Tổng hợp

Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện của lòng yêu nước

Lòng yêu nước là gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm năng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Tinh thần yêu nước cũng được Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Trông vào lịch sử cũng dài nhiều nghìn năm của dân tộc Việt Nam, từ Văn Lang, Âu Lạc cho đến nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người quan sát có thể thấy ngay rằng các tư tưởng chủ đạo, cái “lý thường hằng” nhất, quán triệt cổ kim, là chủ nghĩa yêu nước, chống xâm lăng, bảo vệ sự tồn tại của dân tộc, là tư tưởng” không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, ở đây bản chất Việt Nam biểu lộ rõ ràng, đầy đủ, tập trung nhất hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam”.

Không có một định nghĩa cụ thể nào về lòng yêu nước, yêu nước bao gồm hai từ “yêu” và “nước” ghép lại, trong đó hai từ “nước” và “yêu” là hai khái niệm có phạm trù rất rộng. Nước hua đất nước là mảnh đất nơi ta sinh ra, là nơi chôn nhau, cắt rồn, nơi họ hàng tổ tông của chúng ta sinh cơ lập nghiệp. Yêu nước là yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người, yêu những trang sử hào hùng và vẻ vang của dân tộc. Trong tình yêu ấy có cả sự tự hào dùng máu Con Rồng Cháu Tiên.

Mỗi khi xa quê hương, tình yêu ấy lại âm ỉ có khi sục sôi, thổn thức. Đó là tình yêu và lòng trung thành với Tổ Quốc.

Lòng yêu nước là tình yêu, sự tôn trọng khắc sâu trong tim đối với quê hương, đất nước và đó là phẩm chất cao quý của mỗi người. Lòng yêu nước thể hiện ở hành động sẵn sàng đứng ra giúp đất nước mỗi lúc nguy nan, đó là một thứ tình cảm thiêng liêng mà người dân dành cho đất nước mình.

Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là gì?

Biểu hiện của lòng yêu nước

Biểu hiện của lòng yêu nước được thể hiện qua từng thời kỳ lịch sử của dân tộc. Cụ thể là:

Trong thời kì chiến tranh:

Lòng yêu nước trong thời kì chiến tranh được thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: ” Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” với rất nhiều những tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu,.. Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ nói: Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

  • Sẵn sàng lên đường ra trận khi Tổ quốc bị xâm lăng.
  • Không ngại khó khăn, gian khổ thậm chí hi sinh tính mạng để giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước.
  • Hậu phương tăng gia sản xuất, quyên góp lương thực, thực phẩm chi viện cho tiền tuyến.
  • Sức mạnh của lòng yêu nước thời kì này vô cùng to lớn, có thẻ nhấn chìm bè lũ bán nước và xâm lăng.

Thời kỳ hòa bình:

Khác với thời kì chiến tranh, khi đất nước hòa bình, thì tổ quốc cần xây dựng phát trển đất nước. Thời kỳ hòa bình biểu hiện của lòng yêu nước cũng thay đổi theo thời đại.

  • Xây dựng đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa
  • Mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển của đất nước.
  • Trong thời kì đổi mới nỗ lực góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.
  • Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biểu hiện của lòng yêu nước đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên trường quốc tế. Việc yêu nước thời bình là việc sống theo nguyên tắc sự chỉ đạo đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, không ngừng học tập, xây dựng bảo vệ đất nước.
  • Lòng yêu nước còn được thể hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu thương giữa người và con người.
  • Lòng yêu nước là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ  được thể hiện qua các tác phẩm thơ ca, nhạc họa, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương.

Vai trò của lòng yêu nước

Vai trò của lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Nhờ tấm lòng yêu nước, dân tộc ta đã có thể lập nên những chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Lòng yêu nước truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của con Rồng cháu Tiên. Có biết bao thế hệ thanh thiếu niên đã cố gắng học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

Biểu hiện của lòng yêu nước
Biểu hiện của lòng yêu nước

Khái niệm liên quan

Truyền thống yêu nước là gì?

Truyền thống yêu nước là truyền thống đạo đức thiêng liêng, là sức mạnh cội nguồn giúp đất nước và cả dân tộc ta vượt qua hàng vạn những khó khăn, thử thách. Truyền thống này giúp đất nước chiến thắng giặc ngoại xâm để tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tình yêu quê hương đất nước là gì?

Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó thiết tha, chân thành đối với những sự vật và con người nơi mình chôn nhau cắt rốn. Hơn nữa, nó còn là những hành động nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

Ví dụ về biểu hiện của lòng yêu nước

+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: Người Việt luôn hướng về nguồn cội, ông bà, tổ tiên và quê hương của mình.

Ví dụ chứng minh:tổ chức đám giỗ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

+ Tình thương yêu đồng bào, dân tộc, giống nòi: mỗi người dân Việt Nam yêu nước luôn cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, mong muốn đồng bào của mình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ví dụ chứng minh: tham gia các hoạt động từ thiện,xây dựng trường học, bệnh viện ở những vùng xa xôi.

+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt luôn tự hào về các truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, tự hào về con người Việt, quê hương, đất nước Việt Nam…

Ví dụ chứng minh:con người việt nam luôn luôn tự hào về truyền thống văn hóa áo dài của mình, con người việt nam cũng đem những món ăn đặc trưng của mình sang các quốc gia, dân tộc khác.

+ Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Ví dụ chứng minh: 3 lần kháng chiến chống mông nguyên , chống pháp, chống đế quốc mĩ… dân tộc việt ta đã cùng nhau đoàn kết, kiên cường để chống lại chúng.

+ Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển đất nước, phát triển nền văn hóa.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button