộn.

menh-dai-lam-moc-co-nghia-la-gi

Mệnh Đại Lâm Mộc có nghĩa là gì?

Mệnh Đại Lâm Mộc hợp với mệnh nào, khắc mệnh nào?

+ Lư Trung Hỏa: Vì Hỏa cần có Mộc để có thể duy trì sự sống. Với Lư Trung Hỏa, gỗ cây rừng chính là nguồn nhiên liệu vô tận để giúp tiếp thêm năng lượng. Cho nên, hai nạp âm này kết hợp là vô cùng hoàn hảo, mang lại đại cát đại lợi.

+ Đại Lâm Mộc: Mộc – Mộc trùng phùng, dù thực tế, hai cây đứng kế nhau có thể xảy ra cạnh tranh từ nguồn nước, dinh dưỡng đến ánh sáng,… Tuy nhiên, đây lại là sự cạnh tranh mang lại lợi ích, giúp cả hai trưởng thành và lớn mạnh. Cho nên, cuộc gặp gỡ này rất cát lợi cát tường.

+ Kiếm Phong Kim: Mặc dù theo nguyên lý ngũ hành thì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu xét kỹ hơn thì nhờ có Kiếm Phong Kim, mà cây gỗ rừng như Đại Lâm Mộc mới được chế tạo thành vật dụng, trở nên có giá trị hơn. Vì thế, hai nạp ma này kết hợp tất thành công rực rỡ.

+ Sơn Đầu Hỏa: Công việc khai hoang sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, nếu ngọn lửa trên đỉnh núi được tiếp thêm nguồn nhiên liệu chính là cây cối. Cho nên cuộc kết hợp này mang lại nhiều cát lợi, phần lớn nghiêng về Sơn Đầu Hỏa.

+ Giản Hạ Thủy: Trong thực tế, đối với cây rừng trên cao, mạch nước ngầm là nguồn cung cấp nước, dinh dưỡng chủ yếu để cây sinh trưởng và phát triển. Chính vì vật, hai nạp âm này gặp gỡ ắt hẳn sẽ mang lại may mắn và thành công.

+ Bạch Lạp Kim: Về nguyên lý ngũ hành, Kim khắc Mộc. Nhưng theo thực tế, quá trình luyện kim thì cần đến nhiệt độ mới có thể loại bỏ tạp chất. Mà Mộc lại chính là nguồn nhiên liệu không thể thiếu cho Hỏa. Vì thế, cuộc gặp gỡ giữa hai nạp âm này vẫn đem lại cát lợi.

+ Dương Liễu Mộc: Cây với cây sẽ giúp khu rừng cây lớn mạnh, phát triển hơn. Vì vậy, hai nạp âm này kết hợp được ví như đôi bạn song hành, sẽ mang đến cát lợi vô cùng.

+ Tuyền Trung Thủy: Theo thuyết ngũ hành, Thủy – Mộc tương sinh. Trong thực tế, cây trong rừng có thể sinh trưởng tốt chính là nhờ dòng suối cung cấp nguồn nước, dưỡng chất. Cho nên, hai mệnh này kết hợp sẽ mang lại kết quả vô cùng tốt đẹp, nhiều phước đức.

+ Tùng Bách Mộc: Theo vật chất, cả hai đều là đại thụ nên sẽ có sự cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng, nước, ánh sáng. Nhưng sự cạnh tranh ở đây là sự công bằng, cả hai sẽ cùng thúc đẩy lẫn nhau phát triển và vững chắc hơn. Vì thế, sự gặp gỡ này sẽ là đại cát lợi.

+ Trường Lưu Thủy: Xét về mặt bản chất, Trường Lưu Thủy là dòng chảy lớn mạnh. Nó có thể làm cây cối bị bật rễ, trôi nổi vô định. Vì thế, dù tương sinh theo nguyên lý ngũ hành, nhưng hai mệnh này kết hợp sẽ không đem lại cát lợi.

+ Sa Trung Kim: Theo quy luật ngũ hành, im khắc Mộc. Trong thực tế, đất chứa hàm lượng kim loại cao cũng không phải là môi trường tốt cho cây cối phát triển. Mà nó còn khiến cây cối nhanh héo úa, khó phát triển. Cho nên, hai nạp âm này kết hợp sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp.

