Giáo dụcLớp 8

Dàn ý thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc

I. Dàn ý Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn lão Hạc.

2. Thân bài
– Giới thiệu xuất xứ của truyện: Năm sáng tác, trích từ đâu?
– Tóm tắt nội dung câu chuyện
– Thuyết minh về nội dung (đặc biệt chú trọng giới thiệu nhân vật lão Hạc)
– Thuyết minh về những đặc sắc nghệ thuật

3. Kết bài
Giá trị của truyện ngắn lão Hạc trong thi đàn văn học Việt Nam, trong những sáng tác của Nam Cao và trong suy nghĩ, cảm nhận của người đọc

Bạn đang xem: Dàn ý thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc

II. Bài văn mẫu Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Nam Cao được biết đến như một nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những tác phẩm của ông phản ánh vô cùng chân thực, sinh động về cuộc sống lúc bấy giờ của con người. Nam Cao gắn liền tên tuổi của mình với những tác phẩm ghi dấu ấn đậm nét trong tâm hồn người đọc như Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn… Và không thể không nhắc đến lão Hạc, một trong những tác phẩm hay viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Truyện ngắn lão Hạc được đăng báo vào năm 1943, là nội dung một bài học trong chương trình Ngữ Văn 8. Truyện ngắn kể về câu chuyện một nhân vật có tên lão Hạc, có hoàn cảnh rất đáng thương: Vợ lão mất sớm, lão phải sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con. Thế nhưng vì mưu sinh, vì cái đói nghèo bủa vây mà con trai cũng bỏ lão mà đi kiếm sống ở đồn điền cao su. Lão Hạc lại sống cuộc sống buồn tủi, cô đơn và chỉ biết làm bạn với cậu Vàng. Niềm vui duy nhất ấy của lão cũng không được trọn vẹn khi lão phải bán đi người bạn thân thiết nhất vì hoàn cảnh…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao tại đây.

————————HẾT————————

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được biên soạn trong chương trình SGK Văn lớp 8 tuần học thứ 4. Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Cùng với bài dàn ý trên, các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc, từ đó rút ra ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, Soạn bài Lão Hạc ngắn gọn, Cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc, Tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc;…

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button