+ Tùng Bách Mộc: Tuy cả hai cạnh tranh về nguồn nước, ánh sáng và không gian. Nhưng cả hai bên cùng có lợi, giúp thúc đẩy cùng tiến bộ, nên kết hợp vô cùng tốt đẹp.

+ Sơn Hạ Hỏa: Bởi vì cây trong rừng là nguồn nguyên liệu giúp lửa càng thêm cháy lớn, được bổ trợ nguồn sinh. Nên sự kết hợp giữa hai mệnh này mang đến đắc lợi chủ yếu cho Sơn Hạ Hỏa.

+ Bình Địa Mộc: Trong thực tế, hai vật này không có tương tác do khác biệt về vị trí địa lý. Nhưng vì cùng bản chất hành Mộc nên tương hòa. Nếu hai nạp âm này kết hợp sẽ mang đến may mắn nho nhỏ.

+ Phúc Đăng Hỏa: Hai mệnh này thuộc tương sinh ngũ hành, nhưng trong thực tế không có mối liên hệ nào. Chính vì vậy, nếu có kết hợp cũng chỉ mang lại cát lợi nhỏ bé.

+ Thiên Hà Thủy: Nước mưa sẽ giúp cây cối thêm xanh tươi, phát triển, đâm chồi nảy lộc. Chính vì vậy, hai mệnh này mà gặp gỡ sẽ vô cùng tốt đẹp và gặt hái được thành công.

+ Đại Khê Thủy: Theo quy luật ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc. Trong thực tế, cây càng già càng cần nguồn nước lớn. Cho nên, hai nạp âm này kết hợp là vô cùng đại cát đại lợi.

+ Thiên Thượng Hỏa: Cây lớn càng cần nhiều ánh sáng để phát triển vững mạnh hơn. Và trong thực tế, Thiên Thượng Hỏa được xem là nguồn sáng lớn nhất cho cây. Nên hai mệnh này gặp gỡ sẽ mang đến đại cát đại lợi.

+ Đại Hải Thủy: Hai nạp âm này không liên quan. Người đứng đầu dòng Mộc cùng người đứng đầu dòng Thủy kết hợp, chỉ xem như là quý nhau như hai hào kiệt, khách quý và tương đắc.

+ Hải Trung Kim: Đại Lâm Mộc là cây giữa rừng, Hải Trung Kim là kim loại nơi biển cả. Hai vật chất này không có mối quan hệ và tương quan. Nhưng vì thuộc tính ngũ hành, mệnh Kim khắc Mộc. Nên sự kết hợp này không mang lại cát lợi, mà có sự hình khắc nhẹ.

+ Lộ Bàng Thổ: Theo quy luật thuyết ngũ hành, Mộc khắc Thổ. Và thực tế, đất ven đường gặp cây lớn trong rằng sẽ dễ bị phá vỡ cấu trúc bền vững cần có. Vì vậy, hai nạp âm này kết hợp sẽ không mang đến kết quả tốt đẹp, mà chỉ có sự đổ vỡ, chia ly.

+ Thành Đầu Thổ: Đất tường thành thuộc loại đất rắn chắc, khô cứng, cho nên cây cối khó mà sinh trưởng và phát triển. Cho nên, sự kết hợp giữa hai nạp âm này không mang lại cát lợi.

+ Ốc Thượng Thổ: Hai mệnh này có hình khắc nhẹ do thuộc tính ngũ hành là Mộc khắc Thổ. Và trong thực tế cũng không có mối liên hệ nào.

+ Tích Lịch Hỏa: Sấm sét thì thường đánh xuống những cây to, khiến cây đổ ngã, hủy hoại. Cho nên, hai nạp âm này mà kết hợp sẽ không mang đến cát lợi, mà còn thiệt hại muôn phần.

+ Bích Thượng Thổ: Tuy trong ngũ hành có sự tương khắc, nhưng khi xét kỹ, Bích Thượng Thổ là đất tường nhà, và tường nhà khi được dùng loại gỗ tốt sẽ càng thêm chắc chắn, bền đẹp. Cho nên, hai nạp âm này gặp gỡ sẽ cát lợi vô cùng.

+ Kim Bạch Kim: Trong thực tế hai vật chất này không có mối liên hệ nào, và chỉ hình khắc nhau theo thuộc tính ngũ hành.

+ Đại Dịch Thổ: Đại Dịch Thổ nghĩa là đất cồn bãi. Loại đất này chỉ tốt cho những loại cây trồng nông nghiệp, không hợp cho các loại cây lớn trong rừng. Vì vậy, hai nạp âm này kết hợp sẽ tạo nên sự tương khắc mạnh mẽ.

+ Thoa Xuyến Kim: Vì hai nạp âm này mang tính tương khắc nhau theo ngũ hành, nên sự kết hợp này không mang tới cát lợi.

+ Tang Đố Mộc: Tuy cùng thuộc hành Mộc, nhưng hai nạp âm này không có mối quan hệ. Thực tế, Tang Đố Mộc là cây dâu nhỏ, so với đại thụ thì không có khả năng thắng thế. Nên hai mệnh này kết hợp cũng không mang lại kết quả như ý.

+ Sa Trung Thổ: Bản chất đất pha cát không có nhiều dinh dưỡng, không phải là môi trường sinh trưởng tốt cho đại thụ. Nên hai nạp âm mà kết hợp sẽ không mang đến cát lợi, mà chỉ tạo tang thương, u buồn.

+ Thạch Lựu Mộc: Cũng giống như Tang Đố Mộc, tuy theo ngũ hành đều thuộc hành Mộc, nhưng với thân bé nhỏ đứng cạnh đại thụ sẽ thiệt thòi. Do đó, sự kết hợp giữa hai nạp âm này không cát lợi.

Đại Lâm Mộc hợp cây gì? 

Người mệnh Mộc rất hợp với các loại cây có màu xanh lá như: Cây vạn niên tùng, cây trường sinh, cây trầu bà, câu cau tiểu trâm, cây kim ngân, cây ngọc bích… 

Đại Lâm Mộc hợp hướng nào? 

Những hướng nhà hợp với mệnh Đại Lâm Mộc là: 

  • Bắc: Đây là hướng tốt, mang tới nhiều cát đại lợi, cuộc sống gia đình luôn được che chở về đường con cái, sức khỏe tốt. 
  • Đông: Đây là hướng lành nên sẽ được người khác giúp đỡ, gia chủ cầu tiến. Được hưởng lộc về thi cử, học hành.
  • Nam: Hướng tốt, thuận lợi cho việc thăng quan tiến chức
  • Đông Nam: Ổn định về đường công danh, tiền tài và sự nghiệp

Những hướng nhà không hợp với mệnh Đại Lâm Mộc là:

  • Tây Bắc: Hướng xấu mang tới nhiều điều xui xẻo cho gia đình. 
  • Tây: Hướng xấu liên quan tới tính mạng, công việc dễ phá sản, chết chóc.
  • Đông Bắc: Dễ gặp phải những chuyện liên quan thù hằn, kiện tụng.
  • Tây Nam: Hướng làm ăn thất bại, không cát tường.

Đại Lâm Mộc hợp với đá phong thủy nào?

Với những thông tin về màu sắc hợp mệnh với Đại Lâm Mộc, từ đó, bạn có thể sử dụng những màu sắc này vào những loại đá phong thủy cho cung mệnh này.

Tương sinh

Những loại đá phong thủy mang màu sắc thuộc hành Thủy sẽ hợp với Đại Lâm Mộc, cụ thể như: đá thạch anh tóc đen, thạch anh đen, đá kyanite, đá núi lửa, hay đá aquamarine,..

Tương hợp

Đại Lâm Mộc sẽ hợp với những màu sắc thuộc bản mệnh của mình, cụ thể là: mã não màu xanh, ngọc jade, flourit, tourmaline,…

Chế khắc

Những màu sắc thuộc hành Kim sẽ khắc chế Đại Lâm Mộc, cụ thể là: đá canxit vàng, đá mắt hổ, ngọc hoàng long hay thạch anh vàng,…

Màu cần tránh

Những loại đá sau Đại Lâm Mộc nên tránh đó là thạch anh trắng, đá mặt trăng, canxit trắng,…vì những loại đá này mang màu sắc xám, trắng và màu ghi.

Bài viết trên là tất cả thông tin về mệnh Đại Lâm Mộc, mong rằng bạn có thể hiểu rõ và ứng hiệu quả, để giúp thành công, may mắn hơn trong cuộc sống.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tử vi – Phong thủy

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button